Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nghiên Cứu Bảo Tồn Chuyển Chỗ Loài Tam Thất Gừng Stahlianthus Thorelii Gagnep Tại Vùng Đệm Vườn Quốc Gia Ba Vì
PREMIUM
Số trang
91
Kích thước
1.7 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1330

Nghiên Cứu Bảo Tồn Chuyển Chỗ Loài Tam Thất Gừng Stahlianthus Thorelii Gagnep Tại Vùng Đệm Vườn Quốc Gia Ba Vì

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

HOÀNG LIÊN SƠN

NGHIÊN CỨU BẢO TỒN CHUYỂN CHỖ LOÀI

TAM THẤT GỪNG (Stahlianthus thorelii Gagnep.)

TẠI VÙNG ĐỆM VƢỜN QUỐC GIA BA VÌ

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG

MÃ SỐ: 8620211

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:

PGS.TS. TRẦN NGỌC HẢI

Hà Nội, 2019

i

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,

kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong

bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác.

Nếu nội dung nghiên cứu của tôi trùng lặp với bất kỳ công trình nghiên

cứu nào đã công bố, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm và tuân thủ kết luận

đánh giá luận văn của Hội đồng khoa học.

Hà Nội, ngày 30 tháng 10 năm 2019

Người cam đoan

Hoàng Liên Sơn

ii

LỜI CẢM ƠN

Luận văn được hình thành theo chương trình đào tạo Thạc sĩ khóa

K25B1.2 tại Trường Đại hoc Lâm nghiệp.

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban giám hiệu Trường Đại

học Lâm nghiệp, Phòng Đào tạo sau đại học, các thầy cô giáo, đặc biệt là

NGƯT.PGS.TS Trần Ngọc Hải người trực tiếp hướng dẫn khoa học, đã tận

tình giúp đỡ, truyển đạt những kiến thức, kinh nghiệm quý báu và giành

những tình cảm tốt đẹp cho tôi trong quá trình hoàn thành luận văn.

Tôi xin gửi lời cảm ơn tới Thạc sỹ Lê Văn Quang - chủ nhiệm đề tài

Nghiên cứu th t nh n gi ng à t ng th m nh y m th t g ng

t h i nth tho ii gn p t i h yện Ba Vì, Hà Nội đã hỗ trợ cho tôi trong

quá trình điều tra thu thập số liệu và cho phép sử dụng một phần số liệu của

đề tài vào kết quả của luận văn.

Nhân dịp này tôi xin tỏ lòng biết ơn tới các đơn vị, ban ngành: Vườn

Quốc gia Ba Vì,…. đã giúp đỡ tôi có được những thông tin, số liệu, hỗ trợ

hiện trường trong quá trình thực hiện luận văn. Cảm ơn toàn thể đồng nghiệp,

bạn bè đã động viên, giúp đỡ tôi hoàn thành khóa học.

Mặc dù đã làm việc vơi tất cả sự nỗ lực, nhưng do hạn chế về trình độ

và thời gian nên luận văn khó tránh khỏi những thiếu xót nhất định. Tôi rất

mong nhận được những ý kiến đóng góp xây dựng quý báu của các nhà khoa

học và đồng nghiệp.

Xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 30 tháng 10 năm 2019

Tác giả

Hoàng Liên Sơn

iii

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN............................................................................................................................i

LỜI CẢM ƠN................................................................................................................................ ii

DANH MỤC KÝ HIỆU CHỮ VIẾT TẮT ..............................................................................v

DANH MỤC CÁC BẢNG......................................................................................................... vi

DANH MỤC CÁC HÌNH.........................................................................................................vii

ĐẶT VẤN ĐỀ.................................................................................................................................1

Chƣơng 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU..............................................................3

1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu, luận giải về mục tiêu và những nội dung nghiên cứu.3

1.1.1.Đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu........................................................ 3

1.1.2. Luận giải về tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu ...................................... 11

1.2. Đặc điểm khu vực nghiên cứu........................................................................16

1.2.1. Điều kiện tự nhiên – kinh tế, xã hội xã Yên Bài ........................................... 16

1.2.2. Điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội xã Ba Vì................................................. 19

Chƣơng 2 MỤC TIÊU, ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...23

2.1. Đối tượng nghiên cứu.....................................................................................23

2.2. Mục tiêu nghiên cứu.......................................................................................23

2.3. Nội dung nghiên cứu ......................................................................................23

2.4. Phương pháp nghiên cứu................................................................................24

2.4.1. Nghiên cứu đặc điểm sinh vật học loài Tam thất gừng .............................. 24

2.4.2. Nghiên cứu xác định thành phần hỗn hợp ruột bầu phù hợp................... 25

2.4.3. Nghiên cứu xác định phương pháp nhân giống bằng củ phù hợp (bằng

củ, cắt đoạn củ).............................................................................................................. 27

2.4.4. Nghiên cứu xác định chế độ che sáng phù hợp cho cây con trong vườn

ươm.................................................................................................................................. 29

2.4.5. Phương pháp nhập, xử lý số liệu và viết báo cáo kết quả thực hiện nội

dung thí nghiệm............................................................................................................. 30

Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, THẢO LUẬN........................................................... 32

3.1. Đặc điểm sinh vật học loài Tam thất rừng .....................................................32

3.1.1. Đặc điểm hình thái, giải phẫu.......................................................................... 32

3.1.2. Đặc điểm vật hậu................................................................................................ 36

3.2. Giá trị sử dụng của Tam thất gừng.................................................................37

3.3. Thử nghiệm nhân giống Tam thất gừng .........................................................37

3.3.1. Kết quả nghiên cứu xác định thành phần hỗn hợp ruột bầu phù hợp.... 37

iv

3.3.2. Kết quả nghiên cứu xác định phương pháp nhân giống bằng củ phù hợp

(bằng củ, cắt đoạn củ) .................................................................................................. 43

3.3.3. Kết quả nghiên cứu xác định chế độ che sáng phù hợp cho cây con trong

vườn ươm ....................................................................................................................... 49

3.4. Tổng hợp kỹ thuật nhân giống vô tính cây Tam thất gừng (bằng củ và cắt

đoạn củ) .................................................................................................................53

3.4.1. Thiết lập vườn ươm ........................................................................................... 53

3.4.2. Nguồn giống và thời vụ gieo ươm ................................................................... 54

3.4.3. Công tác gieo ươm.............................................................................................. 54

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.................................................................................................. 61

1. Kết luận..............................................................................................................61

2. Tồn tại................................................................................................................62

3. Kiến nghị ...........................................................................................................62

TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................................ 63

PHỤ LỤC...................................................................................................................................... 65

v

DANH MỤC KÝ HIỆU CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ

WHO Tố chức Y tế thế giới

LSNG Lâm sản ngoài gỗ

CT Công thức

TN Thí nghiệm

vi

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 3.1. Kết quả phân tích giải phẫu lá Tam thất gừng................................ 33

Bảng 3.2. Kết quả xác định hàm lượng diệp lục a, b của loài Tam thất gừng 35

Bảng 3.3. Ảnh hưởng của thành phần hỗn hợp ruột bầu với tỷ lệ sống của cây

con Tam thất gừng trong vườn ươm ............................................................... 38

Bảng 3.4. Ảnh hưởng của thành phần hỗn hợp ruột bầu tới sinh trưởng của

cây con Tam thất gừng trong vườn ươm (giai đoạn 2 tháng tuổi).................. 40

Bảng 3.5. Ảnh hưởng của thành phần hỗn hợp ruột bầu tới chất lượng của cây

con Tam thất gừng trong vườn ươm (giai đoạn 2 tháng tuổi)......................... 42

Bảng 3.6. Ảnh hưởng của phương pháp nhân giống với tỷ lệ sống của cây con

Tam thất gừng trong vườn ươm...................................................................... 44

Bảng 3.7. Ảnh hưởng của phương pháp nhân giống tới hệ số nhân giống và

sinh trưởng của cây con Tam thất gừng trong vườn ươm (giai đoạn 2 tháng

tuổi) ................................................................................................................. 45

Bảng 3.8. Ảnh hưởng của phương pháp nhân giống tới chất lượng của cây con

Tam thất gừng trong vườn ươm (giai đoạn 2 tháng tuổi) ............................... 48

Bảng 3.9. Ảnh hưởng của chế độ che sáng tới tỷ lệ sống của cây con Tam thất

gừng trong vườn ươm ..................................................................................... 49

Bảng 3.10. Ảnh hưởng của chế độc he sáng tới sinh tưởng của cây con Tam

thất gừng trong vườn ươm (giai đoạn 2 tháng tuổi)........................................ 51

Bảng 3.11. Ảnh hưởng của chế độ che sáng tới chất lượng của cây con Tam

thất gừng trong vườn ươm (giai đoạn 2 tháng tuổi)........................................ 52

vii

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 2.1. Sơ đồ bố trí thí nghiệm xác định thành phần hỗn hợp ruột bầu...... 26

Hình 2.2. Sơ đồ bố trí thí nghiệm bằng phương pháp nhân giống.................. 28

Hình 2.3. Hình ảnh đo đếm tại vườn ươm ...................................................... 29

Hình 2.4. Sơ đồ bố trí thí nghiệm che sáng..................................................... 30

Hình 3.1. (1) Hình thái phiến lá Tam thất gừng; (2) Hình thái thân, rễ và củ

Tam thất gừng 1 năm tuổi ............................................................................... 33

Hình 3.2. Cấu tạo giải phẫu lá ở Tam thất gừng............................................. 34

Hình 3.3. Hoa của loài Tam thất gừng (Nguồn: Lê Văn Quang, 2019) ......... 36

Hình 3.4. Củ giống đủ điều kiện nhân giống .................................................. 39

Hình 3.5. Cấy củ giống vào bầu chuẩn bị hiện trường thí nghiệm................. 39

Hình 3.6. Cây con sau 2 tháng nhân giống các công thức ruột bầu................ 42

Hình 3.7. Cây con nhân giống sau 1 tháng tuổi.............................................. 47

Hình 3.8. Cây trong các công thức thí nghiệm che sáng giai đoạn 2 tháng tuổi

......................................................................................................................... 50

1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Hiện nay nhu cầu khai thác và sử dụng các loại dược liệu có nguồn

gốc từ thực vật ngày càng tăng cao. Do đó, vấn đề trồng và phát triển các

loài cây dược liệu quý, bản địa được nước ta đặc biệt quan tâm trong những

năm gần đây.

Tam thất gừng (tên khoa học là Stahlianthus thorelii Gagnep.) hay

Khương tam thất, phân bố ở một số tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam, phía

Nam Trung Quốc và Ấn Độ (có độ cao từ 1200 - 1500m) là một loài thuộc

họ Gừng (Zingiberaceae) mang những đặc điểm chung của họ Gừng đồng

thời, Tam thất gừng còn có những đặc điểm riêng biệt: Cây có nhiều củ nhỏ

đường kính từ 1-1,5cm xếp thành chuỗi, có rễ con dạng sợi, lá mọc rời từ 3

- 5 cái, phiến lá thuôn dài, chóp nhọn, màu lục, pha nâu hay nâu tím.

Ở trên thế giới, hiện có rất ít công trình nghiên cứu về loài Tam thất

gừng. Các nghiên cứu mới chỉ tập trung mô tả đặc điểm hình thái, sinh thái

cũng như phân bố của loài. Việc nghiên cứu bảo tồn nhân giống, kỹ thuật

trồng thâm canh là khoảng trống rất lớn chưa được thực hiện.

Ở Việt Nam đã có một số tài liệu và công trình nghiên cứu về hình

thái, sinh thái, phân bố cũng như kinh nghiệm nhân giống và gây trồng cây

Tam thất gừng, bước đầu đánh giá thành phần dược liệu. Đây là những tiền

đề quan trọng cho việc phát triển loài cây dược liệu quý này. Với ưu điểm

có biên độ sinh thái rộng, dễ nhân giống và gây trồng, chăm sóc trên nhiều

loại đất khác nhau có t nh chất ẩm, đất tốt. Thị trường dược liệu hiện nay

rất rộng mở, giá thành tốt (hiện giao động 400 - 700 nghìn kg khô). Cây có

thể được trồng tận dụng trong vườn hộ, đất nương rẫy, dưới tán cây ăn

quả,… nên rất thuận lợi cho việc phát triển kinh tế, cải thiện sinh kế cho

người dân ở nông thôn, miền núi ở Việt Nam.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!