Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nghiên cứu chiết tách và xác định thành phần hóa học các hợp chất trong dịch chiết vỏ quả cà tím (solanum melongena l.).
PREMIUM
Số trang
45
Kích thước
1.3 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1113

Nghiên cứu chiết tách và xác định thành phần hóa học các hợp chất trong dịch chiết vỏ quả cà tím (solanum melongena l.).

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

-1-

SVTH: LÊ VĂN TIẾN GVHD: ThS. ĐỖ THỊ THÚY VÂN

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

KHOA HÓA

-------  -------

NGHIÊN CỨU CHIẾT TÁCH VÀ XÁC ĐỊNH

THÀNH PHẦN HÓA HỌC CÁC HỢP CHẤT

TRONG DỊCH CHIẾT VỎ QUẢ CÀ TÍM

(Solanum melongena L.)

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN KHOA HỌC

Giảng viên hướng dẫn: ThS. Đỗ Thị Thúy Vân

Sinh viên thực hiện: Lê Văn Tiến

Lớp: 08CHD

-2-

SVTH: LÊ VĂN TIẾN GVHD: ThS. ĐỖ THỊ THÚY VÂN

MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài

Cà tím được xem là một loại rau quả ăn được ưa chuộng, thuộc họ Cà, trái

dạng dài và có màu tím. Cà tím được dùng rất phổ biến trong dân gian và chế biến

rất nhiều món ăn ngon như: món Cà nướng sốt hành, Cà chiên, nước sốt,.. Ngoài ra

Cà tím còn dùng để chữa bệnh như: chống phù nề, đàm thấp, hỗ trợ trong điều trị

bệnh thận, lợi tiểu, chữa viêm gan vàng da, chữa viêm phế quản cấp, táo bón, căng

thẳng thần kinh, động kinh, làm giảm cholesterol trong máu, trợ tim…

Cà tím - tên khoa học là Solanum melongena L., thuộc giới Plantae, bộ

Solanales, họ Cà (Solanaceae), chi Solanum, loài S. melongena. Tên khác: Cà dái

dê, Cà dê, Cà tím dài, Eggplant, Aubergine,…

Cà tím có nguồn gốc từ Ấn Độ và được nhập vào Châu Âu từ thế kỷ XV,

hiện nay được trồng phổ biến ở các vùng phía Nam Châu Âu, Châu Á và Bắc Mỹ.

Ở nước ta được trồng từ lâu đời và trồng phổ biến ở khắp cả nước.

Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu chiết xuất, hoạt tính chữa bệnh và ứng

dụng của Cà tím. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài như: Nghiên cứu của

Viện Sinh học của Đại học bang São Paulo tại Brazil đã cho thấy Cà tím có hiệu

quả trong điều trị cholesterol máu cao; công trình nghiên cứu của Viện Đại học

Massachusetts của Mỹ về chất chiết từ Cà tím có tác dụng ức chế men α – amylase

tụy và α – glucosidase là 2 men có tác dụng thoái biến tinh bột và chuyển hoá thành

glucose; nghiên cứu của Liz Applegate về Cà tím có tác dụng tốt cho tim hoạt động;

các nhà khoa học thuộc Trường đại học Michigan (Mỹ) đã phát hiện trong Cà tím

cũng có nicotin; các nhà khoa học Mỹ đã tiến hành nghiên cứu và chứng minh rằng

Cà tím là loại rau củ có lượng vitamin PP kỷ lục; nghiên cứu của các nhà khoa học

Nhật Bản về Cà tím có khả năng phòng ngừa bệnh ung thư do chứa nhiều chất

chống ôxy hóa có tác dụng tiêu diệt các gốc tự do gây hại cho cơ thể. Ở trong nước

có công trình nghiên cứu về tác dụng chữa bệnh của Cà tím như: G.S Đỗ Tất Lợi

với cuốn sách “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam”; TS. Trương Thị Dẹp với

“Thực vật dược”,…

-3-

SVTH: LÊ VĂN TIẾN GVHD: ThS. ĐỖ THỊ THÚY VÂN

Nhận thấy những ứng dụng to lớn của Cà tím trong chữa bệnh do đó việc

nghiên cứu để xây dựng một qui trình chiết tách các hợp chất từ vỏ quả cà tím, từ đó

xác định thành phần và những hoạt tính sinh học của nó là một vấn đề cần thiết. Vì

lý do trên tôi thực hiện đề tài “Nghiên cứu chiết tách và xác định thành phần hóa

học các hợp chất trong dịch chiết vỏ quả Cà tím (Solanum melongena L.)”, nhằm

góp phần nâng cao giá trị khoa học và giá trị sử dụng của cây Cà tím trong y học.

2. Đối tượng nghiên cứu

Vỏ quả Cà tím nghiên cứu được lấy ở khu trồng hoa màu tại thôn Quảng

Huế, xã Đại Hòa, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam.

3. Mục đích nghiên cứu

- Xây dựng qui trình chiết tách các hợp chất hoá học có trong dịch chiết vỏ quả Cà

tím.

- Xác định thành phần hoá học, cấu trúc các hợp chất hóa học có trong dịch chiết vỏ

quả Cà tím và hoạt tính sinh học.

4. Phương pháp nghiên cứu

4.1. Nghiên cứu lí thuyết

- Thu thập, tổng hợp các tài liệu, tư liệu, sách báo trong và ngoài nước có liên quan

đến đề tài.

- Hội thảo, trao đổi kinh nghiệm với các thầy cô, các anh các chị học viên cao học,

các bạn cùng ngành.

4.2. Phương pháp thực nghiệm

- Phương pháp lấy mẫu và xử lý mẫu

- Phương pháp phân tích trọng lượng để xác định độ ẩm

- Phương pháp phân hủy mẫu phân tích để khảo sát hàm lượng tro

- Phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử AAS để xác định hàm lượng các kim

loại nặng trong vỏ quả Cà tím

- Phương pháp quang phổ hấp thụ phân tử UV-VIS để:

+ Khảo sát dung môi chiết

+ Khảo sát các điều kiện chiết tối ưu: Tỉ lệ R-L, thời gian chiết

- Chiết bằng phương pháp chiết soxhlet

-4-

SVTH: LÊ VĂN TIẾN GVHD: ThS. ĐỖ THỊ THÚY VÂN

- Phương pháp sắc ký khí kết nối khối phổ GC-MS nhằm xác định thành phần hóa

học các hợp chất trong các dịch chiết.

5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

5.1. Ý nghĩa khoa học

- Cung cấp những thông tin khoa học về quy trình chiết tách, xác định thành phần

hóa học các hợp chất có trong vỏ quả Cà tím được lấy tại Quảng Huế, Đại Lộc,

Quảng Nam.

- Cung cấp những thông tin, tư liệu làm cơ sở cho việc nghiên cứu sau này.

5.2. Ý nghĩa thực tiễn

- Nhằm giúp cho việc ứng dụng vỏ quả Cà tím ở phạm vi rộng một cách khoa học.

- Giải thích một cách khoa học một số kinh nghiệm dân gian về ứng dụng vỏ quả Cà

tím.

- Tổng hợp kiến thức về hợp chất thiên nhiên.

6. Bố cục đề tài

Đề tài gồm 44 trang trong đó có 9 bảng và 21 hình. Phần mở đầu (3 trang),

kết luận và kiến nghị (2 trang), tài liệu tham khảo (1 trang) và phần phụ lục. Nội

dung của đề tài chia làm 3 chương:

Chương 1- Tổng quan (18 trang)

Chương 2- Nguyên liệu và phương pháp nghiên cứu (2 trang)

Chương 3- Kết quả và thảo luận (18 trang)

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!