Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nghiên cứu chiết tách hoạt chất từ cây ruốc cá ứng dụng làm thuốc trừ sâu
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
NGUYỄN THỊ VIỄN TƢỞNG
NGHIÊN CỨU CHIẾT TÁCH HOẠT CHẤT
TỪ CÂY RUỐC CÁ ỨNG DỤNG LÀM
THUỐC TRỪ SÂU
CHUYÊN NGÀNH: HÓA HỮU CƠ
MÃ SỐ: 88 44 01 14
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ
HÓA HỌC
ĐÀ NẴNG, NĂM 2018
Công trình đƣợc hoàn thành tại
Trƣờng Đại học Sƣ phạm- ĐHĐN
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:
TS. NGÔ MINH ĐỨC
TS. ĐOÀN THỊ VÂN
Phản biện 1:
...............................................................................................
Phản biện 2:
...............................................................................................
Luận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn
tốt nghiệp thạc sĩ Hóa hữu cơ họp tại Trường Đại học Sư phạmĐHĐN vào ngày ...... tháng...... năm.......
Có thể tìm hiểu luận văn tại:
- Trung tâm Thông tin- Học liệu, Đại học Đà Nẵng
- Thư viện trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Các loại thuốc trừ sâu hiện nay chúng ta sử dụng cho nền nông
nghiệp nước nhà chủ yếu nhập khẩu từ nước ngoài. Nghiên cứu cho
thấy, trong tám tháng đầu năm 2017 với giá trị nhập khẩu đạt 662
triệu USD, tăng 47% so với cùng kỳ năm 2016. Các xí nghiệp của ta
chỉ vào bao bì, gắn nhãn mác và tiêu thụ. Điều đáng báo động việc
con người lạm dụng thuốc trừ sâu gây dẫn đến hậu quả chúng ta
không thể ngờ tới.
Đối với con người, hơn 260 nghiên cứu trên toàn thế giới đã
tiến hành khảo sát tác hại của thuốc trừ sâu cho thấy, chúng đều liên
quan đến một số loại ung thư như ung thư vú, tuyến tiền liệt, não,
xương, tuyến giáp, đại tràng, gan, phổi.. Ngoài ra, phụ nữ đang mang
thai hoặc đang cho con bú tiêu thụ phải thuốc trừ sâu có thể làm tăng
nguy cơ ung thư não ở thai nhi, hay sẽ ảnh hưởng đến khả năng học
tập, hành vi, nhận thức của trẻ sau này.
Đối với môi trường, loại thuốc tổng hợp này có lưu bã độc lâu
dài ảnh hưởng rất nhiều đến sinh thái môi trường. Ví dụ như thuốc
Malathion, một loại thuốc dùng để diệt sâu nách, sâu đất, sau khi
phun thuốc ba tháng, lưu bã độc cũng còn khoảng 40%.
Ở các nước tiên tiến như Mỹ, Nhật, Đức, Pháp…hầu hết thuốc
trừ sâu sử dụng đều có nguồn gốc từ thảo mộc.
Các loại thuốc trừ sâu có nguồn gốc từ thảo mộc mặc dù có tác
dụng chậm với sâu bọ nhưng không có lưu bã độc lâu dài và càng
không gây độc cho người trực tiếp tiếp xúc với nó cũng như người
tiêu dùng. Chính vì vậy, thuốc trừ sâu sinh học có nguồn gốc từ thảo
2
mộc rất được ưa chuộng trên thế giới. Ở ngoài không khí, dưới tác
dụng tia tử ngoại của ánh sáng mặt trời, hoạt chất của thuốc trừ sâu
gốc thảo mộc chỉ thường tồn tại tối đa 72 giờ.
Mục tiêu của đề tài là nhằm nghiên cứu thuốc trừ sâu sinh học
có nguồn gốc từ thảo mộc, mà cụ thể là từ cây ruốc cá, nguồn nguyên
liệu trong nước để phục vụ cho nông nghiệp nước ta.
Từ năm 1910, người Trung Quốc đã biết sử dụng rễ cây ruốc
cá để làm thuốc trừ sâu. Năm 1912, Nagai trích ra được từ cây ruốc
cá Derris chinensis mọc ở Đài Loan mà dân bả xứ gọi là “gyoto”,
một hoạt chất có nhiệt độ nóng chảy 163oC và ông đặt tên là
rotenone vì nó có tính chất của một xeton. Năm 1916, Ishikawa trích
được từ cây Derris elliptica, một hợp chất có cùng nhiệt độ nóng
chảy và đặt tên là tubotoxin, nhưng đến năm 1923 Kariyone và Kodo
xác nhận hai hợp chất rotenone và tubotoxin giống nhau.
Đến năm 1928, Takei và Koide đề nghị công thức nguyên của
rotenone là C23H22O6 và đến năm 1932 công thức của rotenone được
xác định.
Từ đó đến nay, nhiều nhà hóa học đã nghiên cứu chiết tách các
hoạt chất trong cây ruốc cá, gọi tên chung là rotenoid và cũng từ đó,
cây ruốc cá được sử dụng rộng rãi trên thế giới làm thuốc trừ sâu.
Hoạt chất trong cây ruốc cá cực độc với cá và độc với côn
trùng. Nhưng đối với người và động vật máu nóng các chất đó hầu
như không có độc tính (qua đường tiêu hóa). Đó chính là lí do tôi
chọn đề tài: “ Điều chế thuốc trừ sâu sinh học từ cây ruốc cá”.
2. Đối tƣợng và mục đích nghiên cứu
2.1. Đối tượng nghiên cứu
- Cây ruốc cá tại huyện Nông Sơn, tình Quảng Nam.
3
2.2. Mục đích nghiên cứu
- Điều chế thuốc trừ sâu sinh học.
- Tìm ra được hoạt tính của thuốc có tác dụng tốt nhất đối với
loại bệnh nào cho cây, và phạm vi cây trồng sẽ sử dụng.
3. Phƣơng pháp nghiên cứu
3.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
- Thu thập, phân tích các tài liệu về hoạt tính của rotenone đối
với các chủng vi sinh vật gây bệnh cho cây trồng, rau xanh, cây nông
nghiệp.
3.2. Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm
- Phần hóa học: Điều chế thuốc trừ sâu từ cây ruốc cá, tiến hành
khảo sát phân lập thành phần hóa học dịch chiết của cây ruốc cá.
- Phần sinh học: Xác định chủng vi khuẩn cần đối kháng, tiến
hành đối kháng trên chủng vi khuẩn đã có, đánh giá chế phẩm.
4. Bố cục đề tài
Ngoài phần mở đầu, danh mục các Bảng, Hình, đồ thị, sơ đồ,
kết luận và kiến nghị, tài liệu tham khảo. Trong luận văn được chia
làm các chương sau:
Chương 1: Tổng quan
Chương 2: Phương pháp và đối tượng nghiên cứu
Chương 3: Kết quả và bàn luận
4
CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. TỔNG QUAN VỀ CHI RUỐC CÁ
1.1.1. Danh pháp và phân loại
Cây ruốc cá (danh pháp khoa học: Derris) là một chi chứa các
loài dây leo thuộc họ Đậu, sinh sống chủ yếu trong khu vực Đông
Nam Á và các đảo tây nam Thái Bình Dương, bao gồm cả New
Guinea.
1.1.2. Hình thái học
Cây ruốc cá là một loại dây leo khoẻ thân dài 7-10m, lá kép
gồm 9-13 lá chét, mọc so le, dài 25-35cm, lá chét lúc đầu mỏng, sau
dai dày, hình mác, đầu nhọn, phía dưới tròn.
Hoa nhỏ, đài hoa màu hồng, cánh hoa màu trắng hay hồng.
1.1.3. Sinh thái học và phân bố
Các vùng trồng nhiều cây ruốc cá gồm có: Ấn Độ, miền nam
Trung Quốc, Malaysia, Indonesia, Philippines, Việt Nam, New
Guinea, châu Phi và Mỹ
1.1.4. Thành phần hóa học
a. Rotenon : Rotenone là hoạt chất chủ yếu trong cây, có công
thức nguyên là C23H32O6, M=394,41, có dạng tinh thể đơn tà sáu mặt,
không màu, kết tinh trong tricloroetilen.
b. Deguelin: Deguelin có công thức nguyên C23H32O6,
M=349,41, cũng là một rotenoid có tác dụng trừ sâu trong cây Derris
elliptica Benth.
c. Tephrosin: Tephrosin có công thức nguyên C23H22O7,
M=410,41, cũng là thành phần rotenoid trong cây Derris elliptica
Benth. Tephrosin kết tinh dưới dạng tinh thể hình lăng trụ; m.p:
5
1980C, tan trong chloroform,eter, aceton, ít tan trong methanol,
không tan trong nước.
d. Sumatrol: Sumatrol có công thức nguyên C23H22O7,
M=410,41, cũng là một thành phần rotenoid trong cây ruốc cá
e. Toxicarol: Toxicarol có dạng tinh thể hình lục lăng màu
vàng lục; m.p: 2190C; toxicarol và sumatrol đều có cùng công thức
nguyên là C23H22O7 và đều có nhóm OH ở vị trí 5 đối với sumatrol
và ở vị trí 6 đối với toxicarol.
1.1.5. Công dụng và bộ phận dùng
a.T ác dụng dược lí: Từ lâu đời, được nhân dân vùng Đông
Nam Châu Á dùng ruốc cá: nghiền rễ với nước với 1 phần triệu cá bị
say và người ta bắt cá dễ dàng. Với liều cao hơn cá có thể bị chết.
b. Công dụng và liều dùng: Đối với người và gia súc: người
ta dùng rễ ruốc cá làm thuốc tẩy giun, nhưng rễ cây ruốc cá cũng ít
dùng so với các loại thuốc giun khác. Ngoài ra còn dùng chữa ghẻ
dưới dạng thuốc mỡ.
1.1.6. Tình hình nghiên cứu cây ruốc cá
a. Trên thế giới
- Năm 1934, M. C. Swingle cho thấy cách tác dụng khác nhau
của bột cây Derris elliptica Benth và của bột cây Pyrethrum trên sâu
cải bắp. Rotenon và pyrethrin lần lượt là độc chất tác dụng qua
đường tiêu hóa và đường tiếp xúc khi thử nghiệm với đĩa phim chứa
gelanin với bột Derris hay bột Pyrethrum có 0,7% rotenone (hay
pyrethrin) trên ấu trùng Ascia rapac.
b. Tại Việt Nam
Đề tài do các tác giả Phạm Thanh Kỳ (Trường ĐH Dược Hà
Nội), Nguyễn Trọng Đường, Nguyễn Hoành Côi (Trung tâm KNNC
6
Dược Quân đội), Chu Đình Kính (Viện Hoá học - Viện Khoa học và
Công nghệ Việt Nam) thực hiện nghiên cứu về thành phần hoá học,
độc tính và một số tác dụng sinh học, thông báo kết quả phân lập và
xác định cấu trúc rotenon trong rễ cây dây mật (Milletia pachyloba
Drake var. pachyloba) tiến hành vào tháng 5/2007.
1.2. TỔNG QUAN VỀ CÁC CHỦNG VI SINH VẬT VÀ NẤM
SỬ DỤNG ĐỂ KIỂM TRA HOẠT TÍNH SINH HỌC
1.2.1. Tổng quan về các chủng vi sinh vật và nấm dùng để
kiểm tra hoạt tính sinh học
a. Salmonella: Salmonella thuộc họ Enterobacteriaceae (vi
khuẩn đường ruột) là một giống vi khuẩn hình que, trực khuẩn gram
âm, kị khí tùy nghi không tạo bào tử, di động bằng tiên mao, sinh
sống trong đường ruột, có đường kính khoảng 0,7 µm đến 1,5 µm,
dài từ 2 µm đến 5 µm và có vành lông rung hình roi.
b. Escherichia Coli: E.coli là trực khuẩn Gram âm. Kích
thước trung bình từ 2 đến 3µm x 0,5µm;trong những điều kiện không
thích hợp (ví dụ như trong môi trường có kháng sinh) vi khuẩn có thể
rất dài như sợi chỉ. Rất ít chủng E.coli có vỏ, nhưng hầu hết có lông
và có khả năng di động.
c. Pseudomonas: Đặc điểm hình thái học chung cho
Pseudomonas là Gram âm, tế bào hình que, di động nhờ roi ở đầu và
không có bào tử.
d. Streptococcus: Liên cầu là những cầu khuẩn bắt màu Gram
dương, đường kính khoảng 0,6- 0,8 μm, xếp liên tiếp với nhau thành
từng chuỗi, dài ngắn khác nhau và có thể đứng với nhau thành từng
đôi hoặc từng đám.
e. Nấm bệnh Fusarium: Fusarium là chi lớn nhất trong
7
Tuberculariaceae, chúng hoại sinh hoặc ký sinh trên nhiều cây trồng,
cây ăn trái và rau. Nó là nguyên nhân chính làm héo rũ cây chủ. Hệ
sợi nấm lan toả khắp mô mạch và lấp kín mạch gỗ.
1.2.2. Tổng quan về phƣơng pháp nuôi cấy các chủng vi
sinh vật và nấm để kiểm tra hoạt tính sinh học
a. Salmonella
b. Escherichia Coli
c. Pseudomonas
d. Streptococcus
e. Nấm Fusarium
1.2.3. Tổng quan về phƣơng pháp đối kháng bệnh
- Đối với các chủng vi khuẩn:
Dịch lắc của vi khuẩn kiểm định được cấy trải trên các đĩa môi
trường LB - thạch với thể tích 100 μl. Các lỗ được đục với đường
kính 6mm trên các đĩa thạch.
Dịch lọc của từng chủng vi sinh vật thử nghiệm được cho vào các lỗ
thạch với thể tích 30 μl. Các đĩa thạch được ủ qua đêm ở 370C. Quan
sát và chụp ảnh trên các đĩa thạch.
8
CHƢƠNG 2
NGUYÊN LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. NGUYÊN LIỆU, HÓA CHẤT, THIẾT BỊ
2.1.1. Nguyên liệu
a. Thu gom nguyên liệu
b. Xử lí nguyên liệu
2.1.2. Hóa chất
2.1.3. Thiết bị
2.2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1. Khảo sát hoạt tính sinh hoạt các bộ phận của cây
ruốc cá
2.2.2. Phƣơng pháp chiết mẫu thực vật
Mẫu thực vật thường được chiết theo hai cách:
Cách thứ nhất: Chiết mẫu với dung môi là MeOH
Cách thứ hai: Mẫu thực vật khô được chiết lần lượt với từng
loại dung môi n–hexan, EtOAc và MeOH.
2.3. THỰC NGHIỆM
2.3.1. Khảo sát hoạt tính sinh hoạt các bộ phận của cây
ruốc cá
Khảo sát hoạt tính vi sinh vật kiểm định bằng định tính theo
phương pháp khuyếch tán trên thạch tiêu chuẩn tại phòng thử hoạt
tính sinh học – Khoa Sinh, trường Đại Học Sư Phạm Đà Nẵng.
Các chủng vi sinh vật thử gồm:
- Vi khuẩn Gram (+): Streptococcus.
- Vi khuẩn Gram (-):Salmonella enterica, Pseudomonas
aeruginosa, Escherichia Coli.
9
- Nấm: Fusarium
2.3.2. Phƣơng pháp chiết mẫu thực vật
Lấy 15 gam bột rễ cây ruốc cá, cho vào túi vải lọc trắng. Chiết
soxhlet lần lượt với các dung môi hexane, ethyl acetat, chloroform,
methanol. Mỗi dung môi chiết trong 12 giờ và thu được dịch chiết.
2.3.3. Phƣơng pháp tách và tinh chế chất
a. Điều chế các cao chiết
Lấy 3 kg bột rễ cây ruốc cá, ngâm với 20 lít dung dịch
methanol trong 3 lần, mỗi lần 24 giờ.
Dịch chiết được lọc qua giấy lọc, rồi đem cất quay chân không
dưới áp suất thấp để đuổi bớt dung môi. Phần dung môi thu được sau
cô quay tận dụng để chiết tiếp lần sau. Sau đó, đuổi hết dung môi thu
được 100g cao methanol.
Hòa cao methanol với khoảng 50 mL nước cất rồi chiết phân
đoạn bằng phễu chiết lần lượt với hexane, chloroform và ethyl acetat
(mỗi dung môi 3 lần, mỗi lần 600 mL). Cặn từ dịch chiết hexane
(44g), chloroform (26g), ethyl acetat (18,1g).
b. Chạy cột sắc kí phần cao chloroform
Chuẩn bị cột sắc kí
Chuẩn bị cột sắc kí
Nạp mẫu vào cột
Nạp mẫu lên cột silicagel, sau đó xả cột thu được 6 phân đoạn.
Phân đoạn C.9.4 (0,72g) sau khi được bay hơi tự nhiên tiếp tục tách
chất trên cột silicagel với dung môi chạy cột là n-hexan/EtOAc
(1:2,5), sau đó xả cột thu được 5 phân đoạn.
Ở phân đoạn C.9.4.3 (0,07g), chấm bản mỏng với hệ dung môi
n-hexan/EtOAc(1:2,5) thì thấy chỉ xuất hiện 1 vệt, chiếu đèn UV và
10
hiện thuốc thử H2SO4 10% chỉ cuất hiện một màu vàng nhạt. Chất
này được kí hiệu là NEW 1.
2.4. CÁC PHƢƠNG PHÁP SỬ DỤNG TRONG NGHIÊN CỨU
Sau khi thực hiện xong thí nghiệm, các mẫu sản phẩm đã
được làm sạch, khảo sát các hoạt tính sinh học, xác định cấu trúc hóa
học…bằng các phương pháp: Sắc ký cột, sắc ký lớp mỏng, phổ khối
lượng (MS), phổ cộng hưởng từ hạt nhân (1H- NMR; 13C- NMR).
2.4.1. Sắc ký cột
2.4.2. Sắc ký lớp mỏng
2.4.3. Phổ khối lƣợng (MS)
2.4.4. Phổ cộng hƣởng từ hạt nhân (NMR)
a. Phổ
1H-NMR
b. Phổ
13C-NMR
c. Phổ DEPT
d. Phổ 2D-NMR