Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nghiên cứu chiết tách thành phần hóa học của cây kim tiền thảo (desmodium styracifolium (osbeck) merr, được trồng tại đà nẵng bằng dung môi không phân cực.
PREMIUM
Số trang
85
Kích thước
5.0 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1058

Nghiên cứu chiết tách thành phần hóa học của cây kim tiền thảo (desmodium styracifolium (osbeck) merr, được trồng tại đà nẵng bằng dung môi không phân cực.

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

[

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

KHOA HÓA

PHAN THỊ THÙY NHUNG

Đề tài:

NGHIÊN CỨU CHIẾT TÁCH, XÁC ĐỊNH THÀNH

PHẦN HÓA HỌC TRONG CÂY KIM TIỀN THẢO

BẰNG DUNG MÔI KHÔNG PHÂN CỰC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

CỬ NHÂN HÓA DƯỢC

Đà Nẵng, 2013

[

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

KHOA HÓA

Đề tài:

NGHIÊN CỨU CHIẾT TÁCH, XÁC ĐỊNH THÀNH

PHẦN HÓA HỌC TRONG CÂY KIM TIỀN THẢO

BẰNG DUNG MÔI KHÔNG PHÂN CỰC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

CỬ NHÂN HÓA DƯỢC

Sinh viên thực hiện : Phan Thị Thùy Nhung

Lớp : 07CHD

Giáo viên hướng dẫn : GS.TS. Đào Hùng Cường

Đà Nẵng, 2013

[

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài.

Thuốc phòng bệnh và chữa bệnh hầu hết được điều chế từ 2 nguồn: dược liệu

và hóa dược. Riêng dược thảo, theo thống kê của tổ chức y tế thế giới con số lên

đến 20.000 loài. Thêm vào đó việc nghiên cứu các hợp chất thiên nhiên để làm

thuốc đã có những bước phát triển mạnh mẽ, nhờ sự hỗ trợ của khoa học kỹ thuật

hiện đại. Ngoài ra nước ta nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, độ ẩm khá cao tạo

điều kiện thuận lợi cho cây cối phát triển. Diện tích rừng lớn nên hệ thực vật phong

phú và đa dạng. Nước ta lại có bờ biển trải dài từ bắc chí nam nên có nhiều hải sản

quý dùng làm thuốc. Vì vậy việc nghiên cứu tìm ra các hoạt chất có cấu trúc mới

trong các dược liệu làm thuốc là hết sức cần thiết.

Mặc khác khi xã hội ngày càng phát triển, mức sống của người dân ngày càng cao,

họ được tiếp cận nhiều với các loại thực phẩm bổ dưỡng nhất là các thực phẩm giàu đạm,

chất béo và khoáng chất. Tuy nhiên, do không biết ăn uống một cách hợp lí, khoa học đôi

khi lại phản tác dụng gây ra nhiều bệnh khác nhau. Bên cạnh đó, khi kinh tế phát triển,

công việc càng nhiều, yêu cầu công việc ngày càng cao rất dễ gây áp lực, căng thẳng, mệt

mỏi phát sinh rất nhiều bệnh và một trong những căn bệnh ngày càng trở nên phổ biến hiện

nay đó là bệnh về sỏi đường tiết niệu, sỏi thận, sỏi mật...Người càng lớn tuổi thì càng dễ

mắc bệnh.

Những căn bệnh này đã xuất hiện từ rất lâu và đã được nhiều lương y nghiên

cứu và cho ra đời nhiều bài thuốc để điều trị. Một trong những cây dược liệu điều trị

hiệu quả những căn bệnh này là cây Kim tiền thảo. Kim tiền thảo được các nhà

khoa học trên thế giới, đặc biệt là các nhà khoa học Trung Quốc không những

nghiên cứu rất nhiều về thành phần hóa học mà còn khảo sát hoạt tính sinh học của

chúng.

Theo Y học cổ truyền, Kim tiền thảo có vị ngọt, tính bình, thanh nhiệt, lợi niệu

thông lâm, tiêu thũng bài thạch, thường được dùng để chữa các chứng bệnh như viêm

đường tiết niệu, sỏi tiết niệu, sỏi mật, phù thũng do viêm thận, bệnh hoàng đản (vàng da)...

Các công trình nghiên cứu dược lý lâm sàng cho thấy cây Kim tiền thảo có tác dụng lợi

niệu, bài thạch (ngăn cản quá trình hình thành sỏi, làm tan và bài tiết sỏi ra bên ngoài), lợi

mật, kháng khuẩn, chống viêm, giảm đau, hạ huyết áp…

[

Ở Việt Nam, loại cây này mọc nhiều, tương đối phổ biến và được nhân dân ta biết

đến, dùng nhiều, thường sử dụng dưới dạng sắc lấy nước uống để chữa bệnh. Hiện nay, có

ít công trình nghiên cứu về Kim tiền thảo, hầu hết các công trình nghiên cứu chỉ dừng lại ở

việc khảo sát thành phần dịch chiết cao như: saponin, flavonoid hoặc hoạt tính dược lí của

dịch chiết cao và hiện tại các sản phẩm bày bán chủ yếu trên thị trường hiện nay là các sản

phẩm thô hoặc dưới dạng cao Kim tiền thảo, chứ chưa đi sâu vào nghiên cứu thành phần

hóa học và hoạt tính sinh học của từng chất trong cây.

Trên tinh thần mong muốn góp phần tìm hiểu mối quan hệ giữa thành phần hóa học

của cây với công dụng dược tính đã được sử dụng tôi chọn đề tài "Nghiên cứu chiết tách

thành phần hóa học của cây Kim tiền thảo (Desmodium styracifolium (Osbeck) Merr,

được trồng tại Đà Nẵng bằng dung môi không phân cực ", tiến hành chiết xuất, cô lập

và xác định cấu trúc các chất, góp phần làm sáng tỏ thêm thành phần hóa học của cây Kim

tiền thảo trồng tại Việt Nam cũng như định hướng cho việc nghiên cứu khai thác và sử

dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên sẵn có này.

2. Mục đích nghiên cứu.

- Nghiên cứu quá trình chiết tách các hợp chất hóa học từ cây Kim tiền thảo.

- Xác định thành phần hóa học và cấu trúc của các hợp chất trong cây Kim tiền thảo.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.

- Đối tượng: Cây Kim tiền thảo, dịch chiết từ cây Kim tiền thảo được lấy ở Đà Nẵng

bằng dung môi không phân cực.

- Phạm vi nghiên cứu: Quá trình chiết tách, xác định thành phần và cấu trúc một số

hợp chất trong cây Kim tiền thảo. Quá trình thực nghiệm được tiến hành ở phòng thí

nghiệm Hóa Hữu Cơ, Khu D - Trường Đại học Bách Khoa Đà Nẵng.

4. Phương pháp nghiên cứu.

4.1. Nghiên cứu lý thuyết.

Tổng quan tài liệu về đặc điểm sinh thái, thành phần hóa học và ứng dụng của cây

Kim tiền thảo, tìm hiểu thực tế về cây Kim tiền thảo.

3

4.2. Nghiên cứu thực nghiệm.

Phương pháp lấy mẫu: Cây Kim tiền thảo được hái về, loại bỏ phần hư, rửa sạch

bằng nước sau đó phơi khô, nghiền thành bột mịn.

Vi phẫu, soi bột mẫu phân tích.

Phương pháp trọng lượng để xác định độ ẩm của bột Kim tiền thảo.

Xác định hàm lượng kim loại bằng phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử (AAS).

Định tính các hợp chất trong cây Kim tiền thảo.

Phân tích các đặc điểm hóa học của bột dược liệu Kim tiền thảo dựa vào phản ứng

hóa học và phương pháp sắc ký lớp mỏng(TLC).

Xác định hàm lượng kim loại bằng phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử (AAS).

Sử dụng phương pháp sắc ký cột để tách các phân đoạn trong dịch chiết.

Sử dụng phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC), phương pháp sắc ký lớp

mỏng (TLC) để xác định các phân đoạn được tách ra trong quá trình tiến hành sắc ký cột.

Xác định thành phần hóa học bằng cách kết hợp giữa phương pháp phổ hấp thụ

phân tử (UV-Vis), phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC), phương pháp sắc ký

lớp mỏng (TLC), phương pháp sắc ký khí ghép với khối phổ (GC-MS) và phổ cộng hưởng

từ hạt nhân (NMR).

5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

- Cung cấp các thông tin khoa học về thành phần và cấu tạo một số hợp chất

trong cây Kim tiền thảo.

- Cung cấp các tư liệu về ứng dụng của cây Kim tiền thảo, giải thích một số

công dụng của cây Kim tiền thảo trong thực tế.

6. Kế hoạch và thời gian nghiên cứu

- Tháng 10/2013: Hoàn thành đề cương.

- Tháng 11/2012→ 12/2011: Thu thập tài liệu

- Tháng 01/2012 → 04/2013: Tiến hành thực nghiệm.

- Tháng 04/2013 → 05/2013: Viết bản thảo và liên hệ với GVHD.

- Ngày 22/05/2013: Hoàn chỉnh đề tài, nộp cho giáo viên hướng dẫn, giáo viên

phản biện, thư viện trường

7. Bố cục đề tài

Đề tài gồm 53 trang trong đó có 7 bảng và 20 hình. Phần mở đầu (4 trang), kết luận

và kiến nghị (1trang), tài liệu tham khảo (4 trang) và phần phụ lục. Nội dung của đề tài

chia làm 3 chương:

[

Chương 1- Tổng quan (30 trang)

Chương 2- Nghiên cứu (6 trang)

Chương 3- Kết quả và bàn luận (12 trang)

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN

1.1. Đại cương về thực vật.

1.1.1 Giới thiệu về cây Kim tiền thảo.

1.1.1.1. Cây Kim tiền thảo.

Tên khoa học: Desmodium styracifolium (Osbeck) Merr.

Tên đồng nghĩa: Desmodium retroflexum DC., Hedysarum styracifolium Osb.

Tên Việt Nam: Kim tiền thảo, Quảng kim tiền thảo, Vẩy rồng, Mắt trâu, Đồng tiền lông,

Mắt rồng, Dây sâm lông (Quảng Nam – Đà Nẵng), Bươm bướm (Quảng Ninh).

[

Tên nước ngoài: Snowbell-leaf Tickclover, Cat’s foot, Maiden – hair, Ground ivy (Anh),

Herbe de St – Jean, Couronne de terre, Lierre terrestre, Ron dette (Pháp).

Họ: Đậu (Fabaceae).

Phân họ: Đậu (Faboideae)

Chi: Desmodium

Loài: Desmodium styracifolium

1.1.1.2. Mô tả cây Kim tiền thảo.

Cây thân thảo, mọc bò cao 30-50 cm có khi tới 80 cm, đường kính thân 0,3-0,4

cm, có nhiều đốt, mỗi đốt cách nhau 2-3 cm. Vỏ màu nâu có lông màu hung, dai và dễ bóc.

Cành nhánh nhiều, ngọn non dẹt và có phủ lông tơ màu trắng, mọc ra từ các đốt của thân.

Rễ gốc và rễ thân phát triển mạnh và đều có nhiều nốt sần màu nâu hơi trắng lúc non chứa

vi khuẩn cố định đạm cộng sinh.

Hai lá kèm hình mũi mác, dài 6-9 mm, ngang 2-3 mm, nhiều gân dọc, đầy

lông trắng mịn. Lá kèm con nhỏ, hình tam giác. Lá chét có phiến tròn hoặc hơi

xoan, đường kính 2-4 cm, ít khi đến 5 cm, mép nguyên, đỉnh tròn hay tù hoặc chia 2

thùy cạn, đáy hình tim; mặt trên nhẵn, màu hơi vàng hoặc lục xám; mặt dưới mốc

mốc do phủ đầy lông mịn màu trắng; gân lá kiểu lông chim nổi rõ ở mặt dưới, gân

phụ 8-10 đôi; cuống lá dài 1-2 mm, phủ đầy lông trắng mịn. Hai lá chét bên có phần

phiến hai bên gân giữa không đều nhau ở gốc, một bên to, một bên hơi nhỏ.

Hình 1.1: Cây Kim tiền thảo

[

Hoa màu tím mọc thành chùm xen ở kẽ lá dài đến 7 cm, hoa khít nhau, màu

đỏ tía dài 4 mm, cánh 5 mm, nhị đơn liền. Cụm hoa phủ đầy lông trắng mịn. Hoa nở

vào tháng 3-5.

Quả đậu nhỏ, rộng 3,5 mm có 3-6 ngăn chứa hạt, phần giữa các ngăn chứa hạt hơi

thắt lại, vỏ quả có lông ngắn trắng. Quả thường có vào tháng 3-5.

1.1.1.3 Phân bố, thực trạng.

Phổ biến ở Sri Lanka, Ấn Độ, Mianma, Thái Lan, Trung Quốc, Campuchia, Lào,

Việt Nam,... Ở nước ta có từ Lào Cai, Phú Thọ, Hòa Bình, Hà Nội, Hải Hưng, Quảng

Ninh, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Thừa Thiên-Huế vào Kontum, Gia Lai, Đắc Lắc,

Lâm Đồng, Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu, thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Tây Ninh,

Cần Thơ. Thường Gặp trong các bãi cỏ và các ruộng bỏ hoang trên đất có cát, ở vùng thấp

và vùng trung du.

Kim tiền thảo là cây ưa sáng, ưa ẩm, rất thích hợp đối với đất ít chua, có thành phần

cơ giới trung bình, ẩm và thoát nước nhưng cũng chịu được đất chua, nghèo xấu và khô

hạn.

Hình 1.3: hoa Cây Kim tiền thảo

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!