Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nghiên cứu chiết tách và xác định thành phần hoá học các hợp chất trong lá cà phê chè (coffea arabica l.) tại huyện krông păk, tỉnh đăk lăk.
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
- 1 -
SVTH: Nguyễn Thị Lê Phương GVHD: ThS. Đỗ Thị Thuý Vân
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA HÓA
------- -------
Nghiên cứu chiết tách và xác định thành phần hoá học các
hợp chất trong lá cà phê chè (Coffea Arabica L.) tại huyện
Krông Păk, tỉnh Đăk Lăk.
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN KHOA HỌC
Người thực hiện: Nguyễn Thị Lê Phương
Lớp: 08CHD
Khoa: Hoá học
Người hướng dẫn: ThS. Đỗ Thị Thuý Vân
- 2 -
SVTH: Nguyễn Thị Lê Phương GVHD: ThS. Đỗ Thị Thuý Vân
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cây cà phê chè có nguồn gốc từ Ethiopia, được trồng đầu tiên ở vùng châu Phi
và Ả Rập. Sau đó cà phê chè được người Hà Lan đem trồng trên các miền đất thuộc
địa của họ. Năm 1718, người Hà Lan mang cà phê chè tới Surinam, năm 1725 người
Pháp mang tới Cayenne... Cuối thế kỷ 18 cà phê chè được trồng ở khắp các xứ sở nhiệt
đới, chủ yếu do sự bành trướng thuộc địa của các đế quốc châu Âu.
Cà phê chè sinh trưởng tốt nhất ở nơi có độ cao từ 500 – 2000m trên mực nước
biển, nhiệt độ trung bình năm là 220C, lượng mưa khoảng trên 1000mm.
Cà phê chè thuộc giới Plantae, bộ Gentianales, họ Rubiaceae, chi Coffea, loài C.
arabica.
Ở Việt Nam cà phê chè được trồng chủ yếu ở các tỉnh miền núi phía Bắc như
Tuyên Quang, Hà Giang, vùng Phủ Quỳ, Nghệ An và một phần nhỏ ở Đà Lạt, Lâm
Đồng, Đăk Lăk. Hiện nay, nước ta đang khuyến khích phát triển cà phê chè ở Tây
Nguyên và Đông Nam Bộ.
- 3 -
SVTH: Nguyễn Thị Lê Phương GVHD: ThS. Đỗ Thị Thuý Vân
Nghiên cứu cho thấy lá cà phê chè có chứa một số hợp chất có hoạt tính sinh học
như 3ß-hydroxilup-12(13)-en-28-oic, axit ursolic, cafein... Các chất này có tác dụng
điều trị sỏi thận rất tốt đồng thời đây cũng là những hoạt chất có khả năng chống lại
hai căn bệnh thế kỷ là ung thư và HIV. Ngoài ra, các thành phần trong lá cà phê chè
còn được sử dụng để điều trị hen xuyễn, nhiễm độc atropin, cúm, đau đầu, nhiễm độc
thuốc phiện.
Tại Việt Nam cũng đã có công trình nghiên cứu như “Nghiên cứu về thành
phần hoá học và hoạt tính sinh học của lá cà phê chè” (Nguyễn Quyết Tiến, Phạm
Thị Hồng Minh, Nguyễn Quốc Nam Hải), Báo cáo khoa học hội nghị công nghệ sinh
học toàn quốc 2009, Thái Nguyên 11/2009; “ Nghiên cứu thành phần hoá học lá cà
phê chè” (Nguyễn Quốc Nam Hải, 11/2009).
Nhận thấy tính ứng dụng cao của một số thành phần hoá học trong lá cà phê chè
nên tôi thực hiện đề tài “ Nghiên cứu chiết tách và xác định thành phần hóa học các
hợp chất trong lá cà phê chè (Coffea arabica L.) ở huyện Krông Păk, tỉnh Đăk Lăk”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Xây dựng qui trình chiết tách các hợp chất hóa học trong lá cà phê chè
- Xác định thành phần hoá học, cấu trúc hợp chất hóa học trong lá cà phê chè
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu
Lá của cây cà phê chè ở huyện Krông Păk, tỉnh Đăk Lăk
* Phạm vi nghiên cứu
- Lá cà phê chè
- Chiết tách, xác định thành phần hoá học, cấu trúc hợp chất hoá học trong lá cà
phê chè
4. Phương pháp nghiên cứu
- 4 -
SVTH: Nguyễn Thị Lê Phương GVHD: ThS. Đỗ Thị Thuý Vân
- Nghiên cứu lý thuyết: phương pháp nghiên cứu các hợp chất tự nhiên, tổng
quan các tài liệu về đặc điểm hình thái thực vật, thành phần hoá học, ứng dụng của cây
cà phê chè.
- Phương pháp thực nghiệm:
+ Phương pháp lấy mẫu: lá được thu hái, rửa thật sạch bằng nước sau đó phơi
khô, xay thành bột mịn.
+ Phương pháp trọng lượng để xác định độ ẩm, hàm lượng tro của lá cà phê chè.
+ Phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử AAS để xác định hàm lượng kim
loại nặng trong lá cà phê chè.
+ Phương pháp quang phổ hấp thụ UV – VIS để xác định mật độ quang của các
dịch chiết.
+ Phương pháp chiết soxhlet để chiết các hợp chất có trong thành phần của lá cà
phê chè.
+ Định tính một số nhóm chất (sterol, ankaloid, flavonoid, saponin).
+ Phương pháp GC – MS để định danh, xác định hàm lượng các hợp chất hoá
học trong lá cà phê chè.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Ý nghĩa thực tiễn: Giải thích một cách khoa học các kinh nghiệm dân gian,
thuận tiện cho việc ứng dụng.
- Ý nghĩa khoa học: Cung cấp thêm thông tin về lá cà phê chè như một số chỉ
tiêu hóa lý, khảo sát thành phần hóa học và cấu tạo của một số hợp chất có trong lá cà
phê chè.
6. Bố cục đề tài
Đề tài gồm 38 trang trong đó có 10 bảng và 15 hình. Phần mở đầu (3 trang), kết
luận và kiến nghị (1 trang), tài liệu tham khảo (1 trang) và phần phụ lục. Nội dung của
đề tài chia làm 3 chương: