Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nghiên Cứu Bảo Tồn Loài Bách Xanh Núi Đá Calocedrus Rupestris Aver H Nguyen L K Phan Tại Khu Bảo Tồn Thiên Nhiên Tát Kẻ Bản Bung Tỉnh Tuyên Quang
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP VIỆT NAM
KHOA QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG VÀ MÔI TRƢỜNG
TÓM TẮT KHÓA LUẬN
1. Tên khóa luận: “Nghiên cứu bảo tồn loài Bách xanh núi đá (Calocedrus
rupestris Aver. H.Nguyen & L.K.Phan) tại Khu bảo tồn thiên nhiên Tát Kẻ - Bản
Bung, tỉnh Tuyên Quang”.
2. Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Nhật Huyền
3. Giáo viên hƣớng dẫn: ThS. Phạm Thành Trang
4. Mục tiêu nghiên cứu
4.1. Mục tiêu chung
Xác định đặc điểm phân bố và tình trạng bảo tồn loài Bách xanh núi đá
(Calocedrus rupestris Aver. H. Nguyen & L.K.Phan) tại Khu bảo tồn thiên
nhiên Tát Kẻ - Bản Bung là cơ sở để đề xuất giải pháp bảo tồn loài thực vật rừng
quý hiếm này.
4.2. Mục tiêu cụ thể
- Xác định đƣợc đặc điểm phân bố của loài tại KBTTN Tát Kẻ - Bản Bung,
đặc điểm cấu trúc rừng nơi có loài Bách xanh núi đá phân bố.
- Đề xuất đƣợc một số giải pháp bảo tồn loài Bách xanh núi đá (Calocedrus
rupestris Aver. H. Nguyen & L.K.Phan).
5. Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu đặc điểm phân bố của loài ở khu bảo tồn.
- Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc rừng nơi có loài Bách xanh núi đá phân bố.
- Thực trạng công tác bảo vệ rừng ở KBTTN Tát Kẻ - Bản Bung.
- Đề xuất các giải pháp bảo tồn loài Bách xanh núi đá.
6. Kết quả nghiên cứu
Qúa trình điều tra thực đia cũng nhƣ thu thập số liệu đề tài đã thu đƣợc
những kết quả sau:
6.1. Đặc điểm phân bố của Bách xanh núi đá
Khu vực phân bố Bách xanh núi đá ở KBTTN Tát Kẻ - Bản Bung có nhiệt
độ trung bình năm là 23,5ºC, nhiệt độ thấp nhất 4
0C; nhiệt độ cao nhất 390C.
Kết quả điều tra cho thấy loài BXNĐ phân bố ở độ cao trên 900m, số
lƣợng bắt gặp rất ít và chỉ tập trung trên đỉnh Phia Bôn, độ dốc dọc tuyến dao
động từ 20º - 45º. Phát hiện loài BXNĐ với số lƣợng 5 cây trong khoảng đai cao
trên 900m, khu vực có độ cao dƣới 900m không phát hiện BXNĐ phân bố.
BXNĐ mọc theo 2 hƣớng là Tây Nam và Tây, với độ dốc từ 35 - 38º. Kết quả
điều tra cũng cho thấy cây con tái sinh của loài ít với 5 cá thể Bách xanh trƣởng
thành mới chỉ tìm thấy đƣợc 3 cá thể cây tái sinh.
6.2. Đặc điểm cấu trúc rừng nơi có Bách xanh núi đá phân bố
- Loài Bách xanh núi đá điều tra đƣợc phân bố tại khu vực Tát kẻ có phân
bố khá hẹp rải rác trong rừng tự nhiên trên núi đá vôi thuộc trạng thái rừng
IIIA1, hầu hết cây có kích thƣớc nhỏ, đƣờng kính trung bình D1.3 = 27,82cm,
Hvn = 14,24 m. BXNĐ tập chủ yếu tập trung ở tầng vƣợt tán và tầng tán chính.
Trong quá trình điều tra ghi nhận một số loài thƣờng gặp xung quanh
Bách xanh núi đá là Thông tre lá ngắn, Trâm, Trai, Hồng rừng, Bứa, Đa và một
số loài khác. Kết quả này cũng cho thấy sự hỗn giao của một số ngành hạt trần
có phân bố trên vùng núi cao đá vôi là cơ sở cho việc nhân giống cây Bách xanh
núi đá phù hợp và có hiệu quả hơn.
- Tầng cây cao rừng tự nhiên nơi có BXNĐ phân bố tại KBTTN Tát Kẻ
đƣợc chia làm 3 tầng: Tầng vƣợt tán có chiều cao 15 - 20m, bao gồm các loài
cây gỗ nhƣ: Bách xanh núi đá, Thông tre lá ngắn, Bục bạc, Song mật,… Tuy
nhiên tầng này phân bố phân tán rải rác, không tập trung; Tầng tán chính có
chiều cao dao động từ 8 – 15m bao gồm các loài cây gỗ nhƣ: Bứa, Hồng rừng,
Đa,… tạo thành tầng tán chính của rừng tuy nhiên do mật độ cây thấp nên tầng
tán chính không liên tục; Tầng cây bụi, thảm tƣơi bao gồm các loài cây bụi cao 3
– 4m và các loài thân thảo mọc trên đất hay sống bám trên đá: Sầm, Sòi, Cao
cẳng, Lan tổ điểu, Cỏ lá tre, Thu hải đƣờng, Lan hài, Cỏ rác, …; Ngoài ra còn có
các loài dây le: Dây đất, Dây bá, ...
- Mật độ cây tái sinh của rừng không cao đạt 140 cây/ha. Cây tái sinh có
nguồn gốc từ hạt chiếm chủ yếu chiếm 85,71%, tuy vậy nhƣng chất lƣợng cây
tái sinh không cao số cây mang phẩm chất tốt chỉ chiếm 21,43%. Với Bách xanh
núi đá tại khu vực nghiên cứu chỉ phát hiện cây con tái sinh từ hạt không phát
hiện tái sinh chồi, chất lƣợng tái sinh không cao chỉ phát hiện 3 cây con tái sinh
mang phẩm chất trung bình và xấu. Có thế thấy thế hệ kế cận của loài rất ít và
kém nên nguy cơ bị đe dọa càng cao.
6.3Đánh gitực trạngông tácbảo tồn ơiBách xanh úiđá phân bố
Khu vực nghiên cứu thuộc vùng lõi của KBT dƣới sự quản lý của Hạt
kiểm lâm KBTTN Tát Kẻ - Bản Bung, nên theo sự quan sát thực địa và phỏng
vấn, công tác bảo tồn tại khu vực đƣợc coi là ổn định.
Trên địa bàn quản lý của Hạt kiểm lâm có 2 trạm kiểm lâm (trạm Bắc
Vãng và trạm Phia Phoong - mỗi trạm có trạm trƣởng và 3 kiểm lâm viên) và 3
chốt kiểm lâm (chốt Lũng Vai, chốt Nà Tạng và chốt Tát Kẻ - mỗi chốt có 4
tuần rừng) thƣờng xuyên tuần tra theo các tuyến để nắm bắt tình hình khu vực.
Trong quá trình thực tập ngoài thực địa, không thấy xuất hiện dấu vết khai
thác gỗ gần đây, đặc biệt là gỗ bách xanh.
Các tác động của con ngƣời đến tại nguyên rừng còn một số tồn tại sau:
- Khai thác lâm sản trái phép
- Sẵn bắt động vật hoang dã
- Chăn thả gia súc
- Đốt rừng làm nƣơng rẫy
- Lửa rừng: có ảnh hƣởng rất lớn đến tài nguyên thực vật rừng. Lửa rừng
do nhiều nguyên nhân khác nhau nhƣ: Đốt nƣơng làm rẫy mà không có sự kiểm
soát của con ngƣời, thiếu ý thức khi mang lửa và sử dụng lửa trong rừng, do các
điều kiện tự nhiên khác nhƣ: nắng nóng, khô hanh rất dễ gây ra cháy rừng.
So với trƣớc kia các tác động đến rừng hiện nay ngày càng giảm, hiểu biết
của ngƣời dân tốt hơn và họ cũng có ý thức hơn trong việc bảo vệ rừng.
6.3. Đề xuất các giải pháp bảo tồn loài Bách xanh núi đá cho khu vực
nghiên cứu
*Giải pháp lâm sinh
- Xúc tiến tái sinh tự nhiên bằng cách giảm độ che phủ của tầng cây bụi,
thảm cỏ tạo điều kiện cho hạt Bách xanh phát triển thành cây con.
- Theo dõi diễn biến vật hậu của loài, kịp thời thu hái hạt giống, bổ sung
vào ngân hàng hạt giống để duy trì nguồn gen của loài cây nguy cấp này. Thử
nghiệm nhân giống hữu tính từ hạt, áp dụng các biện pháp kỹ thuật xử lý và
chăm sóc hạt, chọn thời điểm thích hợp tiến hành gieo trồng nhân giống từ hạt.
- Duy trì bảo vệ rừng hiện có, phục hồi nhanh chóng thảm thực vật và tạo
nguồn thu nhập ổn định cho ngƣời dân.
- Thực hiện các chƣơng trình nghiên cứu khoa học theo hƣớng chuyên sâu
đến từng loài hiện có.
*Giải pháp về kinh tế xã hội
- Tăng cƣờng công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của ngƣời dân và
cán bộ kiểm lâm.
- Triển khai các chƣơng trình, dự án đầu tƣ cho công tác bảo vệ, khoanh
nuôi, trồng rừng... nhằm nâng cao thu nhập, thay thế sản phẩm từ rừng tự nhiên
bằng các sản phẩm rừng trồng, giảm áp lực tới tài nguyên rừng trong KBT.
- Khai thác, sử dụng hiệu quả nguồn quỹ đất nông nghiệp, lâm nghiệp trên
địa bàn.
*Tăng cường công tác thực thi pháp luật
- Quy hoạch rừng, tiến hành đánh dấu tất cả cá thể Bách xanh núi đá
trƣởng thành và tái sinh, kịp thời đƣa vào hồ sơ quản lý chặt chẽ.
- Tăng cƣờng công tác kiểm tra, tuần tra rừng cả về thời lƣợng và số lần
kiểm tra để ngăn chặn hành vi khai thác, vận chuyển gỗ trái phép trên địa bàn;
quản lý tình trạng phát, đốt rừng làm nƣơng rẫy của ngƣời dân.
- Xây dựng các phƣơng án bảo vệ, sử dụng rừng bền vững, xây dựng lực
lƣợng bảo vệ rừng tại chỗ đến từng thôn bản lực lƣợng kiểm lâm làm nòng cốt.
Hà nội, ngày 18 tháng 6 năm 2017
Sinh viên
Nguyễn Thị Nhật Huyền
LỜI CẢM ƠN
Để đánh giá kết quả và năng lực của mỗi sinh viên sau khi kết thúc chƣơng
trình đào tạo Đại học hệ chính quy tại trƣờng ĐHLN, đồng thời giúp sinh viên
chau dồi, bổ sung thêm những kỹ năng trong giao tiếp và điều tra ngoài thực địa
thì mỗi sinh viên cần hoàn thiện tốt một khóa luận tốt nghiệp.
Dƣới sự cho phép của Khoa Quản lý tài nguyên rừng và môi trƣờng, bộ môn
Thực vật rừng cùng sự hƣớng dẫn từ thầy Phạm Thành Trang đề tài: “Nghiên cứu
bảo tồn loài Bách xanh núi đá(Calocedrus rupestris Aver. H.Nguyen &
L.K.Phan) tại Khu bảo tồn thiên nhiên Tát Kẻ - Bản Bung, tỉnh Tuyên Quang”
đƣợc tiến hành thực hiện từ tháng 02 năm 2017 đến tháng 5 năm 2017.
Sau thời gian làm việc khẩn trƣơng và nghiêm túc dƣới sự hƣớng dẫn của
ThS. Phạm Thành Trang đến nay tối đã hoàn thành xong khóa luận tốt nghiệp.
Để có đƣợc kết quả này tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ths. Phạm Thành
Trang đã tận tình chỉ bảo và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình tôi thực hiện.
Nhân dịp này tôi cũng xin gửi lời cảm ơn Hạt kiểm lâm Khu bảo tồn thiên
nhiên Tát Kẻ - Bản Bung, cùng nhân dân trong thị trấn Na Hang đã tạo điều kiện
thuận lợi giúp tôi trong quá trình di chuyển đến khu vực nghiên cứu, thu thập
các tài liệu và thông tin cần thiết để tôi hoàn thành khóa luận.
Cuối cùng, tôi xin cảm ơn gia đình, ngƣời thân và bạn bè đã ủng hộ và
động viên tôi cả về vật chất và tinh thần để tôi hoàn thành đƣợc đề tài.
Mặc dù đã hết sức cố gắng nhƣng do thời gian còn hạn chế, kinh nghiệm
điều tra chƣa nhiều nên không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Kính
mong các thầy cô và bạn bè cùng đóng góp ý kiến để khóa luận đƣợc hoàn thiện
hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn! Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thị Nhật Huyền