Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nghiên cứu chiến lược sinh kế của các hộ dân ven biển tỉnh Thái Bình trong bối cảnh biến đổi khí hậu
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯
ĐỖ THỊ DIỆP
NGHIÊN CỨU CHIẾN LƯỢC SINH KẾ
CỦA CÁC HỘ DÂN VEN BIỂN TỈNH THÁI BÌNH
TRONG BỐI CẢNH BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2020
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯
ĐỖ THỊ DIỆP
NGHIÊN CỨU CHIẾN LƯỢC SINH KẾ
CỦA CÁC HỘ DÂN VEN BIỂN TỈNH THÁI BÌNH
TRONG BỐI CẢNH BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Chuyên ngành: Kinh tế phát triển
Mã số: 9 31 01 05
Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. Nguyễn Văn Song
HÀ NỘI - 2020
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận án là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo vệ
lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận án đã được cám ơn,
các thông tin trích dẫn trong luận án này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày… tháng… năm 2020
Tác giả luận án
Đỗ Thị Diệp
ii
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án, tôi đã nhận được
sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè,
đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hoàn thành luận án, cho phép tôi được bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn
sâu sắc GS.TS Nguyễn Văn Song đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời gian
và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo,
Bộ môn Kinh tế Tài nguyên và môi trường, Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn - Học
viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, thực hiện
đề tài và hoàn thành luận án.
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ viên chức UBND tỉnh Thái
Bình, UBND hai huyện ven biển Tiền Hải và Thái Thuỵ đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho
tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi
điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tôi hoàn thành
luận án./.
Hà Nội, ngày ... tháng ... năm 2020
Nghiên cứu sinh
Đỗ Thị Diệp
iii
MỤC LỤC
Lời cam đoan .....................................................................................................................i
Lời cảm ơn........................................................................................................................ii
Mục lục ............................................................................................................................iii
Danh mục chữ viết tắt...................................................................................................... vi
Danh mục bảng ...............................................................................................................vii
Danh mục hình.................................................................................................................ix
Danh mục hộp.................................................................................................................. xi
Trích yếu luận án ............................................................................................................xii
Thesis abstract................................................................................................................ xiv
Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................... 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài........................................................................................ 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài............................................................................. 3
1.2.1. Mục tiêu chung ..................................................................................................... 3
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ..................................................................................................... 3
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ....................................................................... 3
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................................... 3
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu .............................................................................................. 3
1.4. Những đóng góp mới của đề tài............................................................................ 4
1.5. Ý nghĩa khoa học và thỰc tiễn của đề tài............................................................. 5
1.5.1. Ý nghĩa khoa học .................................................................................................. 5
1.5.2. Ý nghĩa thực tiễn................................................................................................... 5
Phần 2. Tổng quan tài liệu ............................................................................................. 6
2.1. Cơ sở lý luận về chiến lược sinh kế của hộ dân ven biển trong bối cảnh
biến đổi khí hậu..................................................................................................... 6
2.1.1. Một số khái niệm cơ bản....................................................................................... 6
2.1.2. Đặc điểm và vai trò của chiến lược sinh kế vùng ven biển trong bối cảnh
biến đổi khí hậu và khung sinh kế bền vững ...................................................... 15
2.1.3. Nội dung nghiên cứu chiến lược sinh kế vùng ven biển trong bối cảnh biến
đổi khí hậu .......................................................................................................... 21
2.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến chiến lược sinh kế vùng ven biển trong bối cảnh
biến đổi khí hậu................................................................................................... 25
iv
2.2. Cơ sở thực tiễn về chiến lược sinh kế của người dân ven biển trong bối
cảnh biến đổi khí hậu .......................................................................................... 31
2.2.1. Kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới về chiến lược sinh kế của
người dân trong bối cảnh biến đổi khí hậu ......................................................... 31
2.2.2. Thực tiễn chiến lược sinh kế của hộ dân ven biển ở Việt Nam trong bối
cảnh biến đổi khí hậu .......................................................................................... 34
2.2.3. Kinh nghiệm rút ra cho vùng nghiên cứu ........................................................... 38
2.3. Các nghiên cứu có liên quan và khoảng trống nghiên cứu ................................. 38
Tóm tắt phần 2 ................................................................................................................ 40
Phần 3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 41
3.1. Địa điểm địa bàn nghiên cứu .............................................................................. 41
3.1.1. Điều kiện tự nhiên............................................................................................... 41
3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội vùng ven biển Thái Bình........................................... 43
3.1.3. Tình hình phát triển sinh kế vùng ven biển tỉnh Thái Bình ................................ 44
3.1.4. Một số thuận lợi, khó khăn của đặc điểm địa bàn liên quan đến vấn đề
nghiên cứu........................................................................................................... 47
3.2. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 48
3.2.1. Phương pháp tiếp cận và khung phân tích .......................................................... 48
3.2.2. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 52
3.2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu.............................................................................. 61
Tóm tắt phần 3 ................................................................................................................ 61
Phần 4. Kết quả nghiên cứu VÀ THẢO LUẬN......................................................... 62
4.1. Thực trạng chiến lược sinh kế của các hộ dân ven biển tỉnh Thái Bình trong
bối cảnh biến đổi khí hậu.................................................................................... 62
4.1.1. Khái quát về biến đổi khí hậu tại ven biển tỉnh Thái Bình ................................. 62
4.1.2. Nguồn lực sinh kế của các hộ dân ven biển trong bối cảnh biến đổi khí
hậu ...................................................................................................................... 68
4.1.3. Hoạt động sinh kế của các hộ dân ven biển trong bối cảnh biến đổi khí hậu.......... 78
4.1.4. Chiến lược sinh kế của các hộ dân ven biển trong bối cảnh biến đổi khí hậu ........... 88
4.1.5. Kết quả sinh kế của các hộ dân ven biển ........................................................... 110
4.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến chiến lược sinh kế của các hộ dân ven biển tỉnh
Thái Bình .......................................................................................................... 119
v
4.2.1. Ảnh hưởng của thể chế, chính sách .................................................................. 119
4.2.2. Ảnh hưởng của tài sản công.............................................................................. 120
4.2.3. Ảnh hưởng của dịch vụ công ............................................................................ 123
4.2.4. Vai trò của chính quyền địa phương và nguồn lực xã hội ................................ 126
4.2.5. Yếu tố thuộc về người dân ven biển ................................................................. 127
4.4. Giải pháp cải thiện chiến lược sinh kế của các hộ dân ven biển Thái Bình
trong bối cảnh biến đổi khí hậu ........................................................................ 130
4.4.1. Căn cứ đề xuất giải pháp................................................................................... 130
4.4.2. Giải pháp thích ứng với điều kiện thời tiết ....................................................... 134
4.4.3. Giải pháp cải thiện tổ chức, định chế, chính sách............................................. 135
4.4.4. Giải pháp cải thiện các nguồn lực sinh kế ........................................................ 137
4.4.5. Giải pháp cải thiện chiến lược sinh kế.............................................................. 141
Tóm tắt phần 4 .............................................................................................................. 146
Phần 5. Kết luận và kiến nghị.................................................................................... 148
5.1. Kết luận............................................................................................................. 148
5.2. Kiến nghị........................................................................................................... 149
5.2.1. Đối với Chính phủ ............................................................................................ 149
5.2.2. Đối với tỉnh, các bộ ngành................................................................................ 150
Danh mục các công trình đã công bố có liên quan đến luận án.................................... 151
Tài liệu tham khảo ........................................................................................................ 152
Phụ lục .......................................................................................................................... 159
vi
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt Nghĩa tiếng Việt
ADPC : Climate Change and Climate Risk Management - Quản lý biến đổi
và rủi ro khí hậu
BĐKH : Biến đổi khí hậu
CLSK : Chiến lược sinh kế
CRD : Climate-Resilient Development - Phát triển
DFID : Department for International Development - Cục phát triển quốc tế
ĐVT : Đơn vị tính
FAO : Food and Agriculture Organization of United Nations - Tổ chức
lương thực và nông nghiệp Liên Hiệp Quốc
GTSX : Giá trị sản xuất
IPCC : Intergovernmental Panel on Climate Change - Uỷ ban liên chính
phủ về Biến đổi khí hậu
NN : Nông nghiệp
NTTS : Nuôi trồng thủy sản
PTNT : Phát triển nông thôn
TĐPTBQ : Tốc độ phát triển bình quân
THCS : Trung học cơ sở
THPT : Phổ thông trung học
vii
DANH MỤC BẢNG
STT Tên bảng Trang
2.1. Sinh kế của cộng đồng ngư dân ven biển .......................................................... 38
3.1. Phân bổ mẫu điều tra ........................................................................................ 55
3.2 Thu thập thông tin sơ cấp .................................................................................. 56
4.1. Tham gia vào các tổ chức đoàn thể ................................................................... 69
4.2. Mức độ tiếp cận các nguồn lực tự nhiên............................................................ 75
4.3. Nguồn lực vật chất của các hộ dân ven biển ..................................................... 76
4.4. Thực trạng vay vốn của các hộ dân ................................................................... 77
4.5. Thực trạng hoạt động sinh kế của các hộ dân ven biển..................................... 79
4.6. Ảnh hưởng của bão đến nuôi trồng thuỷ sản tại điểm nghiên cứu .................... 83
4.7. Các hình thức khai thác thủy hải sản tại địa bàn nghiên cứu ............................ 85
4.8 Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến hoạt động phi nông nghiệp..................... 87
4.9. Chiến lược sinh kế dựa trên tiêu chí thu nhập và mức độ phụ thuộc vào tài
nguyên thiên nhiên............................................................................................. 89
4.10. Chiến lược sinh kế phân theo các tiêu chí tổng hợp của hộ .............................. 90
4.11. So sánh chiến lược sinh kế của các hộ dân ven biển ......................................... 94
4.12. Lý do không thay đổi chiến lược sinh kế trong dài hạn .................................... 99
4.13. Thay đổi quy mô sản xuất trong bối cảnh biến đổi khí hậu............................. 101
4.14. Lựa chọn thay đổi giống trong bối cảnh biến đổi khí hậu............................... 102
4.15. Thay đổi phương thức sản xuất trong bối cảnh biến đổi khí hậu .................... 106
4.16. Các hoạt động nâng cấp, cải thiện nguồn lực sản xuất.................................... 107
4.17. Kết quả sinh kế của các hộ dân ven biển......................................................... 111
4.18. Kết quả sản xuất trồng trọt của các nhóm hộ phân theo chiến lược sinh kế ........ 112
4.19. Kết quả chăn nuôi của các nhóm hộ phân theo chiến lược sinh kế ................. 114
4.20. Kết quả nuôi trồng thuỷ sản của các nhóm hộ................................................. 115
4.21. Kết quả đánh bắt của các nhóm hộ.................................................................. 117
4.22. Kết quả làm thuê trong nông nghiệp phân theo chiến lược sinh kế ................ 118
4.23. Kết quả làm phi nông nghiệp phân theo chiến lược sinh kế............................ 119
4.24. Tình hình trang bị cơ sở vật chất hạ tầng của tỉnh Thái Bình.......................... 122
4.25. Đánh giá của hộ dân ven biển về dịch vụ khuyến nông, khuyến ngư ............. 123
4.26. Hỗ trợ sinh kế trong bối cảnh biến đổi khí hậu ............................................... 126
viii
4.27. Một số chỉ tiêu về nguồn lực con người phân theo chiến lược sinh kế ........... 128
4.28. Nhận biết về rủi ro trong sản xuất ................................................................... 129
4.29. Phân tích ma trận SWOT chiến lược sinh kế ven biển trong bối cảnh biến
đổi khí hậu ....................................................................................................... 133
ix
DANH MỤC HÌNH
STT Tên hình Trang
2.1. Lựa chọn chiến lược sinh kế trong ngắn hạn và dài hạn ................................... 13
2.2. Phân loại chiến lược sinh kế vùng ven biển trong bối cảnh biến đổi khí hậu ........ 14
2.3. Khung sinh kế bền vững của DFID................................................................... 20
2.4. Vai trò của các cấp chính quyền........................................................................ 29
2.5. Quá trình thay đổi nhận thức, hoạt động và chiến lược sinh kế của hộ dân
ven biển trong bối cảnh biến đổi khí hậu........................................................... 30
3.1. Vị trí của tỉnh Thái Bình.................................................................................... 41
3.2. Giá trị sản xuất thuỷ sản năm 2017 tỉnh Thái Bình phân theo ngành hoạt động.... 46
3.3. Khung phân tích chiến lược sinh kế của các hộ dân ven biển Thái Bình
trong bối cảnh biến đổi khí hậu ......................................................................... 53
3.4. Mô phỏng mô phân tích hệ thống...................................................................... 60
3.5. Sơ đồ phân tích SWOT trong nghiên cứu chiến lược sinh kế của các hộ
dân ven biển trong bối cảnh biến đổi khí hậu.................................................... 60
4.1. Diễn biến bão, lũ ở Việt Nam và các tỉnh ven biển........................................... 62
4.2. Các mốc sự kiện thời tiết bất thường tại tỉnh Thái Bình ................................... 63
4.3. Diễn biến và xu hướng nhiệt độ tại ven biển Thái Bình giai đoạn
1962 – 2017 ....................................................................................................... 65
4.4. Diễn biến và xu thế số ngày nắng nóng, nắng nóng gay gắt tại ven biển
tỉnh Thái Bình giai đoạn 1962 – 2017 ............................................................... 66
4.5. Diễn biến và xu thế số ngày rét đậm, rét hại tại ven biển Thái Bình giai
đoạn 1962 – 2017 .............................................................................................. 66
4.6, 4.7. Diễn biến độ mặn lớn nhất dọc cửa sông Hồng và sông Trà Lý....................... 68
4.8. Diện tích đất canh tác vùng ven biển Thái Bình................................................ 71
4.9. Phân bổ nguồn lực và hoạt động sinh kế của các hộ dân ven biển xã Thuỵ
Trường, huyện Thái Thuỵ, tỉnh Thái Bình ........................................................ 79
4.10. Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến trồng trọt................................................. 80
4.11. Chiến lược sinh kế phân theo mức độ phụ thuộc vào tài nguyên thiên nhiên........ 89
4.12. So sánh mức quan trọng của sinh kế theo thu nhập và thực tế.......................... 91
4.13. Thích ứng với rủi ro thời tiết ở các cấp độ ........................................................ 93
4.14. So sánh chiến lược sinh kế trong quá khứ, hiện tại và tương lai....................... 96
x
4.15. Xu hướng thay đổi chiến lược sinh kế trong dài hạn của các hộ dân ven biển ...... 97
4.16. Thay đổi lịch thời vụ trong bối cảnh biến đổi khí hậu..................................... 104
4.17. Khái quát chiến lược sinh kế của các hộ dân ven biển trong bối cảnh biến
đổi khí hậu ....................................................................................................... 110
4.18. Tiếp cận nguồn lực tài chính trong bối cảnh biến đổi khí hậu ........................ 125
4.19. Nhận thức/tiếp cận về thông tin các biểu hiện thời tiết bất thường................. 129
4.20. Xu hướng biến động đất canh tác, dân số - lao động và cân bằng lúa gạo
của tỉnh Thái Bình đến năm 2039.................................................................... 142
4.21. So sánh xu hướng biến động cân bằng lúa gạo tỉnh Thái Bình đến năm 2039 .... 143
xi
DANH MỤC HỘP
STT Tên hộp Trang
4.1. Lựa chọn sinh kế trọng thực tế .......................................................................... 91
4.2. Lựa chọn sinh kế dựa vào làm thuê trong nông nghiệp..................................... 96
4.3. Giảm diện tích nuôi trồng thuỷ sản ................................................................. 102
4.4. Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đối với mùa vụ đánh bắt.............................. 105
4.5. Lựa chọn hoạt động cải thiện sinh kế trong bối cảnh biến đổi khí hậu ........... 108
4.6. Tìm kiếm việc làm thêm trong bối cảnh BĐKH ............................................. 109
xii
TRÍCH YẾU LUẬN ÁN
Tên tác giả: Đỗ Thị Diệp
Tên Luận án: Nghiên cứu chiến lược sinh kế của người dân ven biển tỉnh Thái Bình trong
bối cảnh biến đối khí hậu
Chuyên ngành: Kinh tế phát triển Mã số: 9 31 01 05
Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu
Mục đích của nghiên cứu nhằm đánh giá thực trạng CLSK của các hộ dân ven biển
tỉnh Thái Bình trong bối cảnh BĐKH, đề xuất giải pháp cải thiện chiến lược sinh tại địa bàn
nghiên cứu.
Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu sử dụng kết hợp phương pháp phân tích định tính và phân tích định lượng
để xem xét chiến lược sinh kế của các hộ dân ven biển trong bối cảnh BĐKH. Số liệu thứ cấp
được thu thập thông qua các nguồn tài liệu đã được công bố trong và ngoài nước có liên quan
đến nội dung nghiên cứu. Số liệu sơ cấp được thu thập thông qua một số kênh: (i) quan sát
địa bàn nghiên cứu, (ii) thảo luận nhóm; (iii) phỏng vấn cán bộ cấp huyện, xã, thôn; (iv) điều
tra 240 hộ dân chia theo các nguồn lực và hoạt động sinh kế khác nhau. Phương pháp thống
kê mô tả và thống kê so sánh là hai phương pháp chủ yếu được sử dụng phân tích số liệu bên
cạnh phương pháp phân tích sinh kế, phân tích tình huống, nghiên cứu trường hợp và phương
pháp mô hình phân tích hệ thống trong sử dụng các nguồn lực.
Kết quả chính và kết luận
Biến đổi khí hậu với các biểu hiện thời tiết bất thường diễn ra một cách thường
xuyên hơn, cường độ mạnh hơn trên địa bàn tỉnh Thái Bình trong những năm gần đây.
Các biểu hiện thời tiết bất thường điển hình ở vùng ven biển Thái Bình bao gồm bão lũ
kết hợp với mưa lớn và triều cường, hạn hạn, xâm nhập mặn, rét đậm rét hại ảnh hưởng
đến nguồn lực sinh kế và hoạt động sinh kế của người dân ven biển theo những cách khác
nhau, cả trong ngắn hạn và dài hạn. Trong bối cảnh đó, các hộ dân ven biển lựa chọn thay
đổi CLSK trong dài hạn theo hướng chuyển sang các sinh kế khác ít rủi ro hơn, có thu
nhập cao hơn. Trong ngắn hạn, lựa chọn của các hộ dân ven biển theo hướng thích ứng
với BĐKH thông qua các biện pháp như: (i) thay đổi giống cây trồng vật nuôi; (ii) thay
đổi lịch mùa vụ; (iii) thay đổi phương thức sản xuất; (iv) nâng cấp cải tạo cơ sở vật chất
phục vụ sản xuất; (v) tìm kiếm các hoạt động sinh kế bổ trợ.
xiii
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến CLSK của các hộ dân ven biển trong bối cảnh
BĐKH. Bên cạnh các yếu tố khách quan như môi trường tổn thương; thể chế, chính sách;
tài sản công; dịch vụ công còn có các yếu tố chủ quan thuộc về bản thân của hộ như nguồn
nhân lực và nhận thức về BĐKH. Các yếu tố này ảnh hưởng đến CLSK của hộ theo cả
hướng tích cực và tiêu cực. Các ảnh hưởng tích cực tạo điều kiện cho các hộ lựa chọn và
ổn định sinh kế dựa trên nguồn lực mà các hộ hiện có, trong bối cảnh thể chế chính sách
nhất định. Các ảnh hưởng tiêu cực liên quan đến rủi ro thời tiết do BĐKH ảnh hưởng đến
nguồn lực, các hoạt động sinh kế, và thu nhập; do đó, ảnh hưởng đến CLSK của các hộ
dân một cách trực tiếp và gián tiếp.
Để cải thiện CLSK nhằm nâng cao và ổn định thu nhập trong bối cảnh BĐKH cần
có các biện pháp thích ứng và giảm nhẹ rủi ro thông qua tăng cường dự báo, nâng cấp các
nguồn lực phục vụ sản xuất, đa dạng hoá các hoạt động sinh kế. Để thực hiện được các
giải pháp đó, cần hoàn thiện chính sách của nhà nước liên quan đến sinh kế ven biển trong
bối cảnh BĐKH, các nhóm hộ ở các CLSK khác nhau có các giải pháp khác nhau dựa
trên nguồn lực, tính ổn định của các hoạt động tạo thu nhập hiện tại, và tính rủi ro giữa
sinh kế hiện tại và sinh kế mới. Cụ thể đối với từng nhóm CLSK như sau: (i) các hộ nông
nghiệp nên rút bớt lao động sang lĩnh vực phi nông nghiệp mà không ảnh hưởng đến quy
hoạch và đề án phát triển kinh tế của tỉnh; (ii) các hộ NTTS quy mô lớn và đánh bắt xa
bờ nên duy trì sinh kế hiện tại song song với các biện pháp thích ứng khác; (iii) các hộ
NTTS quy mô nhỏ và đánh bắt gần bờ cân nhắc việc thay đổi sang CLSK có thu nhập cao
hơn, ổn định hơn, ít rủi ro hơn nếu có nguồn nhân lực đáp ứng được yêu cầu công việc
mới; (iv) nhóm hộ làm thuê trong nông nghiệp duy trì sinh kế hiện tại, đồng thời tìm kiếm
bổ sung các hoạt động tạo thu nhập phù hợp với nguồn lực của hộ; (v) các hộ phi nông
nghiệp cần tăng cường bồi dưỡng, nâng cao hơn nữa chất lượng lao động để tìm kiếm các
công việc phi nông nghiệp có thu nhập cao hơn, ổn định hơn.