Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nghiên cứu chế biến phụ tử và cao phụ tử từ cây ô dầu SaPa để chế tạo thuốc bát vị quế phụ
PREMIUM
Số trang
168
Kích thước
3.7 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
945

Nghiên cứu chế biến phụ tử và cao phụ tử từ cây ô dầu SaPa để chế tạo thuốc bát vị quế phụ

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

bé giao th«ng vËn t¶i

c«ng ty cæ phÇn traphaco

________________________________________________

b¸o c¸o tæng kÕt ®Ò tµi cÊp bé

nghiªn cøu chÕ biÕn phô tö

vµ cao phô tö tõ c©y « ®Çu sa pa

®Ó chÕ t¹o thuèc b¸t vÞ quÕ phô

chñ nhiÖm ®Ò tµi: ThS. bïi hång c−êng

C¬ quan chñ tr×: c«ng ty cæ phÇn traphaco

6345

10/4/2007

hµ néi – 2007

BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI CẤP BỘ

1. Tên đề tài: Nghiên cứu chế biến phụ tử và cao phụ tử từ cây Ô đầu Sa Pa để chế

tạo thuốc Bát vị quế phụ

2. Chủ nhiệm đề tài: ThS. Bùi Hồng Cường

3. Cơ quan chủ trì đề tài: Công ty cổ phần TRAPHACO

4. Cơ quan quản lý đề tài: Bộ Giao thông vận tải

5. Thư ký đề tài:

6. Danh sách những người thực hiện chính:

- ThS. Bùi Hồng Cường

- TS. Phùng Hoà Bình

- PGS.TS. Nguyễn Trọng Thông

- ThS. Vũ Thị Thuận

- ThS. Nguyễn Huy Văn

- TS. Phạm Văn Thanh

- ThS. Chu Thế Ninh

- ThS. Vũ Chí Nguyễn

- DS. Đỗ Tiến Sỹ

- DS. Phạm Thị Thường

- DS. Lâm Thị Bích Hồng

- ThS. Phạm Thị Vân Anh

- ThS. Phạm Thị Giảng

- ThS. Nguyễn Tuấn Anh

7. Các đề tài nhánh của đề tài:

(a) Đề tài nhánh 1

- Tên đề tài nhánh: Nghiên cứu chế biến phụ tử và bào chế cao phụ tử từ cây Ô

đầu Sa Pa

- Chủ nhiệm đề tài nhánh: TS. Phùng Hoà Bình

(b) Đề tài nhánh 2

- Tên đề tài nhánh: Nghiên cứu tác dụng sinh học và độc tính cấp của một số chế

phẩm từ phụ tử Sa Pa

- Chủ nhiệm đề tài nhánh: PGS.TS. Nguyễn Trọng Thông

(c) Đề tài nhánh 3

- Tên đề tài nhánh: Xây dựng quy trình sản xuất thuốc nang Bát vị Quế Phụ

- Chủ nhiệm đề tài nhánh: DS. Lâm Thị Bích Hồng

(d) Đề tài nhánh 4

- Tên đề tài nhánh: Nghiên cứu chiết xuất cao bài thuốc Bát vị Quế Phụ

- Chủ nhiệm đề tài nhánh: DS. Phạm Thị Thường

(e) Đề tài nhánh 5

- Tên đề tài nhánh: Xây dựng tiêu chuẩn cơ sở Phụ tử chế, cao Phụ tử và thuốc

nang Bát vị Quế Phụ

- Chủ nhiệm đề tài nhánh: ThS. Chu Thế Ninh

9. Thời gian thực hiện đề tài từ tháng 1 năm 2006 đến tháng 12 năm 2006

MỤC LỤC

Trang

NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT

DANH MỤC CÁC BẢNG

DANH MỤC CÁC HÌNH

A. TÓM TẮT CÁC KẾT QUẢ NỔI BẬT CỦA ĐỀ TÀI 1

1. Báo cáo tóm tắt những đóng góp mới của đề tài 1

2. Kết quả nổi bật của đề tài 1

3. Đánh giá thực hiện đề tài đối chiếu với đề cương đã được duyệt 3

B. BÁO CÁO CHI TIẾT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 5

ĐẶT VẤN ĐỀ 5

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN 7

1.1. TỔNG QUAN VỀ CHI Aconitum L. VÀ VỊ THUỐC PHỤ TỬ 7

1.1.1. THỰC VẬT HỌC 7

1.1.1.1. Vị trí phân loại chi Aconitum L 7

1.1.1.2. Vấn đề phân loại chi Aconitum L 7

1.1.1.3. Khái quát về nguồn gốc cây Ô đầu trồng ở Sa Pa – Lào Cai hiện nay và

vấn đề tên khoa học của nó

7

1.1.2. THÀNH PHẦN HOÁ HỌC CỦA CHI Aconitum L. VÀ MỘT SỐ

PHƯƠNG PHÁP KIỂM ĐỊNH ALCALOID ACONIT

8

1.1.2.1. THÀNH PHẦN HOÁ HỌC CHI Aconitum L. 8

1.1.2.2. KIỂM ĐỊNH ALCALOID TRONG CHI Aconitum L. 14

1.1.3. TÁC DỤNG DƯỢC LÝ 16

1.1.3.1. Tác dụng lên hệ tim mạch 16

1.1.3.2. Tác dụng chống sốc, chống hạ thân nhiệt 22

1.1.3.3. Tác dụng chống viêm 22

1.1.3.4. Tác dụng giảm đau và giảm nhu cầu morphin đối với tác dụng giảm đau 24

1.1.3.5. Ảnh hưởng đối với chức năng miễn dịch 25

1.1.3.6. Tác dụng kháng khuẩn, kháng nấm, kháng virus 26

1.1.3.7. Tác dụng chống tăng sinh tế bào, chống ung thư 26

1.1.3.8. Tác dụng chống động kinh 27

1.1.3.9. Tác dụng hạ đường huyết 27

1.1.3.10. Các tác dụng khác 28

1.1.4. ĐỘC TÍNH CỦA Ô ĐẦU, PHỤ TỬ 29

1.1.4.1. Độc tính của Ô đầu, Phụ tử và ảnh hưởng của phương pháp chế biến

đến độc tính

29

1.1.4.2. Độc tính của một số TPHH của Phụ tử và sự liên quan giữa độc tính và 31

cấu trúc hoá học

1.1.4.3. Sự thích nghi của cơ thể khi sử dụng lâu dài aconitin 33

1.1.5. TÁC DỤNG VÀ CÔNG DỤNG THEO Y HỌC CỔ TRUYỀN 34

1.1.5.1. Phụ tử sống 34

1.1.5.2. Phụ tử chế 35

1.1.6. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP CHẾ BIẾN PHỤ TỬ 36

1.2. TỔNG QUAN VỀ PHƯƠNG THUỐC BÁT VỊ QUẾ PHỤ 37

1.2.1. Công thức 38

1.2.2. Phân tích phương thuốc 38

1.2.3. Một số kết quả nghiên cứu về tác dụng dược lý của bài thuốc 40

1.2.4. Công năng, chủ trị 41

1.2.5. Chống chỉ định 41

CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 42

2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 42

2.2. PHƯƠNG TIỆN NGHIÊN CỨU, SÚC VẬT THÍ NGHIỆM 43

2.2.1. Thiết bị 43

2.2.2. Hóa chất nghiên cứu 43

2.2.3. Súc vật thí nghiệm 43

2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 43

2.3.1. Nghiên cứu chế biến Phụ tử chế, bào chế cao Phụ tử và chiết xuất

alcaloid

43

2.3.2. Nghiên cứu về hoá học 45

2.3.3. Nghiên cứu độc tính và một số tác dụng dược lý 50

2.3.4. Phương pháp xử lý số liệu 56

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 57

3.1. NGHIÊN CỨU CHẾ BIẾN PHỤ TỬ VÀ BÀO CHẾ CAO PHỤ TỬ 57

3.1.1. Thu hoạch Phụ tử 57

3.1.1.1. Xác định khối lượng và số lượng củ Phụ tử trên một gốc 57

3.1.1.2. Xác định tỉ lệ dược liệu khô/tươi qua các thời kỳ phát triển 60

3.1.2. Chế biến Phụ tử 60

3.1.2.1. Chế biến Hắc phụ phiến 60

3.1.2.2. Chế biến Phụ tử chế từ Phụ tử khô với các dịch ngâm khác nhau 61

3.1.3. Bào chế cao Phụ tử và chiết xuất alcaloid từ cao Phụ tử 63

3.2. NGHIÊN CỨU VỀ HOÁ HỌC 66

3.2.1. ĐỊNH TÍNH 66

3.2.1.1. Định tính alcaloid bằng phản ứng hoá học 66

3.2.1.2. Định tính alcaloid bằng phương pháp quang phổ hấp thụ tử ngoại 67

3.2.1.3.Định tính bằng phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao 68

3.2.2. ĐỊNH LƯỢNG ALCALOID 69

3.2.2.1. Định lượng alcaloid toàn phần 69

3.2.2.2. Định lượng diester alcaloid 72

3.2.2.3. Định lượng aconitin 75

3.3. NGHIÊN CỨU ĐỘC TÍNH VÀ MỘT SỐ TÁC DỤNG DƯỢC LÝ 81

3.3.1. KẾT QUẢ THỬ ĐỘC TÍNH CẤP 81

3.3.2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU MỘT SỐ TÁC DỤNG DƯỢC LÝ 82

3.3.2.1. Kết quả nghiên cứu sự ảnh hưởng của Phụ tử trên tim, mạch và trên cơ

trơn

82

3.3.2.2. Tác dụng trên huyết áp và nhịp tim chó 88

3.3.2.3. Tác dụng giảm đau 91

3.3.2.4. Tác dụng chống viêm 92

3.4. NGHIÊN CỨU BÀO CHẾ VIÊN NANG CỨNG BÁT VỊ QUẾ PHỤ 94

3.4.1. Chế biến các vị thuốc 94

3.4.2. Bào chế cao thuốc, bột thuốc từ các vị dược liệu đã chế biến 95

3.4.3. Bào chế viên nang cứng Bát vị Quế Phụ 96

3.5. XÂY DỰNG TIÊU CHUẨN CƠ SỞ THUỐC NANG BÁT VỊ QUẾ

PHỤ

101

3.5.1. Hình thức 101

3.5.2. Độ đồng đều khối lượng bột thuốc trong nang 101

3.5.3. Độ tan rã 101

3.5.4. Mất khối lượng do làm khô 101

3.5.5. Độ nhiếm khuẩn 101

3.5.6. Độc tính bất thường 101

3.5.7. Định tính 102

CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN KẾT QUẢ 106

4.1. Thời điểm thu hoạch Phụ tử 106

4.2. Về xây dựng dự thảo quy trình chế biến Phụ tử chế và bào chế cao Phụ tử 107

4.3. Tiêu chuẩn Phụ tử sống và các sản phẩm chế biến, bào chế 109

4.4. Độ an toàn và tác dụng dược lý 115

4.5. Quy trình bào chế và tiêu chuẩn cơ sở thuốc nang Bát vị Quế Phụ 121

KẾT LUẬN 122

ĐỀ NGHỊ 123

CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ 124

TÀI LIỆU THAM KHẢO 125

PHỤ LỤC

NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT

A. Aconitum

Ac Acetyl

ADP Adenin diphosphat

Alc Alcaloid

Alc – CN Alcaloid chiết từ cao nước Phụ tử

AlcTP Alcaloid toàn phần

BVQP Bát vị Quế Phụ

CA Catecholamin

CC Cao cồn

CĐ Cao đặc

CE-MS Capillary electrophoresis-mass spectrometry (Điện di mao quản - khối

phổ)

CN Cao nước

CK Cao khô

Cs. cộng sự

CT Công thức

DC Dịch chiết

DĐVN Dược điển Việt Nam

Diester alc Diester alcaloid

DL Dược liệu

DN Dịch ngâm

EtOH Ethanol

GC-MS Gas chromatography-mass spectrometry (Sắc ký khí - khối phổ)

gDL/kgTT Liều tính bằng g dược liệu cho 1 kg thể trọng

H/L Hàm lượng

HPLC High performance liquid chromatography (Sắc ký lỏng hiệu năng cao)

HPP Hắc phụ phiến

KL Khối lượng

LPS Lipopolysacarid

MeOH Methanol

mgDL/kgTT Liều tính bằng mg dược liệu cho 1 kg thể trọng

NB Nhật Bản

NC Nghiên cứu

Nxb Nhà xuất bản

PT Phụ tử

PTC Phụ tử chế

PTMg Phụ tử chế với dung dịch MgCl2

PTMgNa Phụ tử chế với dung dịch MgCl2 và NaCl

PTNa Phụ tử chế với dung dịch NaCl

PTS Phụ tử sống

PVP Polyvinyl pyrolidon

RNA Ribonuclecic acid

RP-HPLC Reversed - phase high performance liquid chromatography (Sắc ký

lỏng hiệu năng cao pha đảo)

STZ Streptozotocin

TDSH Tác dụng sinh học

TPHH Thành phần hoá học

TQ Trung Quốc

TT Thuốc thử

UV Ultraviolet (tử ngoại)

w/w Nồng độ tính theo khối lượng/khối lượng

YDHCT y dược học cổ truyền

YHCT Y học cổ truyền

YHHĐ Y học hiện đại

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng Tên bảng Trang

1.1. Hàm lượng alcaloid toàn phần, diester alcaloid và một số alcaloid

chính trong một số loài thuộc chi Aconitum L.

11

1.2. LD50 của một số loài Aconitum sp. và các sản phẩm chế biến 30

1.3. LD50 của một số thành phần alc. của chi Aconitum L. 32

3.1. Các thời điểm thu hoạch Phụ tử năm 2003 – 2005 57

3.2. Số lượngPhụ tử / gốc giữa các thời kỳ phát triển của cây năm 2004

và 2005

58

3.3. Khối lượngPhụ tử / gốc (g) giữa các thời kỳ phát triển của cây năm

2004 và 2005

59

3.4. Tỷ lệ (%) Phụ tử khô/ tươi của các mẫu thu hoạch năm 2004 – 2005 60

3.5. Hiệu suất chế biến Hắc phụ phiến 61

3.6. Công thức ngâm Phụ tử với dung dịch muối NaCl và MgCl2 61

3.7. Hiệu suất chế biến Phụ tử chế 63

3.8. Hiệu suất bào chế cao Phụ tử 65

3.9. Kết quả định tính alcaloid của các MNC Phụ tử 66

3.10. Hàm lượng (%) alcaloid toàn phần trong các mẫu PTS thu hoạch ở

các thời điểm khác nhau năm 2003, 2004, 2005

70

3.11. Hàm lượng (%) alcaloid toàn phần trong các mẫu PTS, PTC, cao

PT

71

3.12. Kết quảđo độ hấp thụ các mẫu dung dịch aconitin chuẩn 72

3.13. Hàm lượng (%) diester alcaloid trong các mẫu PTS thu hoạch ở các

thời điểm khác nhau năm 2003, 2004, 2005.

73

3.14. Hàm lượng (%) diester alc. trong các mẫu PTS, PTC, cao PT 74

3.15. Tính thích hợp của hệ thống sắc ký 76

3.16. Kết quả khảo sát độ tuyến tính 76

3.17. Kết quả khảo sát độ chính xác của phương pháp định lượng

aconitin

77

3.18. Kết quả khảo sát độ đúng của phương pháp định luợng aconitin 78

3.19. Hàm lượng (mg%) aconitin trong các mẫu PTS thu hoạch ở các

thời điểm khác nhau năm 2003, 2004, 2005

78

3.20. Hàm lượng (mg%) aconitin trong các mẫu nghiên cứu PTS, PTC 79

3.21. Kết quả thử độc tính cấp của Hắc phụ phiến 81

3.22. Kết quả thử độc tính cấp của Alc – CN 82

3.23. Ảnh hưởng của các chế phẩm Phụ tử Sa Pa trên nhịp tim thỏ cô lập 83

3.24. Ảnh hưởng của các chế phẩm Phụ tử Sa Pa trên biên độ tim thỏ cô

lập

84

3.25. Ảnh hưởng của các chế phẩm Phụ tử Sa Pa trên lưu lượng mạch

vành tim thỏ cô lập

85

3.26. Ảnh hưởng của một số chế phẩm Phụ tử Sa Pa trên mạch tai thỏ cô

lập

87

3.27. Ảnh hưởng của một số chế phẩm từ Phụ tử Sa Pa lên huyết áp chó 88

3.28. Ảnh hưởng của một số chế phẩm từ Phụ tử Sa Pa lên nhịp tim chó 89

3.29. Ảnh hưởng của các mẫu nghiên cứu lên thời gian phản ứng với

nhiệt độ

91

3.30. Ảnh hưởng của các thuốc nghiên cứu lên phản ứng đau do acid

acetic

92

3.31. Ảnh hưởng của một số chế phẩm từ Phụ tử Sa Pa lên phản ứng viêm

cấp ở chuột nhắt trắng

93

3.32. Ảnh hưởng của một số chế phẩm từ Phụ tử Sa Pa lên phản ứng viêm

mạn

94

4.1. Hàm lượng alcaloid, diester alcaloid và aconitin trong các mẫu

nghiên cứu

111

4.2. Một số kết quả về phương pháp định lượng aconitin bằng HPLC 112

4.3. Một số chỉ tiêu đề nghị trong tiêu chuẩn sản phẩm 114

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình Tên hình Trang

1.1. Khung Diterpenoid alcaloid Aconitum 9

1.2. Cấu trúc hoá học một số alcaloid nhóm Higenamin 11

2.1. Cây Ô đầu Sa Pa 42

2.2. Rễ củ Ô đầu Sa Pa 42

3.1. Hắc phụ phiến 62

3.2. Phụ tử chế PTMg 62

3.3. Phụ tử chế PTNa 62

3.4. Phụ tử chế PTMgNa 62

3.5. Phổ UV aconitin chuẩn 67

3.6. Phổ UV alcaloid Phụ tử sống 67

3.7. Phổ UV alcaloid Phụ tử chế 67

3.8. Phổ UV alcaloid cao Phụ tử (chiết nước) 67

3.9. Phổ UV alcaloid cao Phụ tử (chiết cồn) 67

3.10. Sắc ký đồ của aconitin chuẩn 68

3.11. Sắc ký đồ alc. trong PTS 68

3.12. Sắc ký đồ alc. trong Phụ tử chế (HPP) 68

3.13. Sắc ký đồ alc. trong cao Phụ tử (chiết nước) 68

3.14. Sắc ký đồ alc. trong cao Phụ tử (chiết cồn) 68

3.15. Biểu đồ hàm lượng alc TP trong các mẫu PTS 70

3.16. Biểu đồ hàm lượng alc TP tính theo dược liệu của các mẫu PTS và

các mẫu chế biến, bào chế

71

3.17. Đường cong chuẩn định lượng diester alcaloid tính theo aconitin 72

3.18. Biểu đồ hàm lượng diester alc. trong PTS 73

3.19. Biểu đồ hàm lượng alc TP tính theo dược liệu của các mẫu PTS và

các mẫu chế biến, bào chế

74

3.20. Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc tuyến tính giữa nồng độ và diện tích pic 76

của aconitin

3.21. Biểu đồ hàm lượng aconitin trong PTS 79

3.22. Biểu đồ hàm lượng aconitin tính theo dược liệu của các mẫu PTS và

các mẫu chế biến, bào chế

80

3.23. Đồ thị biểu diễn sự tương quan tuyến tính giữa liều thử HPP

(gDL/kgTT) với số chuột chết

81

3.24. Đồ thị biểu diễn sự tương quan tuyến tính giữa liều thử Alc – CN

(gDL/kgTT) với số chuột chết

82

3.25. Biểu đồ ảnh hưởng của các chế phẩm Phụ tử Sa Pa trên nhịp tim thỏ

cô lập

84

3.26. Biểu đồ ảnh hưởng của các chế phẩm Phụ tử Sa Pa trên biên độ tim

thỏ cô lập

84

3.27. Biểu đồ ảnh hưởng của các chế phẩm Phụ tử Sa Pa trên lưu lượng

mạch vành tim thỏ cô lập

85

3.28. Tác dụng của Hắc phụ phiến (HPP) trên biên độ co của tim thỏ cô lập 86

3.29. Tác dụng của Phụ tử chế PTNa trên biên độ co của tim thỏ cô lập 86

3.30. Tác dụng của cao nước Phụ tử trên biên độ co của tim thỏ cô lập 86

3.31. Tác dụng của Alcaloid – cao nước trên biên độ co của tim thỏ cô lập 86

3.32. Tác dụng của Bát vị Quế phụ trên biên độ co của tim thỏ cô lập 86

3.33. Ảnh hưởng của một số chế phẩm từ Phụ tử Sa Pa trên nhu động ruột

thỏ

87

3.34. Biểu đồ huyết áp chó trước và các thời điểm sau uống thuốc 88

3.35. Biểu đồ nhịp tim chó trước và các thời điểm sau uống thuốc 89

3.36. Huyết áp chó trước và một số thời điểm sau khi uống thuốc 90

3.37. Sắc ký đồ định tính Phụ tử, Mẫu đơn bì, Sơn thù, Thục địa 105

3.38. Đặc điểm bột Quế chuẩn và viên nang Bát vị Quế Phụ 105

1

A. TÓM TẮT CÁC KẾT QUẢ NỔI BẬT CỦA ĐỀ TÀI

1. Báo cáo tóm tắt những đóng góp mới của đề tài.

Phương thuốc Bát vị Quế Phụ là một cổ phương quý, trong đó Phụ tử chế là vị

thuốc chính, phải được chế biến giảm độc, đảm bảo độ an toàn của bài thuốc. Đề tài

nhằm mục tiêu chế biến được Phụ tử chế và cao Phụ tử an toàn, hiệu lực và bào chế

được thuốc nang Bát vị Quế Phụ.

Phương pháp nghiên cứu thường quy và hiện đại như phương pháp chế biến cổ

truyền, phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao, các phương pháp nghiên cứu tác dụng

dược lý …, được thực hiện tại các phòng thí nghiệm đầu ngành ở Việt Nam.

Từ nguồn nguyên liệu Phụ tử ở Sa Pa, chúng tôi đã lựa chọn được mùa thu

hoạch thích hợp, xây dựng phương pháp chế biến Phụ tử, bào chế cao Phụ tử.

Nghiên cứu về thành phần hoá học, chúng tôi đã xây dựng được phương pháp

định lượng aconitin bằng sắc ký lỏng hiệu năng cao. Đã xác định được hàm lượng

alcaloid toàn phần, diester alcaloid, aconitin trong Phụ tử sống tại các thời điểm thu

hoạch khác nhau và sự thay đổi hàm lượng trong quá trình chế biến, bào chế.

Nghiên cứu về độc tính và tác dụng dược lý cho thấy các chế phẩm có độc tính

rất thấp, có tác dụng tăng biên độ co bóp và tăng lưu lượng mạch vành tim thỏ cô lập,

giãn mạch, giảm nhu động ruột, không ảnh hưởng đến huyết áp, tần số tim.

Lần đầu tiên ở trong nước, đề tài đã nghiên cứu bào chế bài thuốc Bát vị Quế

Phụ dạng viên nang cứng nhằm hiện đại hoá các dạng bào chế cổ truyền.

Tóm lại, đề tài đã thực hiện đầy đủ các nội dung đã đăng ký và đạt được các

mục tiêu đề ra trong đề cương đã được duyệt.

2. Kết quả nổi bật của đề tài.

Vấn đề chế biến Phụ tử an toàn, hiệu lực đã được nhiều nhà khoa học trong và

ngoài nước quan tâm nghiên cứu. Tuy nhiên, các nhà khoa học cũng thừa nhận tác

dụng và độc tính của Phụ tử chế phụ thuộc nhiều yếu tố như nguồn gốc nguyên liệu,

mùa thu hoạch, phương pháp chế biến, kinh nghiệm chế biến,… Đề tài đã đề cập đến

nhiều lĩnh vực nghiên cứu nhằm mục tiêu xây dựng được phương pháp chế biến Phụ tử

2

Sa Pa ổn định, thu được sản phẩm an toàn, hiệu lực để chế tạo viên nang Bát vị Quế

Phụ và các bài thuốc có chứa Phụ tử. Các kết quả chính có thể tóm tắt như sau:

Đã thu hoạch Phụ tử ở Sa Pa trong 3 năm liên tục (2003 – 2005) theo các thời

kỳ sinh trưởng, phát triển của cây Ô đầu. Đã xác định được thời điểm thu hoạch thích

hợp nhất là trong giai đoạn cây đang ra hoa (khoảng cuối tháng 8 đến cuối tháng 10

hàng năm).

Đã khảo sát, chế biến được Hắc phụ phiến từ Phụ tử tươi theo phương pháp cổ

truyền, thu được chế phẩm đạt tiêu chuẩn Dược điển Trung Quốc. Nghiên cứu chế biến

được Phụ tử chế từ Phụ tử khô theo phương pháp ngâm với dung dịch muối MgCl2 và

NaCl. Từ đó xây dựng dự thảo quy trình chế biến Phụ tử. Đã lựa chọn bào chế cao đặc

và cao khô Phụ tử bằng phương pháp chiết nóng với nước để xây dựng quy trình bào

chế cao. Đã chiết xuất được alcaloid từ cao Phụ tử.

Định tính xác định sự có mặt của alcaloid bằng phản ứng hoá học trong Phụ tử

sống, các chế phẩm chế biến, bào chế và các dung dịch ngâm. Đã khảo sát định tính

alcaloid Aconit trong Phụ tử sống và các chế phẩm bằng phương pháp quang phổ tử

ngoại: Phụ tử sống cho hấp thụ cực đại ở bước sóng 231 nm và các chế phẩm chế biến,

bào chế cho hấp thụ cực đại ở 2 bước sóng 231 nm và 274 nm. Định tính aconitin trong

Phụ tử sống và các chế phẩm bằng phương pháp HPLC cho thấy trong Phụ tử sống,

Phụ tử chế có aconitin, trong cao Phụ tử không thấy xuất hiện pic aconitin.

Xác định được hàm lượng alcaloid toàn phần trong các mẫu Phụ tử sống thu

hoạch ở các giai đoạn khác nhau trong 3 năm dao động trong khoảng 0,91 – 1,11%.

Hàm lượng alcaloid toàn phần trong các chế phẩm chế biến, bào chế đều bị giảm đi

đáng kể so với Phụ tử sống. Hàm lượng diester alcaloid trong Phụ tử sống dao động từ

0,18 – 0,31%. Hàm lượng diester alcaloid trong các chế phẩm chế biến, bào chế giảm

nhiều so với Phụ tử sống. Đã xây dựng được phương pháp định lượng aconitin trong

Phụ tử bằng phương pháp sắc kí lỏng hiệu năng cao có độ tin cậy cao. Xác định hàm

lượng aconitin trong Phụ tử sống từ 5,3 – 12,7 mg%. Trong các sản phẩm chế biến,

hàm lượng aconitin giảm nhiều. Trong cao Phụ tử không còn aconitin. Từ những kết

quả nghiên cứu đã xây dựng dự thảo tiêu chuẩn cơ sở của Phụ tử sống và các chế

phẩm.

3

Các chế phẩm PTNa, HPP, CN, Alc – CN đều có độ an toàn cao khi thử độc

tính cấp trên chuột nhắt trắng theo đường uống.

Các chế phẩm PTNa ở nồng độ 1%, HPP 0,5%, CN 1%, Alc – CN 1% đều có

tác dụng tăng biên độ co bóp của tim thỏ cô lập, tăng lưu lượng mạch vành và không

gây loạn nhịp tim. Thuốc Bát vị Quế Phụ ở nồng độ 0,625% cũng có tác dụng gây tăng

biên độ co bóp của tim, không gây loạn nhịp tim.

Chọn 3 chế phẩm Phụ tử chế PTNa, CN và Alc – CN để nghiên cứu một số tác

dụng dược lý khác cho thấy:

- Không ảnh hưởng trên huyết áp và nhịp tim chó với liều uống tương đương 2

gDL/kgTT.

- Có tác dụng giãn mạch tai thỏ cô lập và giảm nhu động ruột thỏ cô lập ở nồng

độ 2 g/l và 10 g/l.

- Không có tác dụng giảm đau trên mô hình mâm nóng nhưng có tác dụng trên

mô hình gây quặn đau bằng acid acetic khi thử bằng đường uống trên chuột nhắt trắng

ở liều tương đương 10 gDL/kgTT.

- Không có tác dụng chống viêm mạn khi cho chuột nhắt trắng uống liều 10

g/kg.

- Phụ tử chế PTNa cho chuột nhắt trắng uống liều 10 g/kg có tác dụng ức chế

phản ứng viêm cấp.

Đã xây dựng được dự thảo quy trình bào chế thuốc nang cứng và xây dựng dự

thảo tiêu chuẩn cơ sở của sản phẩm.

3. Đánh giá thực hiện đề tài đối chiếu với đề cương đã được duyệt.

3.1. Tiến độ.

Theo đề cương được duyệt, đề tài được thực hiện trong 12 tháng (từ tháng

1/2006 đến tháng 12/2006). Chúng tôi đã hoàn thành đề tài đúng tiến độ. Tuy nhiên để

có được những kết quả ổn định và đủ số liệu khoa học, chúng tôi đã thực hiện đề tài từ

năm 2003 các nội dung thu hoạch và chế biến Phụ tử chế, nghiên cứu về hoá học và

thăm dò một số tác dụng dược lý.

3.2. Thực hiện mục tiêu và các nội dung nghiên cứu.

4

Chúng tôi đã hoàn thành đầy đủ các nội dung nghiên cứu và hoàn thành được

mục tiêu đề ra trong đề cương đã được duyệt:

- Đã thu hoạch Phụ tử, chọn thời điểm thu hoạch thích hợp.

- Đã nghiên cứu chế biến Hắc phụ phiến, Phụ tử chế, bào chế cao Phụ tử, chiết

xuất alcaloid.

- Đã nghiên cứu định lượng alcaloid toàn phần, diester alcaloid, aconitin trong

các mẫu Phụ tử sống và chế.

- Đã nghiên cứu độc tính cấp của các chế phẩm

- Đã nghiên cứu tác dụng trên tim, động mạch vành tim thỏ cô lập, tác dụng

trên huyết áp, nhịp tim, tác dụng trên cơ trơn, tác dụng giảm đau, tác dụng

chống viêm cấp và mạn.

- Đã căn cứ kết quả nghiên cứu về chế biến, hoá học, tác dụng dược lý để xây

dựng dự thảo phương pháp chế biến Phụ tử, bào chế cao Phụ tử.

- Đã xây dựng dự thảo tiêu chuẩn cơ sở của Phụ tử chế, cao Phụ tử.

- Đã nghiên cứu chế tạo được thuốc nang Bát vị Quế Phụ và xây dựng dự thảo

tiêu chuẩn cơ sở sản phẩm.

3.3. Kết quả đào tạo và các công trình đã công bố.

Trong quá trình thực hiện, đề tài đã góp phần đào tạo 2 thạc sĩ dược học, 4 dược

sĩ đại học (đã bảo vệ), 1 sinh viên Đại học Dược và 1 nghiên cứu sinh chuẩn bị bảo vệ.

Kết quả của đề tài đã được đăng tải trong 7 bài báo khoa học ở tạp chí Dược học

và tạp chí Dược liệu, 2 bài đăng trong sách Nghiên cứu phát triển dược liệu và đông

dược ở Việt Nam, nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật (2006). Đề tài cũng đã được báo

cáo tại Hội nghị Khoa học công nghệ Viện Dược liệu năm 2006.

3.4. Đánh giá về sử dụng kinh phí.

- Kinh phí được duyệt thuộc NSNN: 150 triệu đồng

- Nguồn vốn tự có: 150 triệu đồng

Chúng tôi đã sử dụng kinh phí theo đúng dự toán và đúng kế hoạch đã được

duyệt. Ngoài ra, công ty cổ phần TRAPHACO đã cấp trước kinh phí để thực hiện một

số nội dung đề tài và cấp bổ sung một số chi phí phát sinh ngoài dự toán.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!