Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nghiên Cứu Áp Dụng Các Phương Pháp Lượng Giá Kinh Tế Hệ Sinh Thái Rừng Ngập Mặn Phục Vụ Quản Lý Bền Vững Vườn Quốc Gia Xuân Thủy Tỉnh Nam Định
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP & PTNT
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
NGÔ VĂN MẠC
NGHIÊN CỨU, ÁP DỤNG CÁC PHƯƠNG PHÁP
LƯỢNG GIÁ KINH TẾ HỆ SINH THÁI RỪNG NGẬP MẶN
PHỤC VỤ QUẢN LÝ BỀN VỮNG VƯỜN QUỐC GIA
XUÂN THỦY TỈNH NAM ĐỊNH
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP
HÀ TÂY - 2007
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP & PTNT
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
NGÔ VĂN MẠC
NGHIÊN CỨU, ÁP DỤNG CÁC PHƯƠNG PHÁP
LƯỢNG GIÁ KINH TẾ HỆ SINH THÁI RỪNG NGẬP MẶN
PHỤC VỤ QUẢN LÝ BỀN VỮNG VƯỜN QUỐC GIA
XUÂN THỦY TỈNH NAM ĐỊNH
Chuyên ngành: Quản lý Tài nguyên rừng & Môi trường
Mã số: 60.62.68
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. PHẠM BÌNH QUYỀN
HÀ TÂY - 2007
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP & PTNT
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
NGÔ VĂN MẠC
NGHIÊN CỨU, ÁP DỤNG CÁC PHƯƠNG PHÁP LƯỢNG GIÁ
KINH TẾ HỆ SINH THÁI RỪNG NGẬP MẶN PHỤC VỤ QUẢN LÝ
BỀN VỮNG VƯỜN QUỐC GIA XUÂN THỦY TỈNH NAM ĐỊNH
Chuyên ngành: Quản lý tài nguyên rừng & Môi trường
Mã số: 60.62.68
Tóm tắt luận văn thạc sỹ khoa học lâm nghiệp
Hà Tây, năm 2007
Công trình được hoàn thành tại: KHOA ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Phạm Bình Quyền
Phản biện 1: ………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
…………………………….
Phản biện 2: ………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
………………………………
Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận văn thạc sỹ khoa học lâm
nghiệp họp tại Trường Đại học Lâm nghiệp.
Vào hồi …………… giờ……….ngày……… tháng………….năm……………
Có thể tìm hiểu luận văn tại: Thư viện Khoa Đào tạo Sau đại học
Trung tâm thông tin tư liệu và thư viện – Trường Đại học Lâm nghiệp
Hà Tây, năm 2007
- 1 - ĐẶT VẤN ĐỀ
Hệ sinh thái rừng ngập mặn (RNM) được đánh giá là có năng suất sinh
học cao nhất trong các loại hệ sinh thái. Các lá cây rừng ngập mặn rụng
xuống chiếm 50 - 70% năng suất sơ cấp ròng [40].
Nước ta có trên 3200 km bờ biển cùng với nó thì hệ sinh thái RNM có
ý nghĩa quan trọng cả về kinh tế và môi trường. Diện tích hệ sinh thái RNM ở
Việt Nam tính đến năm 2001 là 155.290 ha trong tổng số 11,3 triệu ha rừng,
chiếm 2,2% (Viện khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, 2001). Tuy nhiên, do việc
quản lý và sử dụng chưa hợp lý nên diện tích và chất lượng của hệ sinh thái
RNM trong thời gian qua đã bị suy giảm trầm trọng. Để quản lý bền vững
nhằm đáp ứng ngày càng cao nhu cầu kinh tế đồng thời đảm bảo vai trò
phòng hộ, bảo tồn đa dạng sinh học và cung cấp các dịch vụ môi trường thì
một trong những nhiệm vụ then chốt là phải lượng giá được các giá trị của
chúng. Đây chính là cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc đề xuất các giải
pháp kỹ thuật, kinh tế - xã hội và định hướng cho việc sử dụng và quản lý bền
vững nguồn tài nguyên sinh vật.
Sử dụng các công cụ kinh tế để lượng giá kinh tế hệ sinh thái đóng một
vai trò quan trọng trong các dự án đánh giá tác động môi trường đặc biệt là
các dự án chuyển đổi mục đích sử dụng đất, tài nguyên rừng, các dự án trồng
mới, khôi phục và bảo tồn rừng, biển, xây dựng chính sách thuế và phí môi
trường cũng như về sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi
trường. Mặc dù, lượng giá kinh tế không phải là cơ sở duy nhất cho mọi quyết
định nhưng nó là một yếu tố đầu vào của quá trình ra quyết định cùng với
những cân nhắc quan trọng về chính trị, văn hóa, xã hội và những yếu tố khác.
Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn, đó là xu thế quản lý, bảo tồn và phát triển
bền vững các vùng đất ngập nước nói chung và hệ sinh thái RNM nói riêng đã
- 2 -
được nhiều nước trên thế giới chấp thuận và tự nguyện thực hiện. Ở Việt
Nam, Vườn quốc gia Xuân Thủy (VQG) là địa điểm đầu tiên tham gia công
ước Ramsar, đã có nhiều tài liệu nghiên cứu về các mặt, là cơ sở khoa học cho
nghiên cứu lượng giá kinh tế hệ sinh thái nhằm góp phần để khai thác và sử
dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên và đa dạng sinh học một cách bền vững và
có hiệu quả. Nhằm góp phần thực hiện mục đích như vừa nêu, chúng tôi thực hiện
đề tài ‘‘Nghiên cứu, áp dụng các phương pháp lượng giá kinh tế hệ sinh
thái rừng ngập mặn phục vụ quản lý bền vững Vườn quốc gia Xuân Thủy - Nam Định”.
- 3 - CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Những quan điểm về lượng giá kinh tế hệ sinh thái rừng ngập mặn
Trong lịch sử nhân loại, thuật ngữ đất ngập nước nói chung và rừng
ngập mặn nói riêng, gợi cho nhiều người là những nơi ít mang lại lợi ích kinh
tế, là nơi tiềm ẩn những bệnh như sốt rét v.v. chính những quan niệm này mà
chúng như là những vùng bỏ đi đã dẫn đến việc biến đổi chúng để chuyển
sang những mục đích sử dụng khác phục vụ cho các hoạt động về kinh tế như
nuôi tôm, cá, các loài nhuyễn thể, mục đích nông nghiệp. Tuy nhiên, trong
những năm gần đây, ngày càng tăng nhận thức rằng rừng ngập mặn cung cấp
miễn phí rất nhiều chức năng quan trọng (như phòng tránh thiên tai, ổn định
bờ biển, hạn chế các tác nhân gây ô nhiễm, hồi phục nước ngầm v.v.) các sản
phẩm như tôm, cua, cá, các động vật đáy, củi đốt, gỗ, trầm tích giàu chất dinh
dưỡng dùng cho nông nghiệp và đa dạng sinh học, vẻ đẹp thẩm mỹ, di sản
văn hóa, dự trữ sinh quyển.
Hệ sinh thái RNM cũng được mô tả như là những quả thận của phong
cảnh vì các chức năng mà nó có thể thực hiện trong các chu kỳ hóa học và
thủy văn và như là các siêu thị sinh học vì có các mạng thực phẩm rộng lớn
và tính đa dạng sinh học giầu có [10].
Đối với những sản phẩm như tôm, cua, cá, các loài nhuyễn thể hoặc
gỗ thì có thị trường thế giới cho phép dễ dàng lượng giá giá trị của hệ sinh
thái rừng ngập mặn hay nói một cách khác là xác định các giá trị kinh tế
của chúng trên thị trường là không khó. Giá trị của các chức năng hệ sinh
thái RNM, như cải thiện chất lượng nước, có thể tính được từ chi phí xây
dựng trạm xử lý nước để thực hiện các công việc như vậy. Nhưng việc
lượng giá đa dạng sinh học hoặc vẻ đẹp thẩm mỹ của RNM là rất khó, đặc
- 4 -
biệt là lượng giá kinh tế bằng những phương pháp truyền thống là khó hơn
nhiều [32].
Với sự tham gia của tất cả các loài sinh vật trong điều kiện môi trường
cụ thể, các quá trình cơ bản cũng như các quy trình và sản phẩm vận động
trong các hệ sinh thái rừng ngập mặn. Điều này vô cùng quan trọng đối với quá
trình lượng giá, chẳng hạn như vai trò tích lũy hay thải CO2 của hệ sinh thái
rừng ngập mặn. Sự tham gia vào các quá trình này không phải chỉ có cây ngập
mặn hay tảo mà còn có các sinh vật đất, trầm tích và nước, cả trong quá trình tự
dưỡng cũng như dị dưỡng [40].
Trên quan điểm kinh tế sinh thái học thì hiệu quả về mặt môi trường
sinh thái của rừng hoàn toàn có thể xác định được bằng giá trị kinh tế. Thực
chất việc nâng cao giá trị về môi trường sinh thái của rừng sẽ góp phần làm
giảm những chi phí cần thiết để làm ổn định môi trường tạo ra sự tồn tại cho
xã hội con người, tự nhiên, duy trì, cải thiện năng suất của hệ sinh thái và
nhiều hoạt động kinh tế khác trong xã hội.
1.2. Lịch sử nghiên cứu
1.2.1. Trên thế giới
Trên thế giới, tuy lĩnh vực nghiên cứu còn non trẻ nhưng cũng đã có
nhiều công trình lượng giá kinh tế hệ sinh thái đất ngập nước như ở Anh, Mỹ, Malaysia, Philippin, Australia, Thụy Điển, Argentina
Năm 1997, khái niệm về lượng giá kinh tế đất ngập nước do Tiến sĩ Mike
Acreman đề xuất khi ông làm việc tại chương trình đất ngập nước của IUCN.
Cũng trong năm này, Tiến sĩ Michele Beetham thuộc bộ môn Kinh tế và Quản lý
môi trường, Đại học Tổng hợp York, khi đang làm việc với IUCN đã đề xuất
xây dựng cơ sở dữ liệu và các nghiên cứu lượng giá đất ngập nước và những ý
tưởng ban đầu [1].