Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nghiên cứu chế tạo vật liệu hấp phụ trên cơ sở than hoạt tính và nano titan dioxit ứng dụng trong xử lý môi trường
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
286
NGHIÊN CỨU CHẾ TẠO VẬT LIỆU HẤP PHỤ TRÊN CƠ SỞ THAN HOẠT
TÍNH VÀ NANO TITAN DIOXIT ỨNG DỤNG TRONG XỬ LÝ MÔI TRƯỜNG
Nguyễn Trọng Uyển, Trần Hồng Côn, Đỗ Thị Thủy
*
Khoa Hóa học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội
Đến Tòa soạn 14-4-2011
Abstract
In the present paper, a new inorganic adsorbent on the basis of nanosized titanium dioxide coating on Tra Bac
activated carbon was studied. We also investigated the structure, surface properties, sorption capacity and regeneration
of the material. The experimental results showed that crystal-Ti(IV) compounds distribute identically on activated
carbon surface.The maximun sorption capacity of the material for As3+, Mn2+ and NH4
+
is 22.22 mg/g, 43.4 mg/g and
47.8 mg/g, respectively. PO4
3- anions decrease remarkably the adsorption while F-
and SiO3
2- anions have little effect on
that adsorption. The adsorbent can be reused by regenarating with 0.1 M NaOH solution.
Keywords: Adsorption, titanium dioxide, carbon, enviromental.
1. MỞ ĐẦU
Hiện nay tình trạng ô nhiễm môi trường nước,
đặc biệt là ô nhiễm nước ngầm đang được nhiều nhà
khoa học quan tâm bởi nước ngầm là nguồn nước
sinh hoạt chủ yếu. Nước ngầm bị ô nhiễm thường
chứa các chất có hại cho sức khỏe của con người
như các ion kim loại nặng, các hợp chất của nitơ, lưu
huỳnh, và một số hợp chất hữu cơ khác [2, 3]. Theo
khảo sát của một số tác giả [1] thì trong nước ngầm
của một số vùng tại Hà Nội và các tỉnh đồng bằng
Bắc Bộ nồng độ asen(III,V), amoni và mangan cao
hơn nhiều lần mức độ cho phép và có ảnh hưởng xấu
tới sức khỏe con người và hệ sinh thái tự nhiên.
Than hoạt tính từ lâu đã được sử dụng để làm
sạch nước. Tuy nhiên, ứng dụng của than trong xử lý
nước mới chỉ dừng lại ở việc loại bỏ các hợp chất
hữu cơ và một số các thành phần không phân cực có
hàm lượng nhỏ trong nước. Trong khoảng mười năm
trở lại đây việc sử dụng than hoạt tính biến tính bằng
một số ion kim loại tỏ rõ triển vọng ứng dụng để làm
sạch nước ngầm [4, 5]. Trong bài báo này, chúng tôi
trình bày một số kết quả nghiên cứu chế tạo vật liệu
hấp phụ bằng cách cố định hợp chất Ti(IV) trên than
hoạt tính Trà Bắc và khảo sát khảo sát khả năng
dùng làm chất hấp phụ loại bỏ một số chất ô nhiễm
như: asen, mangan, amoni khỏi nước ngầm của vật
liệu chế tạo được. Kết quả cho thấy rằng vật liệu chế
tạo được có khả năng hấp phụ tốt đối với các ion
được khảo sát và có thể tái sinh dễ dàng.
2. THỰC NGHIỆM
2.1. Hóa chất và phương phương pháp nghiên
cứu
- TiCl4, As2O3, MnSO4, NH4OH, H2SO4, HCl dạng
rắn hoặc dung dịch thuộc loại tinh khiết phân tích.
- Than hoạt tính Trà Bắc (Việt Nam).
- Hình thái, cấu trúc tinh thể của vật liệu được
xác định bằng các phương pháp SEM, XRD, TGA.
- Phân tích asen bằng phương pháp AAS-HVG,
phân tích amoni bằng phương pháp đo màu với
thuốc thử Nessler, phân tích mangan bằng phương
pháp persunphat. Dung lượng hấp phụ cực đại asen,
amoni, mangan của vật liệu được xác định theo mô
hình đẳng nhiệt Langmuir.
2.2. Quy trình chế tạo vật liệu hấp phụ
Than hoạt tính Trà Bắc được nghiền, rây lấy
kích thước 0,5-1 mm, rửa sạch nhiều lần bằng nước
cất, sấy khô. Ngâm 30 g than hoạt tính trong bình
nón chứa sẵn 100 ml dung dịch của 40 ml dung dịch
TiCl4 1%, 40 ml nước cất, 20 ml cồn tuyệt đối, hút
chân không khoảng 30 phút. Đặt bình trên bếp từ
vừa khuấy vừa điều chỉnh nhiệt độ đến 60oC. Nhỏ từ
từ dung dịch NH4OH loãng 5% để thủy phân hết
lượng TiCl4. Để yên 24 giờ, sau đó rửa nhiều lần
bằng nước cất và sấy khô ở 120oC thu được vật liệu.
3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Đánh giá đặc tính của vật liệu chế tạo được
Kết quả chụp SEM của vật liệu cho thấy các hạt
titan dioxit mang trên than có kích thước nano và
phân bố tương đối đồng đều. Để đánh giá khả năng
tạo tinh thể của Ti trên than hoạt tính chúng tôi tiến
hành ghi XRD với góc 2θ từ 20-700
, tốc độ 0,030
/s,
kết quả cho thấy xuất hiện các pic đặc trưng ở góc
TẠP CHÍ HÓA HỌC T. 50(3) 286-289 THÁNG 6 NĂM 2012