Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nghiên cứu áp dụng nẹp vít tự tiêu trong điều trị gãy xương hàm dưới
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO ĐỤC ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
VIỆN ĐÀO TẠO RĂNG HÀM MẶT
.........................................
TRẦN QUỐC KHÁNH
NGHIÊN CỨU ÁP DỤNG NẸP VÍT TỰ TIÊU
TRONG ĐIỀU TRỊ GÃY XƢƠNG HÀM DƢỚI
Chuyên ngành: RĂNG HÀM MẶT
MÃ SỐ: 62.72.06.01
LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC
Hƣớng dẫn khoa học:
PGS-TS. Trƣơng Mạnh Dũng
PGS-TS. Lê Văn Sơn
- Hµ Néi
,
2013
-
- 1 -
ĐẶT VẤN ĐỀ
Chấn thương hàm mặt là một cấp cứu hay gặp trong cuộc sống hàng
ngày, gia tăng đáng kể trong những năm gần đây và có xu hướng ngày càng
nặng và phức tạp: số đường gãy, di lệch nhiều hơn, phối hợp với các tổn
thương phần mềm, mạch máu - thần kinh, chấn thương sọ não hoặc chấn
thương phối hợp với các bộ phận khác của cơ thể; nguyên nhân chủ yếu do tai
nạn giao thông mà đặc biệt là tai nạn xe máy.
Trong các chấn thương hàm mặt, chấn thương gãy xương hàm dưới
(XHD) chiếm tỷ lệ cao nhất, là vấn đề đang được quan tâm đặc biệt ở các
nước đang phát triển (Việt Nam, Thổ Nhĩ Kỳ, Châu Phi…). Theo Balwant
Rai và CS (2007) gãy XHD chiếm 61% các gãy xương mặt [43]. Ở Việt Nam,
theo nghiên cứu của Trần Văn Trường và Trương Mạnh Dũng tại Viện Răng
Hàm Mặt Hà Nội (1988 - 1998), có 2149 trường hợp chấn thương hàm mặt,
trong đó gãy XHD là hay gặp nhất (63,66%) và chủ yếu là do tai nạn giao
thông (82,5%) [32].
Xương hàm dưới là xương chính tạo nên cấu trúc 1/3 dưới của khuôn
mặt, và là xương động duy nhất của khối sọ mặt. Trên xương có răng và nhiều
cơ bám để thực hiện chức năng ăn nhai, thể hiện cảm xúc; cấu trúc thân
xương đặc biệt, cong vòng, có nhiều điểm yếu như vùng góc hàm, đường
giữa, cổ lồi cầu nên rất dễ gãy. Điều trị không những phải đảm bảo chức năng
ăn nhai mà còn phục hồi về mặt thẩm mỹ. Việc lựa chọn phương pháp cũng
như vật liệu để phẫu thuật kết hợp xương rất quan trọng, quyết định tới kết
quả của phẫu thuật. Những năm gần đây, có rất nhiều hệ thống nẹp vít đã
được sử dụng kết hợp xương hàm dưới đạt được kết quả tốt, sự cố định cứng
- 2 -
chắc sau khi mổ giúp quá trình liền xương nhanh, tránh những di lệch thứ
phát, thời gian cố định hàm rút ngắn.
Trên thế giới, nẹp vít tự tiêu (Resorbable plates and screws) xuất hiện
đầu tiên tại Mỹ từ đầu thập kỷ 90 của Thế kỷ XX, là một giải pháp kỹ thuật
tốt vừa kế thừa được ưu điểm của nẹp vít thông thường, đạt được độ cứng
chắc, ổn định của 2 đầu xương gãy; vừa khắc phục được nhược điểm phải
tháo bỏ nẹp vít, tránh cho bệnh nhân phải tiến hành phẫu thuật lần 2, vừa tốn
kém kinh tế, thời gian cũng như để lại sẹo xấu, ảnh hưởng đến thẩm mỹ và
tâm lý của bệnh nhân. Ngoài ra, nẹp vít tự tiêu có thể đóng vai trò tương
đương với các tổ chức khi những liệu pháp xạ trị sau phẫu thuật được tiến
hành; ích lợi khác là khả năng thấu quang, thuận lợi cho chẩn đoán hình ảnh
sau phẫu thuật. Ở các bệnh nhi, vấn đề điều trị chấn thương và phẫu thuật
chỉnh hình trở nên dễ dàng hơn vì chúng không ngăn cản sự phát triển của
xương [8].
Ngày nay, các hệ thống nẹp vít tự tiêu đều mang tính tương hợp sinh
học cao, được sử dụng rộng rãi và đang có triển vọng là một trong những
phương pháp điều trị chấn thương, đặc biệt sử dụng tốt cho trẻ em hoặc ở
xương hàm trên. Tuy nhiên, vấn đề bất lợi lớn còn tồn tại đối với một số nước
đang phát triển là giá thành nẹp vít tự tiêu còn cao. Ban đầu, nẹp vít tự tiêu
chỉ sử dụng một cách giới hạn trong phẫu thuật sọ não (như trường hợp dính
sọ sớm, thoát vị não), sau đó được sử dụng trong kết hợp xương tầng mặt giữa
và phẫu thuật chỉnh hình răng hàm mặt. Với xương hàm dưới, người ta còn
nghi ngờ hiệu quả của loại vật liệu này, gần đây mới có một số báo cáo ghi
nhận sự thành công khi sử dụng hệ thống nẹp vít tự tiêu trong phẫu thuật
xương hàm dưới.
- 3 -
Ở Việt Nam, nẹp vít tự tiêu mới được đưa vào sử dụng những năm gần
đây, tuy nhiên việc sử dụng mới chỉ mang tính chất thử nghiệm và hiện các
nghiên cứu về áp dụng phương pháp này còn chưa nhiều. Vì vậy, để nghiên
cứu và áp dụng kỹ thuật kết hợp xương hàm dưới bằng nẹp vít tự tiêu, chúng
tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu áp dụng nẹp vít tự tiêu trong
điều trị gãy xương hàm dưới” nhằm hai mục tiêu sau:
1. Nhận xét các hình thái lâm sàng của gãy xương hàm dưới.
2. Đánh giá kết quả của kỹ thuật áp dụng nẹp vít tự tiêu trong kết
hợp xương hàm dưới, so sánh với dùng nẹp vít Titanium.
- 4 -
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN
1.1. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU GÃY XHD VÀ KẾT HỢP XƯƠNG VÙNG
SỌ MẶT BẰNG NẸP VÍT TỰ TIÊU
1.1.1 Lịch sử nghiên cứu gãy XHD
1.1.1.1. Trên thế giới
- Tài liệu cổ nhất về điều trị gãy xương cho thấy từ khoảng 1650 trước Công
nguyên, Edwin Smith đã mô tả khá chi tiết về điều trị gãy xương hàm dưới.
[42]
- Từ thế kỷ XVII trước công nguyên đến thế kỷ XI sau công nguyên, một số
tác giả như Sushruta (Ấn Độ), Celsus (La Mã) đã mô tả từ những phương
pháp điều trị bảo tồn như dùng sức nóng hỗ trợ nắn chỉnh bằng tay và cố định
hàm bằng hệ thống băng bó phức tạp. Avicenna (Ba Tư) cách đây 1000 năm
đã nhấn mạnh vai trò quan trọng của khớp cắn trong điều trị những thương
tổn hàm mặt. [42]
- Guillaume người Saliceto (thế kỷ XVIII) là tác giả đầu tiên mô tả phương
pháp cố định gãy xương hàm bằng cách buộc các răng còn lại trên xương hàm
bị gãy và cố định các răng nguyên vẹn.
- Jean Batise Baudens vào năm l840 đã tiến hành kết hợp đường gãy xương
hàm dưới bằng chỉ bạc. Tương tự vào năm 1847 Golden Buck cũng mô tả
việc kết hợp xương bằng sợi chỉ thép xâu qua hai lỗ khoan ở hai đầu xương
gãy.
- Năm 1886, Hansman là người đầu tiên phát minh và sử dụng nẹp vít thô sơ
để kết hợp xương gãy. Về sau nó được Lambotte, Lane và Sherman cải tiến
hơn về độ cứng chắc và tương hợp mô. [42]
- 5 -
- Theo y văn Pháp, năm 1901, René Lefort tiến hành nghiên cứu thực nghiệm
trên thỏ và mô tả 3 đường gãy cơ bản sọ mặt của xương hàm trên L1, L2, L3.
Hiện nay trên thế giới, các phẫu thuật viên hàm mặt đang áp dụng rộng rãi
cách phân loại này vào chẩn đoán và tiên lượng xử trí các chấn thương hàm
mặt.
- Năm 1958, tại một cuộc họp của các nhà chấn thương học tại Thụy Sĩ, Tổ
chức AO/ASIF (Arbeitsgemenschaft fur Osteosynthesefragen/ Swiss
Association for the Study of Internal Fixation) ra đời. Tổ chức này đã đặt ra
những nguyên tắc trong điều trị đảm bảo cho việc liền xương tối ưu: trong đó
có nguyên tắc tạo sức ép đầu gãy trong kết hợp xương mà về sau được các
phẫu thuật viên hàm mặt công nhận và áp dụng rộng rãi. [38]
- Những phát triển tiếp theo của Champy và Michelet ở đầu thập kỷ 70 đã cho
ra đời những nẹp vít có kích thước nhỏ hơn với phương pháp kết hợp xương
bằng nẹp nhỏ và cực nhỏ (miniplate và microplate) với vít bắt một bản xương
(monocortical plate). [42]
- Năm 1968, Luhr phát minh ra hệ thống nẹp vít tạo sức ép đầu gãy dùng
những nẹp có lỗ trượt lệch tâm và những vít có mũ vít hình nón. Đây là hệ
thống nẹp vít thương mại đầu tiên trên thế giới dùng cho vùng hàm mặt [38].
- Năm 1973 SPIEL đã phát minh ra nẹp vít tạo sức ép dọc trục [38].
1.1.1.2. Tại Việt Nam
Từ nhiều năm nay, các nhà ngoại khoa cũng như các nhà phẫu thuật
RHM đã có nhiều nghiên cứu về chấn thương hàm mặt.
- Ngay từ năm 1961, Nguyễn Dương Hồng đã nghiên cứu máng nhựa để cố định
xương hàm gãy, đánh giá được kết quả điều trị bằng phương pháp này [13].
- Năm 1972, Mai Đình Hưng đã đưa ra nhận xét điều trị gãy phối hợp xương
tầng giữa mặt bằng phẫu thuật [14].
- 6 -
- Năm 1983, Nguyễn Quốc Đức nghiên cứu 11 năm về gãy XHD nhận xét
gãy XHD có tỷ lệ rất cao (70%) trong gãy xương vùng hàm mặt [10].
- Lâm Ngọc Ấn (1993 - Thành phố Hồ Chí Minh) nhận thấy nguyên nhân gây
tai nạn chủ yếu là do tai nạn giao thông (78,66%). [1]
- Trần Văn Trường, Trương Mạnh Dũng (1999 - Hà Nội) nghiên cứu 2149 ca
chấn thương hàm mặt tại Viện RHM Hà Nội trong 11 năm (từ 1988-1998).
Các tác giả đã đưa ra những tỷ lệ cụ thể của từng loại gãy xương. [32]
- Phạm Văn Liệu, Nguyễn Khắc Giảng (1998) đã đưa ra nhận xét ứng dụng
phương pháp dùng nẹp có bắt vít để điều trị gãy xương hàm dưới. [17]
- Lý Hán Thành (2002) nghiên cứu 120 trường hợp gãy XHD phức hợp nhiều
đường tại Viện RHM Hà Nội [28].
- Trương Mạnh Dũng (2002) đã có công trình nghiên cứu về lâm sàng và điều
trị gãy xương gò má cung tiếp, đưa ra so sánh kết quả của phương pháp kết
hợp xương bằng nẹp vít với các phương pháp phẫu thuật khác. [6]
- Năm 2008, Phạm Văn Liệu có công trình nghiên cứu đặc điểm dịch tễ học
gãy xương hàm dưới và so sánh hai phương pháp điều trị gãy góc hàm. [16]
1.1.2 Lịch sử điều trị kết hợp xương vùng sọ mặt bằng nẹp vít tự tiêu
1.1.2.1. Trên thế giới
Nẹp vít tự tiêu (Resorbable - Bioabsorbable - Biodegradable plates and
screws) xuất hiện đầu tiên tại Mỹ từ đầu thập kỷ 90 của Thế kỷ XX.
Năm 1994, Yaremchuk nhận thấy các loại nẹp vít kim loại có khả năng
làm hạn chế sự phát triển của xương. Sau đó, Cohen và cộng sự (2001) nhận
thấy có một tỷ lệ các Implant có thể di chuyển vào trong hộp sọ. [56]
Goldstein và cộng sự (1997) nhận thấy từ khi có nẹp vít tự tiêu, trẻ em
được chăm sóc tốt hơn trong phẫu thuật sọ - hàm - mặt. [68]
- 7 -
Năm 1998, Haers và Sailer sử dụng nẹp và vít PDLLA để mổ gãy
xương hàm trên 2 bên ở trên 10 bệnh nhân nhận thấy kết quả tốt, không có
trường hợp nào có dấu hiệu viêm nhiễm mạn tính. [71]
Năm 1999, Sunronen nhận thấy kết quả rất tốt trên 200 bệnh nhân bị
chấn thương, phẫu thuật chỉnh hình hàm và ung thư, phẫu thuật vùng sọ mặt,
viêm xương và ghép sụn trong tạo hình khớp. [91]
Enislidis cũng sử dụng nẹp Copolymer PLLA/PGA và vít để kết hợp
gãy xương gò má ở 27 bệnh nhân. Theo ý kiến của họ, ưu điểm lớn nhất của
loại vật liệu này là tính dễ uốn dẻo sau khi tăng nhiệt độ, tính dễ đáp ứng với
bề mặt của xương. [63]
Năm 2000, Bostman và Pihlajamaki đã nghiên cứu trên 2528 bệnh nhân
được phẫu thuật kết hợp xương bằng nẹp vít tự tiêu thấy tỷ lệ có phản ứng bất
lợi đối với PLLA là 0,2%, với PGA là 5,3%. [48]
Theo nghiên cứu của Peltoniemi thì không có phản ứng nào của cơ thể
đối với các PLA. [83, 84]
Theo báo cáo của Ashammaki (2003), ở 165 trường hợp sử dụng nẹp
vít tự tiêu làm bằng PLLA để kết hợp xương vùng sọ mặt cho trẻ em, kết quả:
rất tốt 42 -75%; tốt 23-58%; thất bại 0-2%. Tỉ lệ biến chứng là 7,3%, bao
gồm: nhiễm trùng, tiêu xương, đái nhạt, chậm liền da. Tuy nhiên những biến
chứng này không có ảnh hưởng đến kết quả điều trị cuối cùng. [40]
Năm 2005, Eppley công bố nghiên cứu dài hạn về hệ thống nẹp vít tự
tiêu PLLA-PGA ở trẻ em bị bệnh vòm sọ ở 1883 bệnh nhân bị dính khớp
vùng sọ được 12 phẫu thuật viên điều trị tại 7 địa điểm khác nhau trong 5
năm. Kết quả: nhiễm trùng sau mổ 0,4%; phải mổ lại 0,3%. [65]
Năm 2007, nhóm tác giả Robert M. Laughlin, Michael S. Block,
Randall Wilk, Randolph B. Malloy, và John N. Kent đã nghiên cứu sử dụng
nẹp vít tự tiêu ở 50 đường gãy trên xương hàm dưới. [87]
- 8 -
Như vậy các tác giả đều kết luận nẹp vít tự tiêu có hiệu quả và an toàn
để phục hồi cấu trúc xương vùng sọ - mặt, xương hàm trên và xương hàm
dưới [77], [92]. Ích lợi của nẹp vít tự tiêu là rất lớn so với nguy cơ, đặc biệt
là ở trẻ em và người trẻ tuổi [41], [64]. Hiện nay, các nước như Mỹ, Đức,
Phần Lan, Hàn Quốc, Isarel, Đài Loan…đã sản xuất và sử dụng tương đối phổ
biến loại vật liệu này.
1.1.2.2. Tại Việt Nam
Từ năm 2006, nẹp vít tự tiêu mới bắt đầu được áp dụng tại một số bệnh
viện, trung tâm lớn như: Bệnh viện Răng hàm mặt trung ương, Bệnh viện Việt
Nam - Cuba Hà Nội, Bệnh viện Răng Hàm Mặt Tp. Hồ Chí Minh, Trung tâm
Răng Hàm Mặt Tp. Hồ Chí Minh, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, Bệnh viện
E... Tuy nhiên các nghiên cứu về vấn đề này còn chưa nhiều, mới chỉ có một
số báo cáo về vấn đề này ở Hà Nội như Nguyễn Đình Phúc (Bệnh viện Việt
Nam-Cuba), Nguyễn Danh Toản năm 2010 và Nguyễn Kỳ Nhân năm 2011 đã
bảo vệ thành công luận án tiến sĩ về ứng dụng nẹp vít tự tiêu điều trị gãy
xương hàm dưới, gò má cung tiếp tại Trường Đại học Y Hà Nội [8].
1.2. ĐẶC ĐIỂM GIẢI PHẪU XƯƠNG HÀM DƯỚI LIÊN QUAN ĐẾN
CHẤN THƯƠNG
Vùng hàm dưới bao gồm xương hàm dưới (thực ra do hai xương khớp
lại với nhau tại vị trí chính giữa cằm) và các tổ chức phần mềm bao quanh
xương hàm dưới (XHD).
Giới hạn: Phía trên là má và xương hàm trên, phía dưới là bờ dưới của
XHD, phía trước là cằm, phía sau là bờ sau ngành lên XHD.
- 9 -
Hình 1.1: Xương hàm dưới nhìn trước. [4]
Hình 1.2: Xương hàm dưới nhìn sau. [4]