Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nghiên cứu chiết tách và xác định thành phần hóa học cơm quả của cây muồng hoàng yến đà nẵng trong một số dịch chiết.
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
VÕ THỊ CHĂM PA
NGHIÊN CỨU CHIẾT TÁCH VÀ XÁC ĐỊNH
THÀNH PHẦN HÓA HỌC CƠM QUẢ CỦA
CÂY MUỒNG HOÀNG YẾN ĐÀ NẴNG TRONG
MỘT SỐ DỊCH CHIẾT
Chuyên ngành: Hóa hữu cơ
Mã số: 60 44 27
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
Đà Nẵng - Năm 2014
Công trình được hoàn thành tại
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
Người hướng dẫn khoa học: TS. Trần Mạnh Lục
Phản biện 1: PGS.TS. Lê Thị Liên Thanh
Phản biện 2: TS. Nguyễn Đình Anh
Luận văn sẽ được bảo vệ tại Hội đồng chấm Luận văn
tốt nghiệp Thạc sĩ Khoa học tại Đại học Đà Nẵng vào ngày
20 tháng 12 năm 2014
Có thể tìm hiểu luận văn tại:
- Trung tâm Thông tin-Học liệu, Đại học Đà Nẵng
- Thư viện trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Chúng ta đều biết đồng bào các dân tộc vùng cao có đời sống
còn khá khó khăn, đường sá đi lại còn hạn chế nên việc đến các bệnh
viện, các trung tâm chữa trị bệnh là chuyện còn xa. Có lẽ, xuất phát
từ điều kiện sống ấy, họ đã tìm đến cây rừng, củ rừng để tự trị bệnh
một cách hiệu quả.
Từ thực tế trên, khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ
chiết tách các hợp chất thiên nhiên đã đi sâu vào tìm hiểu, giải thích
và đưa ra những kĩ nghệ ứng dụng đầy thuyết phục giúp con người
gắn bó với thiên nhiên một cách thiện nguyện hơn
Muồng hoàng yến (danh pháp khoa học: Cassia fistula L.) là
một loài trong số đó. Loài muồng này có nguồn gốc từ miền
nam châu Á, từ miền nam Pakistan kéo dài về phía đông qua Ấn
Độ tới Đông Nam Á và về phía nam tới Sri Lanka. Tất cả bộ phận
của cây đều có tác dụng làm thuốc chữa các chứng như sốt cao, viêm
khớp, táo bón…. Tuy nhiên quả là thành phần chính của vị thuốc
này.
Mặc dù có nhiều giá trị sử dụng như vậy nhưng các công trình
nghiên cứu về thành phần hoá học, hoạt tính của Muồng hoàng
yến vẫn chưa hoàn toàn đầy đủ và có tính hệ thống.
Vì vậy, chúng tôi chọn đề tài: “Nghiên cứu chiết tách và xác
định thành phần hóa học cơm quả của cây Muồng hoàng yến Đà
Nẵng trong một số dịch chiết” làm luận văn Thạc sĩ.
2
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu thành phần hóa học của một số dịch chiết từ cơm
quả cây Muồng hoàng yến.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Thu nhập, xử lý nguyên liệu là bột cơm quả Muồng hoàng
yến.
Xác định, một số thành phần hoá học có trong cơm quả
Muồng hoàng yến
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết.
4.2. Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
6. Bố cục luận văn
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN
1.1. MÔ TẢ THỰC VẬT
1.1.1. Đặc điểm chung về hình thái của họ Đậu (Fabaceae)
1.1.2. Đặc diểm chung của chi Cassia
Trước đây, chi Cassia L. thuộc phân họ Vang (Caesalpinioideae)
họ Đậu (Fabaceae) là một chi rất lớn với khoảng 600 loài và rất đa dạng
về mặt hình thái.
Ở Việt Nam, chi Cassia L. hiện có 3 loài.
a. Cassia grandis L. (Muồng hoa đào, Bồ cạp đồng)
b. Cassia javanica L. (Muồng java, Bồ cạp java)
c.Cassia fistula L. (Muồng hoàng yến, Bồ cạp vàng)
3
1.1.3. Giới thiệu về cây Muồng hoàng yến
a. Tên gọi
b. Phân loại khoa học
c. Phân bố
d. Đặc điểm thực vật
e. Giá trị sử dụng của cây Muồng hoàng yến
1.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ CÂY MUỒNG HOÀNG
YẾN
1.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Các nhà hóa học đã phân lập được các hợp chất sau:
Rhamnetin-3-O-gentiobioside, 3 beta -hydroxy-17-norpimar-8 (9)-
en-15-one từ vỏ cây, 3-formyl-1-hydroxy-8-methoxy-anthraquinone,
5,3',4'-trihydroxy-6-methoxy-7- O-alpha-L-rhamnopyrano syl- (1 -> 2) -
O- beta-D-galactopyranoside, Epiafezelechin (4β→8)-ent-epicatechin.
1.2.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam
Năm 2014 các nhà khoa học Việt Nam đã phân lập từ dịch
chiết EtOAc lá Muồng hoàng yến, 2 hợp chất flavonoid: kaempferol
và liquiritigenin
1.3. DUNG MÔI VÀ NGUYÊN TẮC LỰA CHỌN DUNG MÔI
1.3.1. Dung môi để chiết tách hợp chất ra khỏi cây
1.3.2. Lựa chọn dung môi chiết tách
1.3.3. Một số điều cần chú ý khi sử dụng dung môi để chiết
tách
1.4. CÁC KĨ THUẬT CHIẾT TÁCH HỢP CHẤT RA KHỎI
CÂY
4
CHƯƠNG 2
NGUYÊN LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. NGUYÊN LIỆU, HÓA CHẤT VÀ THIẾT BỊ NGHIÊN CỨU
2.1.1. Nguyên liệu
Nguyên liệu nghiên cứu là quả Muồng hoàng yến được thu hái
vào tháng 6/2014 tại Liên Chiểu-Đà Nẵng.
2.1.2. Hóa chất, dụng cụ và thiết bị nghiên cứu
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1. Phương pháp xác định các thông số hóa lý
2.2.2. Phương pháp chiết mẫu thực vật
2.2.3. Phương pháp phân tích và xác định thành phần hóa
học của các dịch chiết
5
2.3. CÁC NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM
2.3.1. Sơ đồ thực nghiệm
Chiết soxhlet lần lượt với các dung môi:
petroleum ether, CHCl3, EtOAc, MeOH
Xác định hàm
lượng tro
Xác định hàm
lượng kim loại
Sấy, nghiền bột
Bột cơm quả cây Muồng
hoàng yến sau khi đã xử lý
Cơm quả cây Muồng hoàng yến
(Thu hái tại Đà Nẵng)
Khảo sát điều kiện tối ưu:
thời gian, tỉ lệ rắn/lỏng
Chiết soxhlet song song với các dung môi:
petroleum ether, CHCl3, EtOAc, MeOH
Các dịch chiết petroleum ether,
CHCl3, EtOAc, MeOH
Các khô petroleum ether,
CHCl3, EtOAc, MeOH
Định danh bằng phương
pháp: GC-MS
Hình 2.4. Sơ đồ thực nghiệm
6
2.3.2. Xử lí nguyên liệu
2.3.3. Xác định các thông số hóa lí của nguyên liệu
2.3.4. Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tách chất
CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. KẾT QUẢ XÁC ĐỊNH ĐỘ ẨM, HÀM LƯỢNG TRO VÀ
HÀM LƯỢNG KIM LOẠI
3.1.1. Độ ẩm
Được xác định và tổng hợp ở bảng 3.1 và bảng 3.2.
Bảng 3.1. Kết quả xác định độ ẩm của cơm quả
Muồng hoàng yến tươi
STT m0 (g) m1 (g) ω (%)
1 5.079 1.523 70.02
2 5.012 1,510 69.88
3 5.024 1.487 70.40
Độ ẩm trung bình ω TB (%) 70.10 %
@ Nhận xét: Độ ẩm trung bình của cơm quả Muồng hoàng
yến tươi là 70.10 %.
7
Bảng 3.2. Kết quả xác định độ ẩm của nguyên liệu bột khô cơm
quả Muồng hoàng yến
STT m0 (g) m1 (g) w (%)
1 5.012 4.009 20.01
2 5.004 4.023 19.72
3 5.031 4.003 20.13
Độ ẩm trung bình wTB (%) 19.95 %
@ Nhận xét:
Độ ẩm trung bình của nguyên liệu bột là 19.95 %.
3.1.2. Hàm lượng tro
Được xác định và tổng hợp ở bảng 3.3.
Bảng 3.3. Kết quả xác định hàm lượng tro trong cơm quả
Muồng hoàng yến
STT m0 (g) m1 (g) H(%)
1 10.921 10.035 0.886
2 10.922 10.088 0.834
3 10.932 10.059 0.873
Hàm lượng tro trung bình Htb(%) 0.864 %
@ Nhận xét:
Hàm lượng tro trung bình trong cơm quả Muồng hoàng yến là
0.864 %.
3.1.3. Hàm lượng kim loại
Được xác định bằng phương pháp đo AAS. Kết quả được tổng
hợp ở bảng 3.4.
8
Bảng 3.4. Hàm lượng kim loại trong cơm quả
Muồng hoàng yến
TT
Kim
loại
Phương pháp thử
(AAS)
Kết quả
(mg/l)
Kết quả
(mg/kg)
Hàm lượng
cho phép
(mg/kg) [1]
1 Pb AOAC 999.11 0.0094 0.094 2
2 Cu AOAC 999.11 0.2755 2.755 30
3 Zn AOAC 999.11 1.079 10.79 40
4 As AOAC 986.15 0.0018 0.018 1
5 Hg AOAC 971.21 <0.05 <0.05 1
@ Nhận xét:Hàm lượng kim loại nặng có trong cơm quả
Muồng hoàng yến thấp hơn nhiều so với hàm lượng tối đa cho phép.
3.2. KẾT QUẢ KHẢO SÁT DUNG MÔI
Cân 10g mẫu cho vào túi giấy gấp bằng giấy lọc tiến hành
chiết soxhlet lần lượt với các loại dung môi với độ phân cực tăng dần
(petroleum ether, chloroform, EtOAc, MeOH ) với 200ml dung môi
cho mỗi lần chiết.
Chiết trong 3 ngày ở nhiệt độ sôi của từng dung môi.
Các dịch chiết thu được có màu đậm dần theo độ phân cực
tăng dần của dung môi: petroleum ether, chloroform, EtOAc và
MeOH. Cô đuổi dung môi của các dịch chiết thu được các cao chiết.
Kết quả thu được trình bày ở bảng 3.5.
9
Bảng 3.5. Phần trăm khối lượng cao chiết trong các dung môi
Khối lượng cao
chiết (gam)
Phần trăm khối
lượng cao chiết (%)
Dung môi MeOH 0.502g 5.02%
Dung môi EtOAc 0.212g 2.12%
Dung môi chloroform 0.106g 1.06%
Dung môi petroleum
ether
0.098g 0.98%
@ Nhận xét:
Dự báo cơm quả Muồng hoàng yến chứa nhiều hợp chất phân
cực. Vì vậy, chúng tôi sử dụng 4 loại dung môi này tiến hành chiết
tách bằng phương pháp chiết soxhlet song song và chiết soxhlet lần
lượt.
3.3. KẾT QUẢ KHẢO SÁT THỜI GIAN, TỈ LỆ R/L TRONG
QUÁ TRÌNH CHIẾT TÁCH VÀ THÀNH PHẦN HÓA HỌC
TRONG CÁC DỊCH CHIẾT BẰNG PHƯƠNG PHÁP CHIẾT
SONG SONG
3.3.1. Trong dung môi petroleum ether
Thời gian chiết và tỉ lệ rắn lỏng thích hợp nhất là 10 giờ với tỉ
lệ R/L: 10 g/150 ml.
Thành phần hóa học trong dịch chiết petroleum ether của cơm
quả Muồng hoàng yến : Heptane,2,2,4,6,6- pentamethyl- (RT: 5.110,
Area %: 0.68), 4H-pyran-4-one,2,3-dihydro-3,5-dihydroxy-6-methyl
(RT: 2 8.065, Area %: 0.48), Naphthalene, 1-methy (RT: 11.014,
Area %: 0.28), Hexadecane (RT: 18.181, Area %: 0.70), Ethyl citrate
10
(RT: 19.816, Area %: 0.35), n-hexadecanoic acid (RT: 27.352, Area
%: 6.86), Gamma- sitosterol (RT: 43.440, Area %: 14.54)
Phổ được trình bày trong hình 3.2.
3.3.2. Trong dung môi chloroform
Thời gian chiết và tỉ lệ rắn lỏng thích hợp nhất là 10 giờ với tỉ
lệ R/L: 10 g/150ml.
Thành phần hóa học trong dịch chiết chloroform của cơm quả
Muồng hoàng yến: 4H-pyran-4-one, 2,3-dihydro-3,5-dihydroxyl-6-
methyl (RT: 8.079, Area %: 6.67), 2-Furancarboxaldehyde,5-methyl-
(RT: 9.824, Area %: 14.84), n-hexadecanoic acid (RT: 27.238, Area
%: 4.68), β-sitosterol (RT: 43.405, Area %: 6.37)
Phổ được trình bày trong hình 3.3.
3.3.3. Trong dung môi etyl axetat
Thời gian chiết và tỉ lệ rắn lỏng thích hợp nhất là 12 giờ với tỉ
lệ R/L: 10/150.
Thành phần hóa học có trong dịch chiết etyl axetat của cơm
quả Muồng hoàng yến: 4H-pyran-4-one,2,3-dihydro-3,5-dihydroxy6-methyl (RT: 8.096, Area %: 10.93), 2-Furancarboxaldehyde, 5-
methyl- (RT: 9,846, Area %: 25,42), Caryophyllene (RT: 13.818,
Area %: 0.41), n-hexadecanoic acid (RT: 27.195, Area %: 4.63), 9-
hexadecenoic acid (RT: 31.222, Area %: 1.69), β-sitosterol (RT:
43.386, Area %: 2.82).
Phổ được trình bày trong hình 3.4.
3.3.4. Trong dung môi MeOH
Thời gian chiết và tỉ lệ rắn lỏng thích hợp nhất là 10 giờ với tỉ