Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nghiên cứu, chế tạo bộ tạo nháy điện tử ( loại 8 chân) ứng dụng trên hệ thống tín hiệu của xe TOYOTA Innova đời 2015
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ỦY BAN NHÂN DÂN TP.HCM
TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHỆ THỦ ĐỨC TP.HCM
KHOA : CƠ KHÍ Ô TÔ
BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM 2016-2017
NGHIÊN CỨU, CHẾ TẠO BỘ TẠO NHÁY ĐIỆN TỬ
(LOẠI 8 CHÂN) ỨNG DỤNG TRÊN HỆ THỐNG TÍN HIỆU
CỦA XE TOYOTA INNOVA ĐỜI 2015
ĐƠN VỊ CHỦ TRÌ : KHOA CƠ KHÍ Ô TÔ
CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI : BÙI NGỌC TRIỀU
TP.HỒ CHÍ MINH- 5/2017
(LƯU HÀNH NỘI BỘ)
PHẦN NỘI DUNG
A. Lời mở đầu
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
- Bộ tạo nháy là một chi tiết rất quan trọng của hệ thống tín hiệu. Bộ tạo nháy ở mạch báo
rẽ và báo nguy có công dụng tạo cho các bóng nhấp nháy, việc tạo cho bóng đèn nhấp
nháy trước đây dùng bộ chớp cơ có độ bền kém nên hiện nay các hãng xe đời mới chuyển
sang sử dụng bộ chớp điện tử. Bộ chớp điện tử có độ tin cậy cao trong quá trình hoạt động
trên xe. Hiện nay bộ chớp điện tử khi mua chính hãng rất đắt gây khó khăn cho sinh viên,
giáo viên về vật tư thực tập. Vì vậy việc nghiên cứu, chế tạo bộ tạo nháy điện tử với chi
phí thấp, đáp ứng đầy đủ các chức năng làm việc giống như bộ tạo nháy điện tử chính
hãng là việc cần thiết trong quá trình giảng dạy thực tập tại xưỡng của bộ môn điện ô tô.
1.2 .Tình hình nghiên cứu
- Hiện nay việc nghiên cứu bộ tạo nháy điện tử chỉ dừng ở việc nghiên cứu lý thuyết và chế
tạo bộ chớp cơ khí kiểu 3 chân, chưa nghiên cứu, chế tạo được bộ chớp điện tử 8 chân dùng
trên các loại xe hiện đại hiện nay.
1.3 . Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
- Chế tạo bộ tạo nháy điện tử (loại 8 chân) ứng dụng trên hệ thống tín hiệu của xe
Toyota Innova đời 2015, mô phỏng quá trình hoạt động, viết chương trình nạp cho
mạch chế tạo, thử nghiệm tính năng trên mô hình tín hiệu thực tế.
1.4 . Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu là bộ tạo nháy điện tử loại ( loại 8 chân) ứng dụng trên hệ thống
tín hiệu của xe Toyota Innova đời 2015. Phạm vi nghiên cứu là mạch điện tử tạo nháy.
1.5 .Phương pháp nghiên cứu
- Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài, tác giả đã sử dụng tổng hợp các
phương pháp nghiên cứu như: phương pháp nghiên cứu lý thuyết; tổng hợp; phương
pháp thử nghiệm…
1.6 .Đóng góp của đề tài
- Đề tài được hoàn thành sẽ thúc đẩy việc nghiên cứu khoa học trong đội ngũ giảng viên
trong khoa, trong trường, làm ra vật tư thực hành giá rẽ hơn so với vật tư chính hãng
nhưng vẫn đãm bảo các tính năng hoạt động.
MỤC LỤC Trang
A. Lời mở đầu
B. Nội dung chính
Chương 1: Tổng quan, cơ sở lý thuyết của đề tài 1
1.1.Tổng quan 1
1.2.Cơ sở lý thuyết 6
Chương 2: Hệ thống tín hiệu trên xe TOYOTA đời mới 6
2.1. Cấu tạo và hoạt động hệ thống báo rẽ 8
2.2. Cấu tạo và hoạt động hệ thống báo nguy 10
2.3. Các hư hỏng thường gặp hệ thống tín hiệu 15
Chương 3: Nghiên cứu chế tạo bộ tạo nháy 8 chân ứng dụng trên hệ thống tín
hiệu của xe toyota đời mới 16
3.1.Giới thiệu bộ tạo nháy điện tử 8 chân 16
3.2.Thiết kế mạch điều khiển 16
3.3. Chế tạo phần cứng và viết phần mềm 18
3.4. Kiểm tra sản phẩm trên mô hình thực tế 30
3.4. Bảng so sánh bộ tạo nháy kiểu cơ và bộ tạo nháy điện tử 32
3.4. Bảng so sánh bộ tạo nháy điện tử chính hãng và bộ tạo tự làm 32
Chương 4: Kết luận- Đề nghị 33
4.1.Kết luận 33
4.2.Kiến nghị 33
C. Tài liệu tham khảo 34
Nghiên Cứu Khoa Học Cấp Trường Năm Học 2016-2017