Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nghiên cứu áp dụng tiêu chuẩn ISO 15489 vào quản lý tài liệu lưu trữ điện tử tại các lưu trữ lịch sử
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Nghiên cứu áp dụng tiêu chuẩn ISO 15489
vào quản lý tài liệu lưu trữ điện tử tại các
lưu trữ lịch sử hiện nay
Nguyễn Thị Thùy Linh
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
Luận văn Thạc sĩ ngành: Lưu trữ; Mã số: 60 32 24
Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Thị Liên Hương
Năm bảo vệ: 2011
Abstract. Khái quát lại những vấn đề lý thuyết liên quan tới tài liệu điện tử (như
định nghĩa, đặc điểm, giá trị tài liệu); quản lý tài liệu điện tử ; cấu trúc, nguyên tắc
và yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 15489. Nghiên cứu áp dụng tiêu chuẩn ISO 15489
vào quản lý tài liệu điện tử tại các lưu trữ lịch sử ở Việt Nam hiện nay: khảo sát,
đánh giá tình hình quản lý tài liệu điện tử tại 05 cơ quan: Trung tâm Lưu trữ Quốc
gia I, II, III, IV và Kho Lưu trữ Văn phòng trung Ương Đảng, qua đó thấy được sự
cần thiết phải áp dụng ISO 15489 vào quản lý tài liệu điện tử và đưa ra các nội dung
áp dụng tiêu chuẩn trong nghiệp vụ lưu trữ cũng như quản lý lưu trữ đối với tài liệu
điện tử. Đề xuất các giải pháp áp dụng tiêu chuẩn ISO 15489 vào quản lý tài liệu
điện tử.
Keywords. Lưu trữ học; Tiêu chuẩn Iso; Tài liệu điện tử; Quản lý tài liệu
Content
LỜI NÓI ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Ngày nay, sự phát triển không ngừng của khoa học công nghệ cùng sự bùng nổ của
thông tin số đã đem lại những tác động không nhỏ tới mọi mặt đời sống xã hội. Ngành lưu trữ
cũng không nằm ngoài sự tác động đó, cũng phải tiếp nhận những yếu tố mới, với những yêu
cầu mới, nhiệm vụ mới. Hòa trong xu thế phát triển của kỷ nguyên khoa học hiện đại và xuất
phát từ thực tế quá trình ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan, tổ chức, một loại
hình tài liệu mới đã được hình thành, đó là tài liệu điện tử.
Khác với tài liệu truyền thống - thông tin được ghi trên giấy và con người có thể cầm
đọc được trực tiếp, trong bất cứ hoàn cảnh nào thì đối với tài liệu điện tử, thông tin được ghi
trên đĩa cứng, đĩa mềm, băng từ, đĩa CD, đĩa DVD, các thiết bị lưu trữ khác và chỉ có thể khai
thác, sử dụng được thông qua máy tính có chứa phần mềm tương thích. Có thể nói, tài liệu
điện tử đã và đang được sản sinh với khối lượng lớn, các vấn đề nghiệp vụ văn thư, lưu trữ
cũng như vấn đề quản lý đối với tài liệu lưu trữ điện tử đang là cơ hội và thách thức đối với
những người làm công tác lưu trữ, đòi hỏi phải được đầu tư nghiên cứu sâu rộng hơn nữa.
Nghiên cứu về áp dụng tiêu chuẩn quốc tế vào quản lý tài liệu điện tử sẽ giúp chuẩn
hóa và nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan, tổ chức; phát huy giá trị của loại hình
tài liệu lưu trữ mới - tài liệu lưu trữ điện tử. Với việc liên hệ tới công tác quản lý tài liệu điện
tử tại các kho lưu trữ trung ương, mà cụ thể ở đây là Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I, II, III, IV
và Kho Lưu trữ Văn phòng Trung ương Đảng, đề tài sẽ trở nên thực tế, những lý thuyết được
đưa ra không chỉ đơn thuần là lý luận suông, mà trái lại đã được nghiên cứu áp dụng và được
minh chứng trong thực tiễn.
Có một cái nhìn đúng đắn về tài liệu điện tử, đồng thời làm tốt công tác quản lý loại
hình tài liệu lưu trữ điện tử không chỉ góp phần tối ưu hoá thành phần Phông Lưu trữ Quốc
gia Việt Nam mà còn góp phần vào sự nghiệp bảo tồn di sản văn hoá dân tộc, di sản văn hoá
nhân loại trong thời đại mới.
Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi có điều kiện để liên hệ giữa lý luận và thực
tiễn, để so sánh giữa tài liệu điện tử với các loại hình tài liệu khác, để thấy được thuận lợi
cũng như khó khăn trong công tác quản lý tài liệu điện tử, trong việc triển khai các nghiệp vụ
vưn thư, lưu trữ đối với loại hình tài liệu này… đó sẽ là những kiến thức bổ ích phục vụ cho
công việc của chúng tôi sau này
Chính vì những lý do trên nên chúng tôi đã lựa chọn vấn đề “Nghiên cứu áp dụng
tiêu chuẩn ISO 15489 vào quản lý tài liệu lưu trữ điện tử tại các lưu trữ lịch sử hiện nay”
làm đề tài nghiên cứu luận văn thạc sỹ ngành Lưu trữ học.
2. Mục tiêu của đề tài
Với lí do nêu trên, chúng tôi thực hiện đề tài này nhằm tới mục tiêu:
Một là, đưa ra quan điểm cả tác giả về các vấn đề xoay quanh tài liệu điện tử, quản lý
tài liệu điện tử và tiêu chuẩn quốc tế ISO 15489
Hai là, phản ánh chân thực thực trạng quản lý tài liệu điện tử tại các lưu trữ lịch sử
hiện nay.
Ba là, trên cơ sở khảo sát thực tiễn, chúng tôi mong muốn đề xuất một số giải pháp áp
dụng tiêu chuẩn quốc tế ISO 15489 vào quản lý tài liệu điện tử tại các lưu trữ lịch sử, từ đó
góp phần nâng cao hiệu quả nói chung của ngành lưu trữ nước nhà trong thời đại mới.
3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Nghiên cứu về tài liệu điện tử đã và đang được tiến hành dưới nhiều góc độ, cả về lý
luận và thực tiễn.
Thứ nhất, dưới góc độ lý luận, trước hết phải kể đến giáo trình “Lý luận và thực tiễn
công tác lưu trữ”. Cuốn giáo trình đã cung cấp những kiến thức cơ bản về các nghiệp vụ lưu
trữ tài liệu lưu trữ. Bên cạnh đó là các cuốn sách chuyên khảo như: “Tài liệu điện tử trong
quản lý” (Nguyễn Cảnh Đương - dịch), “Quản lý tài liệu điện tử” – tài liệu hướng dẫn của
Lưu trữ Quốc gia Mỹ, “Cải tiến công tác quản lý tài liệu điện tử” (Bộ Quốc Phòng úc - sách
dịch); cuốn sách “Tin học và đổi mới quản lý công tác văn thư, lưu trữ” của Tiến sĩ Dương
Văn Khảm, do Nhà Xuất bản chính trị quốc gia xuất bản tại Hà Nội, năm 1994. Nội dung của
cuốn sách này chủ yếu đề cập đến vai trò của công nghệ thông tin và việc ứng dụng công