Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nghiên cứu chế tạo vật liệu polyme nanocompozit trên cơ sở nhựa nền polyeste không no và nano silica A200: Phần II
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
82
NGHIÊN CỨU CHẾ TẠO VẬT LIỆU POLYME NANOCOMPOZIT TRÊN
CƠ SỞ NHỰA NỀN POLYESTE KHÔNG NO VÀ NANO SILICA A200
PHẦN II - CẤU TRÚC VÀ TÍNH CHẤT VẬT LIỆU POLYME NANOCOMPOZIT TRÊN
NỀN NHỰA POLYESTE KHÔNG NO VÀ NANO SILICA A200 KHI CÓ CHẤT LIÊN KẾT
Trịnh Minh Đạt
1
, Bùi Chương2
, Bạch Trọng Phúc2*
, Đinh Văn Kải
2
, Lưu Văn Khuê2
1
Trung tâm Vật liệu hữu cơ và Hóa phẩm xây dựng, Viện Vật liệu xây dựng
2
Trung tâm Nghiên cứu Vật liệu Polyme, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội
Đến Tòa soạn 15-9-2011
Abstract
Effects of coupling agent on the structures and properties of nanocomposite materials based on unsaturated
polyester resin and A200 silica nanoparticles were investigated. The viscosity of the resin/A200 silica mixtures
increased with increasing coupling agent content because of forming core-shell structures and the mechanical properties
of polymer nanocomposites generally were better than those without coupling agent and appeared a maximum in
mechanical properties at 4.0 wt% coupling agent content. IR analyze indicated that the coupling agent had reacted with
unsaturated polyester resin and A200 silica nanoparticles. SEM, Fe-SEM and TG-SDC demonstrated more
homogeneous dispersion of A200 silica nanoparticles in the polymer matrix and accompanied by lower glass transition
temperature and melt temperature. Furthermore, it was also found that the best dispersion route involved a methanol
dispersion technique.
1. GIỚI THIỆU
Tính chất của vật liệu polyme nanocompozit phụ
thuộc rất lớn vào nền polyme, hạt nano và phương
pháp chế tạo. Các hạt nanosilica sơ cấp không tồn tại
ở dạng đơn lẻ mà duy trì ở dạng tập hợp do lực bám
dính nội. Các nhóm silanol và siloxan tồn tại trên bề
mặt silica theo 4 kiểu liên kết [1, 2]. Mật độ nhóm
silanol trên bề mặt nanosilica từ 2,5 đến 3,5
SiOH/nm2
. Ngay sau khi tạo thành các hạt sơ cấp,
nanosilica chỉ có các nhóm silanol tự do là chính.
Sau một thời gian, nước hấp phụ phản ứng với các
nhóm siloxan bị kéo giãn và hình thành các nhóm
silanol ghép đôi [3].
Để tăng khả năng phân tán hạt nanosilica trong
nền polyme thì việc sử dụng chất liên kết silan trong
quá trình trộn hợp làm gia tăng liên kết giữa hạt độn
và nền nhựa hoặc hình thành cấu trúc vỏ-lõi cũng đã
được xem xét. Quá trình hình thành cấu trúc vỏ-lõi
qua hai bước: đầu tiên hạt nanosilica được bao bọc
bởi chất liên kết, sau đó chất liên kết tương tác với
nhau tạo thành các oligome siloxanol bám dính dần
trên bề mặt hạt có độ dày lên đến khoảng 20 nm, và
cuối cùng tạo ra các hạt có cấu trúc vỏ-lõi. Để chống
lại sự kết tụ, các cấu trúc vỏ-lõi đơn lẻ kết hợp lại
với nhau thành những tập hợp cấu trúc vỏ-lõi được
che chắn bởi lớp màng mỏng là nhựa nền có kích
thước khoảng 20 nm tạo nên sự ổn định tập hợp
(hình 1) [4].
Hình 1: Cơ chế hình thành cấu trúc vỏ-lõi và hiệu ứng che chắn không gian
2. THỰC NGHIỆM
- Chất liên kết silan MPS (3-metacryloxypropyltrimetoxysilan) của hãng Wacker Silicones
(Đức) có khối lượng phân tử 248,4; tỉ trọng (25oC)
1,05; điểm chớp cháy > 100oC.
Hiệu ứng che
chắn không gian
Chất liên kết Oligome
Cấu trúc vỏ-lõi
TẠP CHÍ HÓA HỌC T. 50(1) 82-85 THÁNG 2 NĂM 2012