Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nghiên cứu chế tạo chấm lượng tử Carbon pha tạp Nitơ nhằm ứng dụng phát hiện ion Fe3+ trong nước
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN
NGUYỄN VĂN THANH
NGHIÊN CỨU CHẾ TẠO CHẤM LƯỢNG TỬ
CARBON PHA TẠP NITƠ NHẰM ỨNG DỤNG
PHÁT HIỆN ION Fe3+TRONG NƯỚC
Chuyên ngành: Vật lý chất rắn
Mã số: 8440104
Người hướng dẫn: PGS. TS. NGUYỄN MINH VƯƠNG
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới
sự hỗ trợ từ giáo viên hướng dẫn PGS.TS. Nguyễn Minh Vương - giảng viên
Trường ĐH Quy Nhơn. Các số liệu và kết quả trong luận văn là trung thực và
chưa được ai công bố trong bất cứ công trình nào khác. Đề tài không có sự sao
chép tài liệu nào, công trình nghiên cứu nào của người khác mà không chỉ rõ
trong mục tài liệu tham khảo. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật
và nhà trường về sự cam đoan này!
Tác giả luận văn
Nguyễn Văn Thanh
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành Luận văn thạc sỹ này và để có thể trở thành một người có
khả năng nghiên cứu khoa học, có định hướng tư duy khoa học đúng đắn, tôi xin
chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của PGS.TS. Nguyễn Minh Vương, người thầy
đã tận tình hướng dẫn và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình thực
hiện. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến quí thầy cô giảng viên Bộ môn
Vật lý – Khoa học vật liệu, Khoa Khoa học Tự nhiên đã rất tận tình giảng dạy,
hỗ trợ trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn này. Trong quá trình
thực hiện luận văn mặc dù đã hết sức cố gắng nhưng chắc chắn không thể tránh
khỏi những thiếu sót. Vì vậy tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các
thầy, cô giáo và các bạn để nội dung đề tài được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân
thành cảm ơn!
Bình Định, tháng 11 năm 2021
Tác giả luận văn
Nguyễn Văn Thanh
MỤC LỤC
DANH MỤC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT.................................................. i
DANH MỤC BẢNG BIỂU.................................................................................ii
DANH MỤC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ.......................................................................iii
MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1
I. Lý do chọn đề tài.............................................................................................. 1
II. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu................................................................ 3
III. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................... 3
IV. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................. 3
V. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài:.................................................... 4
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN............................................................................... 5
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu CQDs..................................................... 5
1.2. Các vật liệu Carbon .................................................................................. 11
1.2.1. Graphene .......................................................................................... 11
1.2.2. Ống nano carbon .............................................................................. 12
1.2.3. Chấm lượng tử carbon...................................................................... 13
1.3. Tính chất và ứng dụng CQDs .................................................................. 14
1.3.1. Cấu trúc chấm lượng tử carbon........................................................ 14
1.3.2. Ưu điểm của CQDs.......................................................................... 14
1.3.3. Ứng dụng chấm lượng tử carbon ..................................................... 15
1.4. Các phương pháp chế tạo chấm lượng tử carbon.................................. 18
1.4.1. Phương thức xuất phát từ lớn đến bé “top – down”......................... 18
1.4.2. Phương thức xuất phát từ bé đến lớn “bottom-up” .......................... 19
1.4.3. Phương pháp thủy nhiệt (hydrothermal).......................................... 19
CHƯƠNG 2: THỰC NGHIỆM CHẾ TẠO VÀ PHƯƠNG PHÁP KHẢO
SÁT MẪU........................................................................................................... 20
2.1. Thực nghiệm chế tạo CQDs ..................................................................... 20
2.1.1. Hóa chất và dụng cụ......................................................................... 20
2.1.2. Thực nghiệm tổng hợp CQDs.......................................................... 20
2.2. Một số phương pháp khảo sát mẫu. ........................................................ 23
2.2.1. Chụp ảnh hiển vi điện tử truyền qua (TEM).................................... 23
2.2.2. Phương pháp phổ quang điện tử tia X (XPS)................................... 23
2.2.3. Phương pháp phổ hấp thụ UV-Vis................................................... 24
2.2.4. Phương pháp phổ huỳnh quang........................................................ 24
2.2.5. Phương pháp phổ hồng ngoại biến đổi Fourier (FTIR) ................... 24
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN................................................... 25
3.1. Hình thái bề mặt và tính chất vi cấu trúc của CQDs pha tạp nitơ ...... 25
3.2. Kết quả đo XPS ......................................................................................... 27
3.3. Tính chất quang......................................................................................... 33
3.3.1. Kết quả đo phổ FTIR........................................................................ 33
3.3.2. Kết quả đo phổ hấp thụ .................................................................... 34
3.3.3. Kết quả đo phổ huỳnh quang ........................................................... 35
3.3.4. Hiệu suất lượng tử............................................................................ 39
3.4. Xác định hàm lượng Fe3+ trong nước sử dụng CQDs ........................... 42
3.5. Cơ chế phát quang của CQDs và cơ chế dập tắt huỳnh quang ............ 48
KẾT LUẬN........................................................................................................ 51
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................... 53
i
DANH MỤC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt Tên đầy đủ Nghĩa tiếng Việt
AC AcidCitrid Axít xi tric
CQDs Carbon Quantum Dots Chấm lượng tử carbon
ED Ethylen Dinamine Ethylen Dinamine
FTIR Fourier-transform infrared
spectroscopy
Quang phổ hồng ngoại biến đổi
HMTA Hexa methylenetetramine Hexa methylenetetramine
HR-TEM High-resolution
Transmission Electron
Microscopy
Kính hiển vi điện tử truyền qua
độ phân giải cao
PL Photoluminescence Phổ huỳnh quang
QYFL Fluorescence Quantum
Yield
Hiệu suất lượng tử huỳnh quang
TEM Transmission Electron
Microscope
Kính hiển vi điện tử truyền qua
UV-Vis Ultraviolet-Visible Quang phổ tử ngoại – khả kiến
XPS X-ray Photoelectron
Spectroscopy
Quang phổ nguyên tử tia X