Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nghiên cứu chiết tách và xác định thành phần hóa học các hợp chất trong vỏ quả cam sành (citrus sinensis osbeck (l.)
PREMIUM
Số trang
47
Kích thước
1.2 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1635

Nghiên cứu chiết tách và xác định thành phần hóa học các hợp chất trong vỏ quả cam sành (citrus sinensis osbeck (l.)

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

-1-

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

KHOA HÓA

-------  -------

NGHIÊN CỨU CHIẾT TÁCH VÀ XÁC ĐỊNH THÀNH

PHẦN HÓA HỌC CÁC HỢP CHẤT TRONG VỎ QUẢ

CAM SÀNH (Citrus Sinensis Osbeck L.)

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN KHOA HỌC

GVHD : ThS. Đỗ Thị Thúy Vân

SVTH : Nguyễn Vũ Vịnh

Lớp : 08CHD

-2-

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Với mỗi người Việt Nam, cam sành là loại quả quen thuộc, hầu như có quanh

năm, được trồng khắp mọi nơi ở nước ta.

Cam sành là một giống cây ăn quả xuất nguồn từ Ấn Độ, miền nam Trung

Quốc và Việt Nam. Trái cam sành rất dễ nhận ra, nhờ vào lớp vỏ dày, sần sùi, giống

bề mặt mảnh sành, và thường có màu lục nhạt đến khi chín thì màu vàng cam.

Cam sành có nhiều chất đạm, béo, acid tannic, beta-caroten và các chất

phospho, sắt, calci, kali, magie. Ngoài ra cam sành còn chứa nhiều vitamin (B1, B2,

C), trong đó hàm lượng vitamin C khá cao, gấp khoảng 10 lần so với trái cây khác.

Theo các nhà khoa học, cam là một trong những loại trái cây có chứa tinh dầu

mang mùi thơm và chứa nhiều vitamin C, vitamin A, canxi và chất xơ,... rất bổ dưỡng

cho cơ thể.Vitamin B9 (acid folic) có trong cam giúp ngăn ngừa bệnh tim mạch,

phòng bệnh ung thư (đặc biệt là ung thư dạ dày và thanh quản) vì chúng giàu chất

chống oxy hóa.

Chất Limonoid trong cam cũng giúp ngăn ngừa bệnh ung thư và có tác dụng

giải độc, lợi tiểu. Những người thường ăn cam, hoặc các loại trái có họ hàng với cam

như quýt, bưởi, chanh... có tỉ lệ nhiễm các bệnh ung thư (phổi và dạ dày) khá thấp.

Nước cam chứa nhiều canxi và vitamin hơn cả các sản phẩm từ sữa. Kết quả

nghiên cứu của các nhà khoa học tại Trường Đại học Texas A&M (Mỹ) cho thấy

-3-

thường xuyên uống nước cam và nước bưởi có thể giúp ngăn ngừa loãng xương và

các chứng bệnh khác.

Chất canxi tập trung nhiều trong vỏ cam. Vỏ cam còn có tác dụng chữa bệnh

ho có đàm và giã rượu rất hiệu quả. Để tận dụng được tối đa lượng canxi có trong vỏ

cam, nên ăn thêm vỏ cam cùng với nước cam hoặc cam cắt miếng.

Nhận thấy những ứng dụng to lớn trong công nghệ thực phẩm, công nghệ

dược phẩm, đặc biệt là các loại chế phẩm có tác dụng có tác dụng kháng viêm, chống

ôxy hóa, chống dị ứng, chống ung thư, kháng vi sinh vật (vi khuẩn, nấm, vi rút,...),

giảm đau, hạ sốt, chống độc, chống loãng xương do đó việc nghiên cứu để xây dựng

một qui trình chiết tách từ vỏ quả cam sành, từ đó xác định thành phần và những hoạt

tính sinh học của nó là một vấn đề cần thiết. Vì lý do trên tôi thực hiện đề tài “Nghiên

cứu chiết tách và xác định thành phần hóa học các hợp chất trong vỏ quả cam

sành (Citrus Sinensis (L) Osbeck”.

2. Mục tiêu nghiên cứu

- Xây dựng qui trình chiết tách các thành phần hóa học trong vỏ quả cam sành.

- Xác định thành phần hoá học, cấu trúc các hợp chất trong vỏ quả cam sành và hoạt

tính sinh học.

3. Đối tượng nghiên cứu

Vỏ quả cam sành ở địa bàn Quảng Nam và dịch chiết từ vỏ quả cam sành bằng

phương pháp chiết Soxhlet.

4. Phương pháp nghiên cứu

-4-

4.1. Nghiên cứu lý thuyết

- Thu thập, tổng hợp các tài liệu, tư liệu, sách báo trong và ngoài nước.

- Trao đổi kinh nghiệm với các chuyên gia, thầy cô giáo và đồng nghiệp.

4.2. Phương pháp thực nghiệm

- Phương pháp lấy mẫu: Quả cam sành được mua về, lấy sạch ruột, rửa vỏ thật sạch

bằng nước sau đó phơi khô, nghiền thành bột mịn.

- Phương pháp trọng lượng để xác định độ ẩm, hàm lượng tro của vỏ quả cam sành.

- Phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử AAS để xác định hàm lượng kim loại

nặng trong vỏ quả cam sành.

- Phương pháp quang phổ hấp thụ phân tử UV – VIS xác định mật độ quang của các

dịch chiết để chọn dung môi chiết, thời gian, tỉ lệ rắn lỏng thích hợp.

- Chiết bằng phương pháp chiết soxhlet với dung môi lựa chọn.

- Phương pháp sắc ký khí ghép phổ khối (GC - MS) nhằm phân tách và xác định thành

phần các hợp chất có trong dịch chiết.

- Phương pháp thử hoạt tính sinh học: Hoạt tính kháng sinh và hoạt tính chống oxi hóa

DPPH.

5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

5.1. Ý nghĩa khoa học

- Cung cấp những thông tin khoa học về quy trình chiết tách và xác định thành phần

hóa học các hợp chất có trong vỏ quả cam sành.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!