Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nghiên cứu chiết tách protein từ bã đậu phộng và ứng dụng làm chất keo tụ xử lý nước đục.
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
NGUYỄN THỊ HOÀI GIANG
NGHIÊN CỨU CHIẾT TÁCH PROTEIN
TỪ BÃ HẠT ĐẬU PHỘNG VÀ ỨNG DỤNG
LÀM CHẤT KEO TỤ XỬ LÝ NƯỚC ĐỤC
Chuyên ngành: HÓA HỮU CƠ
Mã số: 60.44.01.14
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
Đà Nẵng - Năm 2015
Công trình được hoàn thành tại
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. LÊ TỰ HẢI
Phản biện 1: PGS.TS. Lê Thị Liên Thanh
Phản biện 2: TS. Giang Thị Kim Liên
Luận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận
văn tốt nghiệp thạc sĩ Khoa học họp tại Đại học Đà Nẵng vào
ngày 19 tháng 12 năm 2015.
Có thể tìm hiểu luận văn tại:
- Trung tâm Thông tin-Học liệu, Đại học Đà Nẵng
- Thư viện trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng
1
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, nhu cầu
sử dụng nước sạch của người dân cho sinh hoạt, hoạt động công
nghiệp, dịch vụ là rất lớn. Nguồn cung cấp nước chính hiện nay là
nước từ thiên nhiên, chủ yếu là nguồn nước mặt và nguồn nước ngầm.
Tuy nhiên nguồn nước này có chất lượng rất khác nhau và phần lớn
đang bị ô nhiễm nghiêm trọng do các hoạt động sinh hoạt, công nghiệp
của con người. Hầu hết sông hồ ở các thành phố lớn như Hà Nội và
thành phố Hồ Chí Minh, nơi có dân cư đông đúc và nhiều khu công
nghiệp lớn đều bị ô nhiễm. Phần lớn lượng nước thải sinh hoạt và công
nghiệp đều không được xử lý mà đổ thẳng vào các ao hồ, sau đó chảy
ra các con sông lớn tại vùng Châu Thổ sông Hồng và sông Mê Kông.
Ngoài ra, nhiều nhà máy và cơ sở sản xuất như các lò mổ và ngay
bệnh viện cũng không được trang bị hệ thống xử lý nước thải. Tại
thành phố Đà Nẵng, nguồn nước sinh hoạt cũng đang trong tình trạng
báo động, vừa nhiễm mặn và vừa đỏ đục như nước bùn khiến cho Nhà
máy Nước Cầu Đỏ gặp nhiều khó khăn trong quá trình xử lý. Trong
những năm tới Đà Nẵng có nguy cơ thiếu nước máy sinh hoạt.
Với hiện trạng ô nhiễm đáng báo động như vậy, việc xử lý nước
thải đúng tiêu chuẩn trước khi đưa vào môi trường là rất cần thiết và
phải được thực hiện một cách nghiêm túc. Tuy nhiên, hiện nay, hóa
chất được sử dụng để xử lý môi trường nước thông dụng là
polyaluminium chloride và phèn nhôm lại có giá thành cao, trong
thành phần của chúng có chứa chất gây ung thư. Vì vậy, việc hướng
đến tìm ra nguồn nguyên liệu thiên nhiên rẻ tiền, ít gây độc hại để xử
lý nguồn nước ô nhiễm đang được các nhà khoa học rất quan tâm.
2
Đậu phộng là một loài cây thuộc họ Đậu, là cây thực phẩm, cây
có dầu quan trọng. Trong số các loại cây hạt có dầu trồng hàng năm
trên thế giới, đậu phộng đứng thứ hai sau đậu tương về diện tích trồng
cũng như sản lượng. Trong số 25 nước trồng đậu phộng ở châu Á, Việt
Nam đứng hàng thứ năm, đậu phộng là một trong các loại cây xuất
khẩu thu ngoại tệ của nước ta. Ngày nay, với sự phát triển nhanh
chóng của ngành công nghiệp sản xuất gia vị lỏng, trong đó có dầu ăn
khiến cho lượng bã hạt đậu phộng phế thải ngày càng nhiều. Lượng bã
hạt đậu phộng này chỉ được dùng làm thức ăn gia súc, giá thể trồng
nấm, chế biến nước tương, và rất ít trong sản xuất phân đạm. Trong
khi đó bã đậu phộng lại chứa một hàm lượng protein đáng kể có khả
năng keo tụ làm trong nước.
Để góp phần bảo vệ môi trường nước và tận dụng bã hạt đậu
phộng - nguồn nguyên liệu có giá thành thấp và dồi dào một cách hợp
lý, tôi quyết định chọn đề tài: “Nghiên cứu chiết tách protein từ bã
hạt đậu phộng và ứng dụng làm chất keo tụ xử lý nước đục” làm đề
tài luận văn tốt nghiệp của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Xây dựng quy trình chiết tách và nghiên cứu các yếu tố ảnh
hưởng đến quá trình chiết tách protein từ bã hạt đậu phộng.
- Ứng dụng làm chất keo tụ xử lý độ đục trong nước của protein.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Protein được chiết tách từ bã hạt đậu phộng thu mua tại xã
Điện Phước, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam.
- Khả năng làm chất keo tụ xử lý độ đục trong nước của protein.
3
3.2. Phạm vị nghiên cứu
- Nghiên cứu quá trình chiết tách protein, khảo sát các yếu tố
ảnh hưởng đến quá trình chiết tách protein và khảo sát ứng dụng của
protein làm chất keo tụ xử lý độ đục trong nước..
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Nghiên cứu lý thuyết
- Thu thập các thông tin tài liệu liên quan đến đề tài.
- Tìm hiểu các phương pháp thực nghiệm sử dụng trong quá
trình nghiên cứu.
- Xử lý các thông tin về lý thuyết để đưa ra các vấn đề thực hiện
trong quá trình nghiên cứu.
4.2. Nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp lấy và xử lí mẫu.
- Phương pháp trọng lượng xác định độ ẩm.
- Phương pháp tro hóa mẫu xác định hàm lượng hữu cơ.
- Phương pháp chiết bằng dung môi có độ phân cực phù hợp để
thu protein và khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình chiết.
- Phương pháp so màu Biure xác định định tính protein.
- Phương pháp xử lý số liệu: dùng phần mềm Microsoft Excel
để xử lý các số liệu thực nghiệm.
- Tiến hành nghiên cứu thực nghiệm tại phòng thí nghiệm
trường Đại học sư phạm – Đại học Đà Nẵng.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
5.1. Ý nghĩa khoa học
- Cung cấp những thông tin khoa học về quy trình chiết tách
protein từ bã hạt đậu phộng.
- Khảo sát khả năng keo tụ xử lý độ đục trong nước của protein.
4
5.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Cung cấp thêm thông tin, làm tài liệu tham khảo cho các
nghiên cứu về bã hạt đậu phộng.
- Nâng cao giá trị sử dụng của bã hạt đậu phộng trong đời sống.
6. Bố cục luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, nội dung luận văn
gồm 3 chương như sau:
Chương 1. Tổng quan
Chương 2. Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm
Chương 3. Kết quả và thảo luận
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN
1.1. TỔNG QUAN VỀ ĐẬU PHỘNG
1.1.1. Cây đậu phộng
1.1.2. Hạt đậu phộng
1.1.3. Thu hoạch – Bảo quản
1.2. PROTEIN
1.2.1. Khái quát về protein
1.2.2. Các tính chất chức năng của protein
1.3. TỔNG QUAN VỀ Ô NHIỄM NƯỚC
1.3.1. Khái niệm về ô nhiễm nước
1.3.2. Nguyên nhân ô nhiễm nước
1.3.3. Dấu hiệu đặc trưng của nguồn nước bị ô nhiễm
1.3.4. Các thông số đánh giá chất lượng và tiêu chuẩn chất
lượng nước
5
1.4. CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚC THIÊN NHIÊN
1.4.1. Quá trình keo
1.4.2. Quá trình lắng
1.4.3. Quá trình lọc nước
1.4.4. Khử sắt và mangan
1.4.5. Làm mềm nước
1.4.6. Khử trùng nước
1.5. KHÁI QUÁT VỀ HIỆN TƯỢNG KEO TỤ VÀ CHẤT KEO TỤ
1.5.1. Hệ keo và hiện tượng keo tụ
1.5.2. Các chất keo tụ
1.6. CÁC BIỆN PHÁP HÓA HỌC DÙNG ĐỂ KEO TỤ
1.6.1. Tăng lực ion
1.6.2. Thay đổi pH
1.6.3. Đưa vào hệ một muối của kim loại hóa trị III
1.6.4. Đưa vào hệ một polymer tự nhiên hoặc polymer tổng hợp
CHƯƠNG 2
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM
2.1. NGUYÊN LIỆU, HÓA CHẤT, DỤNG CỤ
2.1.1. Nguyên liệu
2.1.2. Hóa chất
2.1.3. Dụng cụ
2.2. XÁC ĐỊNH MỘT SỐ CHỈ TIÊU HÓA LÝ CỦA BÃ HẠT
ĐẬU PHỘNG
2.2.1. Xác định độ ẩm của bã hạt đậu phộng
2.2.2. Xác định hàm lượng tro của bã hạt đậu phộng
2.3. PHÂN TÍCH ĐỊNH TÍNH
2.3.1. Mục tiêu
6
2.3.2. Nguyên tắc
2.3.3. Pha hóa chất
2.3.4. Cách tiến hành
2.3.5. Hiện tượng
2.4. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUÁ TRÌNH THU
NHẬN PROTEIN
2.4.1. Nhiệt độ
2.4.2. Nồng độ pH
2.4.3. Tác nhân hóa học
2.5. XÂY DỰNG QUY TRÌNH CHIẾT TÁCH PROTEIN VÀ
KHẢO SÁT CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUÁ TRÌNH
CHIẾT TÁCH
2.5.1. Xây dựng quy trình chiết tách protein
Sơ đồ 2.1. Quy trình chiết tách protein
Bã hạt đậu phộng
Mẫu nguyên liệu
Dịch chiết protein
Nghiền nhỏ, phơi khô
+ 100 ml NaCl
+ Khuấy
+ Lọc (loại bã)
Định tính protein Khảo sát ứng dụng keo tụ trong xử
lý nước đục
7
2.5.2. Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình chiết
tách
2.6. XÂY DỰNG QUY TRÌNH XỬ LÝ ĐỘ ĐỤC CỦA NƯỚC VÀ
KHẢO SÁT CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUÁ TRÌNH
KEO TỤ XỬ LÝ ĐỘ ĐỤC TRONG NƯỚC
2.6.1. Xây dựng quy trình xử lý độ đục trong nước
Sơ đồ 2.2. Quy trình xử lý độ đục trong nước
2.6.2. Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình keo tụ
xử lý độ đục trong nước của protein
Dịch chiết
Mẫu nước
Mẫu nước đã xử lý
+ dung dịch NaOH để điều chỉnh pH.
Đo độ đục
Để yên trong vòng 24 giờ.
8
2.7. SƠ ĐỒ QUY TRÌNH THỰC NGHIỆM
Sơ đồ 2.3. Quy trình thực nghiệm
9
2.8. ĐO ĐỘ ĐỤC
2.8.1. Thiết bị
2.8.2. Nguyên lý hoạt động
2.8.3. Các bước đo độ đục
CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. XÁC ĐỊNH MỘT SỐ CHỈ TIÊU HÓA LÝ CỦA BÃ HẠT
ĐẬU PHỘNG
3.1.1. Xác định độ ẩm
Kết quả xác định độ ẩm của bã hạt đậu phộng được trình bày ở
bảng 3.1.
Bảng 3.1. Độ ẩm của mẫu bã hạt đậu phộng
Mẫu m0 m1 m2 W (%)
1 22,489 23,224 23,172 7,07
2 24,740 25,359 25,309 8,08
Trung bình 23,6145 24,2915 24,2405 7,53
3.1.2. Xác định hàm lượng tro
Kết quả xác định hàm lượng tro của mẫu bã hạt đậu phộng được
trình bày ở bảng 3.2.
Bảng 3.2. Hàm lượng tro của mẫu bã hạt đậu phộng
Mẫu mo m1 m2 M (%)
1 22,489 23,172 22,504 2,20
2 24,740 25,309 24,747 1,23
Trung bình 23,6145 24,2405 23,6255 1,76
10
3.2. ĐỊNH TÍNH PROTEIN
Tiến hành định tính protein trong điều kiện như sau:
- Khối lượng bã đậu phộng: 5 g
- Thể tích NaCl 1M = 100ml
- Thời gian chiết tách: 60 phút
- Khuấy mạnh.
- Nhiệt độ phòng.
- Sau khi tách thì lọc, lấy dịch chiết.
- Lấy khoảng 1ml dịch chiết protein thu được, cho thêm 1ml
dung dịch biure, lắc đều ống nghiệm. Ta nhận thấy dung dịch dần
chuyển sang màu xanh tím.
3.3. KHẢO SÁT CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUÁ TRÌNH
CHIẾT TÁCH PROTEIN TỪ BÃ HẠT ĐẬU PHỘNG
3.3.1. Ảnh hưởng của nồng độ dung dịch NaCl
Ảnh hưởng của nồng độ dung dịch NaCl đến quá trình chiết tách
được khảo sát ở các điều kiện:
- Khối lượng bã đậu phộng: 4 g
- Thể tích dung dịch NaCl: 100ml
- Nồng độ dung dịch NaCl thay đổi: 0,0M; 0,1M; 0,2M; 0,4M;
0,8M; 1,0M; 1,2M
- Thời gian chiết tách: 60 phút
- Khuấy mạnh.
- Nhiệt độ phòng.
Kết quả thu được trình bày ở bảng 3.3 và hình 3.7
Bảng 3.3. Ảnh hưởng của nồng độ dung dịch NaCl đến hiệu suất chiết
tách protein
CM NaCl (M) 0,0 0,2 0,4 0,8 1,0 1,2
Hiệu suất chiết tách protein
(%)
17,80 20,64 20,84 21,70 22,00 15,38