Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nghiên cứu áp dụng các chương trình truyền thông nhằm nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường về vấn đề rác thải nhựa của học sinh trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh và Tỉnh Long An :Luận văn thạc sĩ - Chuyên ngành: Quản lý Tài nguyên và Môi trường
PREMIUM
Số trang
153
Kích thước
3.6 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1760

Nghiên cứu áp dụng các chương trình truyền thông nhằm nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường về vấn đề rác thải nhựa của học sinh trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh và Tỉnh Long An :Luận văn thạc sĩ - Chuyên ngành: Quản lý Tài nguyên và Môi trường

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ CÔNG THƯƠNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

PHAN THỊ PHƯƠNG TRANG

NGHIÊN CỨU ÁP DỤNG CÁC CHƯƠNG

TRÌNH TRUYỀN THÔNG NHẰM NÂNG CAO

NHẬN THỨC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VỀ VẤN

ĐỀ RÁC THẢI NHỰA CỦA HỌC SINH TRÊN

ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VÀ

TỈNH LONG AN

Chuyên ngành : QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

Mã chuyên ngành: 8.85.01.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2021

Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh.

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Lê Hùng Anh

Người phản biện 1: TS. Đinh Thanh Sang

Người phản biện 2: PGS.TS. Đinh Đại Gái

Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại Hội đồng chấm bảo vệ Luận văn thạc sĩ Trường Đại

học Công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh ngày 24 tháng 01 năm 2021.

Thành phần Hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ gồm:

1. PGS.TS. Bùi Xuân An - Chủ tịch Hội đồng

2. TS. Đinh Thanh Sang - Phản biện 1

3. PGS.TS. Đinh Đại Gái - Phản biện 2

4. TS. Trần Trí Dũng - Ủy viên

5. TS. Trần Thị Thu Thủy - Thư ký

(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị của Hội đồng chấm bảo vệ luận văn thạc sĩ)

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG VIỆN TRƯỞNG

PGS.TS. Bùi Xuân An PGS.TS. Lê Hùng Anh

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ

Họ tên học viên: PHAN THỊ PHƯƠNG TRANG MSHV: 18104551.

Ngày, tháng, năm sinh: 25/11/1974 Nơi sinh: Long An.

Chuyên ngành: Quản lý Tài nguyên và Môi trường Mã chuyên ngành: 8.85.01.01

I. TÊN ĐỀ TÀI:

Nghiên cứu áp dụng các chương trình truyền thông nhằm nâng cao nhận thức bảo vệ

môi trường về vấn đề rác thải nhựa của học sinh trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh

và tỉnh Long An

NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG:

Nhiệm vụ: Hoàn thành luận văn và bảo vệ đúng thời hạn

Nội dung nghiên cứu của khóa luận tốt nghiệp:

Nội dung 1: Khảo sát nhận thức của học sinh về Môi trường và vấn đề ô nhiễm rác

thải nhựa

Nội dung 2: Áp dụng và đánh giá hiệu quả của các công cụ truyền thông để nâng cao

nhận thức của học sinh

Nội dung 3: Đề xuất các giải pháp truyền thông

II. NGÀY GIAO NHIỆM VỤ: Theo Quyết định số 843/QĐ-ĐHCN ngày 10 tháng

7 năm 2020

III. NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: Ngày 10 tháng 01 năm 2021

IV. NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS Lê Hùng Anh

Tp. Hồ Chí Minh, ngày 29 tháng 01 năm 2021

NGƯỜI HƯỚNG DẪN

PGS.TS Lê Hùng Anh

CHỦ NHIỆM BỘ MÔN ĐÀO TẠO

VIỆN TRƯỞNG VIỆN KHCN & QLMT

PGS.TS Lê Hùng Anh

BỘ CÔNG THƯƠNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

i

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS. Lê Hùng Anh - người đã tận tình giúp đỡ và

hướng dẫn tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thiện luận văn thạc sĩ này.

Tôi xin trân trọng cảm ơn các Giáo sư, Phó giáo sư, Tiến sĩ trong Hội đồng các cấp

đã đọc và góp ý cho luận văn của tôi. Tôi xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô tại Viện

Khoa học Công nghệ và Quản lý Môi trường đã cho tôi nhiều ý kiến quý báu trong

quá trình làm luận văn.

Tôi xin chân thành cảm ơn Quý thầy cô của Trường, Phòng Khoa học Công nghệ,

Phòng Sau đại học, các thầy cô Ban giám hiệu và toàn thể các bạn học sinh ở các

điểm trường tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông tại quận 1, thành phố

Hồ Chí Minh và tỉnh Long An đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi thực hiện luận

văn này.

Qua đây, tôi cũng xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến gia đình, người thân và bạn bè

đã giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện luận văn này.

Học viên thực hiện

Phan Thị Phương Trang

ii

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ

Công nghiệp hóa - hiện đại hóa ở Việt Nam đã và phát triển mạnh mẽ, bên cạnh việc

mở rộng các khu đô thị, khu công nghiệp và các dịch vụ du lịch, môi trường sống của

chúng ta đang bị ô nhiễm nghiêm trọng, đặc biệt là các vấn nạn về ô nhiễm rác thải

nhựa, hậu quả làm ảnh hưởng trực tiếp đến con người và các hệ sinh thái. Một trong

những nguyên nhân chính gây nên tình trạng ô nhiễm môi trường là do ý thức của

con người, công tác truyền thông môi trường của cơ quan nhà nước chưa thực sự hiệu

quả, chỉ thí điểm ở một số địa phương. Vì vậy từ những vấn đề trên tôi thực hiện đề

tài: “Nghiên cứu áp dụng các chương trình truyền thông nhằm nâng cao nhận thức

bảo vệ môi trường về vấn đề rác thải nhựa của học sinh trên địa bàn thành phố Hồ

Chí Minh và tỉnh Long An” với mục đích nghiên cứu áp dụng các phương pháp truyền

thông trong giáo dục, thay đổi lối sống và cung cấp thêm kiến thức về môi trường cho

học sinh cả 3 cấp tại tỉnh Long An và thành phố Hồ Chí Minh.

Đề tài nghiên cứu được tiến hành gồm 3 nội dung: Đánh giá nhận thức về môi trường

của học sinh trung học phổ thông; Đánh giá hiệu quả của các phương pháp truyền

thông môi trường; Đề xuất các giải pháp truyền thông môi trường. Để thực hiện các

nội dung nghiên cứu trên, các phương pháp nghiên cứu được sử dụng gồm: phương

pháp phiếu khảo sát; các phương pháp truyền thông môi trường; phương pháp chuyên

gia; phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu, phương pháp SWOT. Kết thúc quá trình

nghiên cứu cho thấy nhận thức về môi trường của các nhóm đối tượng có sự khác

nhau giữa hai khu vực TpHCM và Long An. Tuy nhiên khác biệt lớn nhất là giữa học

sinh Tiểu học và hai cấp học còn lại. Dựa vào kết quả trên, tôi đã đề xuất quy trình

truyền thông cho từng đối tượng cụ thể.

Kết quả của đề tài là cơ sở khoa học phục vụ cho các nghiên cứu sâu hơn về truyền

thông môi trường, là cơ sở dữ liệu hỗ trợ triển khai công tác truyền thông trong nhà

trường, xây dựng trường học xanh và các hoạt động vui chơi lành lạnh góp phần nâng

cao kiến thức và ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh.

Từ khóa: Ô nhiễm môi trường, Ô nhiễm rác thải nhựa, Truyền thông môi trường,

Nhận thức về môi trường, Ý thức bảo vệ môi trường.

iii

ABSTRACT

Vietnam is in the process of industrialization - modernization and it has developed

strongly ever since. Apart from the expansion of urban areas, industrial parks and

tourism services, our living environment is being contaminated. The consequences of

environmental pollution have been directly impacting on people and other creatures.

Plastic waste pollution has seriously affected on people and it is on the spotlihgt for

recent years. One of the major causes of environmental pollution is the lack of human

awareness, and an inefficient propaganda of the government, which is only executed

locally. The above issues stimulated us to work on a project: “Research on

environmental communication methods to raise awareness of students about plastic

waste pollution”. With the aim of studying communication methods in education

communication methods, and along the way, orientation to zero-waste lifestyle by

providing basic knowledge about environment for students.

The study was conducted with 03 main goals: to assess an awareness of high school

students about these pressing issues; evaluate the effectiveness of environmental

communication methods; suggest a solution for environmental communication. The

researching methods are surveying; methods of environmental communication;

professional solution; SWOT method. After the research, we can see the

environmental awareness of the subjects in Ho Chi Minh city and Long An province

is different clearly. However, the biggest difference is between Primary students and

the other two levels of education. Based on the above results, I have proposed a

communication process for each specific audience.

The results of the project are the scientific basis for further studies on environmental

communication. They are database to suppoet and deploy the implementation of

schools, build green school and healthy activities. As a result, we could improve

knowledge and awareness of environmental protection from students.

Keyword: Environmental pollution, Plastic waste pollution, Environmental

communication, Environmental awareness, Awareness of environmental protection.

iv

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Kết quả trình bày

trong luận văn là trung thực và chưa được các tác giả công bố trong bất kì công trình

nào. Các trích dẫn về bảng biểu, kết quả nghiên cứu của những tác giả khác; tài liệu

tham khảo trong luận văn đều có nguồn gốc rõ ràng và theo đúng quy định.

Học viên

Phan Thị Phương Trang

v

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................. i

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ............................................................................ ii

ABSTRACT ............................................................................................................. iii

LỜI CAM ĐOAN ..................................................................................................... iv

MỤC LỤC ...............................................................................................................v

DANH MỤC CÁC HÌNH........................................................................................ vii

DANH MỤC CÁC BẢNG........................................................................................ ix

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .........................................................................x

MỞ ĐẦU ...............................................................................................................1

1. Đặt vấn đề ...............................................................................................................1

2. Mục tiêu nghiên cứu ...............................................................................................3

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..........................................................................3

4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu.............................................................5

5. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài ....................................................................................5

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU...................................7

1.1 Tổng quan về rác thải nhựa.............................................................................7

1.1.1 Đặc điểm và tính chất......................................................................................7

1.1.2 Tác hại của rác thải nhựa ................................................................................7

1.1.3 Tình hình ô nhiễm rác thải nhựa trên thế giới.................................................8

1.1.4 Tình hình ô nhiễm rác thải nhựa tại Việt Nam .............................................10

1.1.5 Chính sách của chính phủ Việt Nam về rác thải nhựa ..................................13

1.2 Cơ sở lý thuyết được sử dụng trong đề tài ....................................................15

1.2.1 Tổng quan về truyền thông môi trường ........................................................15

1.2.2 Các khái niệm được sử dụng trong đề tài......................................................19

1.3 Tổng quan về đối tượng nghiên cứu .............................................................22

1.3.1 Học sinh là đối tượng tiềm năng trong lĩnh vực truyền thông môi trường...22

1.3.2 Một số nghiên cứu và hoạt động truyền thông môi trường cho học sinh trên

thế giới.......................................................................................................................25

1.3.3 Một số hoạt động truyền thông môi trường cho học sinh tại Việt Nam .......26

1.4 Tổng quan khu vực nghiên cứu.....................................................................28

1.4.1 Tổng quan huyện Cần Đước – Long An.......................................................28

1.4.2 Tổng quan Quận 1 - Tp. HCM......................................................................30

1.5 Tình hình học sinh ở khu vực nghiên cứu.....................................................32

vi

1.5.1 Đặc điểm tình hình học sinh ở tỉnh Long An................................................32

1.5.2 Đặc điểm tình hình học sinh ở thành phố Hồ Chí Minh ...............................33

CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.......................................................35

2.1 Nội dung nghiên cứu.....................................................................................35

2.2 Phương pháp nghiên cứu...............................................................................35

2.2.1 Khảo sát nhận thức ban đầu của học sinh về môi trường và vấn đề ô nhiễm

rác thải nhựa. .............................................................................................................35

2.2.2 Phương pháp truyền thông môi trường .........................................................39

2.2.3 Phương pháp thu thập dữ liệu .......................................................................47

2.2.4 Phương pháp thống kê và xử lý số liệu.........................................................47

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ............................................................48

3.1 Đánh giá nhận thức về môi trường của các đối tượng học sinh nghiên cứu.......48

3.2 Đánh giá hiệu quả của các phương pháp truyền thông trên các đối tượng học sinh

.......................................................................................................................72

3.3 Phân tích và đề xuất các phương pháp truyền thông môi trường .................89

3.3.1 Phân tích SWOT của phương pháp truyền thông môi trường .........................89

3.3.2 Đề xuất quy trình áp dụng các phương pháp truyền thông môi trường........92

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...................................................................................95

1. Kết luận.................................................................................................................95

2. Kiến nghị...............................................................................................................95

TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................97

PHỤ LỤC .............................................................................................................p1

vii

DANH MỤC CÁC HÌNH

Trang

Hình 1.1 Tổng lượng rác thải nhựa của các quốc gia .................................................9

Hình 1.2 Lượng rác thải nhựa theo từng ngành ..........................................................9

Hình 1. 3 Tỷ lệ rác thải xử lý không đúng cách ở Việt Nam so với thế giới............12

Hình 1.4 Thang đo Bloom sử dụng trong đề tài........................................................21

Hình 1. 5 Các phương pháp truyền thông được áp dụng nghiên cứu tương ứng với

thang đo nhận thức Bloom.......................................................................22

Hình 1. 6 Buổi tuyên truyền tại trường TH Quang Sơn tỉnh Ninh Bình...................27

Hình 2.1 Sơ đồ tóm tắt nội dung nghiên cứu ............................................................35

Hình 3.1 Kết quả tỷ lệ lựa chọn các vật dụng từ nhựa..............................................49

Hình 3.2 Kết quả tỷ lệ lựa chọn vật dụng nhựa dùng một lần ..................................51

Hình 3.3 Tỷ lệ lựa chọn đáp án đúng trong việc xác định thời gian phân hủy.........52

Hình 3.4 Kết quả khảo sát mục đích sử dụng ống hút nhựa .....................................54

Hình 3.5 Kết quả khảo sát tần suất sử dụng ống hút nhựa........................................56

Hình 3.6 Kết quả lựa chọn các con đường ảnh hưởng của vật dụng nhựa tới sức

khỏe con người ........................................................................................57

Hình 3. 7 Tỷ lệ lựa chọn các đặc tính nổi bật của ống hút nhựa...............................59

Hình 3. 8 Kết quả lựa chọn tác hại của rác thải nhựa tới hệ sinh thái biển..............61

Hình 3.9 Tỷ lệ mức độ hiểu biết và quan tâm đến vấn đề ảnh hưởng tới sức khỏe

của đồ dùng nhựa của ..............................................................................63

Hình 3.10 Tỷ lệ phản ứng đối với thông tin ống hút nhựa gây ảnh hưởng sức khỏe65

Hình 3.11 Tỷ lệ lựa chọn các sản phẩm thay thế ống hút nhựa ................................68

Hình 3.12 Tỷ lệ lựa chọn các kênh thông tin truyền thông BVMT..........................71

viii

Hình 3.13Tỷ lệ lựa chọn tuổi đời của ống hút nhựa .................................................74

Hình 3.14 Tỷ lệ chọn các tác hại của rác thải nhựa đến hệ sinh thái biển ................77

Hình 3.15 Tỷ lệ lựa chọn các câu trả lời trong xác định sản phẩm tự phân hủy trong

thời gian ngắn ..........................................................................................78

Hình 3.16 Tỷ lệ lựa chọn các tác hại của rác thải nhựa ............................................79

Hình 3.17 Tỷ lệ chọn các vật dụng có vật liệu khác nhau ........................................80

Hình 3.18 Tỷ lệ lựa chọn các sản phẩm không được làm từ nhựa...........................83

Hình 3.19 Mức độ ủng hộ các chương trình giáo dục môi trường............................85

Hình 3.20 Mức độ hài lòng về buổi truyền thông....................................................86

ix

DANH MỤC CÁC BẢNG

Trang

Bảng 0.1Tóm tắt đối tượng nghiên cứu ......................................................................4

Bảng 1.1 Số học sinh của tỉnh Long An (2016-2018) theoTổng cục Thống kê Hà

Nội năm 2019 ..........................................................................................33

Bảng 1.2 Số học sinh của Thành phố Hồ Chí Minh (2016-2018) theo Tổng cục

Thống kê Hà Nội năm 2019 ....................................................................34

Bảng 3.1 Chú thích các vật dụng được sản xuất từ nhựa của hình 3.1 .....................49

Bảng 3.2 Chú thích các vật dụng nhựa dùng một lần của hình 3.2...........................51

Bảng 3.3 Đặc điểm rút ra từ khảo sát của các phương pháp truyền thông cụ thể.....88

Bảng 3.4 Đề xuất các chương trình truyền thông cho từng đối tượng......................94

x

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BVMT Bảo vệ môi trường

C1 Cấp Tiểu học

C2 Cấp Trung học cơ sở

C3 Cấp Trung học phổ thông

GRDP Tổng sản phẩm trên địa bàn

LA Tỉnh Long An

PET Nhựa Polyethylene terephthalate

PP Nhựa Polypropylene

PVC Nhựa Polyvinyl chloride

TH Tiểu học

THCS Trung học cơ sở

THPT Trung học phổ thông

TP Thành phố

TpHCM Thành phố Hồ Chí Minh

TSHS Tổng số học sinh

UNESCO Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc

1

MỞ ĐẦU

1. Đặt vấn đề

Sự phát triển của kinh tế, khoa học kỹ thuật, công nghệ đã dẫn tới sự ra đời của

một loại vật liệu giá rẻ, bền bỉ và dễ dàng gia công thành các vật dụng phổ biến

trong đời sống hàng ngày chính là nhựa. Mặt trái của sự phát triển trên là vấn đề

ô nhiễm môi trường do rác thải nhựa đã và đang trở thành vấn nạn môi trường

toàn cầu, nhận được sự quan tâm đặc biệt từ các tổ chức chính phủ và phi chính

phủ trên khắp thế giới, cũng như sự quan tâm rộng rãi của người dân. Đây cũng

là một vấn đề khoa học đòi hỏi sự chung tay của các nhà nghiên cứu trong nhiều

lĩnh vực. Lượng rác nhựa thải ra môi trường chủ yếu có nguồn gốc từ rác thải

sinh hoạt ở khu dân cư đang tích tụ ngày một nhiều không chỉ trong môi trường

sống của chính chúng ta mà còn trong môi trường sinh thái tự nhiên dẫn tới nhiều

hậu quả lớn đối với mỹ quan, du lịch và kinh tế của các quốc gia. Mặt khác, về

lâu dài, ô nhiễm rác thải nhựa gây ảnh hưởng xấu tới môi trường đất, nước cũng

như làm suy thoái hệ sinh thái tự nhiên trên trái đất đặc biệt là hệ sinh thái biển

và trên hết, việc tích tụ rác thải nhựa gây ra nhiều hậu quả khôn lường đến đời

sống và sức khỏe con người.

Hiện nay, Việt Nam nói riêng và các quốc gia khác trên thế giới nói chung đang

ráo riết nghiên cứu để tìm ra giải pháp giải quyết vấn đề ô nhiễm trên ở khía cạnh

công nghệ, xử lý, tái chế, tìm kiếm các loại vật liệu có khả năng thay thế nhựa

nhưng vẫn thân thiện với môi trường để giảm thiểu lượng phát sinh chất thải nhựa

độc hại vốn đang ngày càng vượt quá sức chịu đựng của môi trường. Chính phủ

Việt Nam cũng đã ban hành Luật bảo vệ môi trường năm 2014 nhắm đến việc

quản lý rác thải nhựa thông qua các chính sách hướng tới việc cắt giảm sử dụng

dần dần vật dụng từ nhựa và tuyên truyền, nâng cao ý thức người dân. Để người

dân có thể nhận thức rõ ràng trách nhiệm của bản thân đối với vấn nạn môi trường

trên, nhất thiết phải đưa ra các hình thức xử phạt kịp thời cũng như truyền thông

2

nhằm cung cấp kiến thức đúng đắn và hữu ích nhất để cùng chung tay khắc phục

hậu quả và giảm thiểu lượng chất thải nhựa thải ra môi trường.

Các năm gần đây, công tác truyền thông bảo vệ môi trường đã không còn quá xa

lạ đối với người dân trên toàn đất nước Việt Nam. Đây được xem như một công

cụ quản lý hiệu quả và có ảnh hưởng lớn tới ý thức chung của người dân. Thế

nhưng, độ phủ sóng cũng như mức độ ảnh hưởng của các phương pháp truyền

thông này tại Việt Nam chưa được đánh giá một cách đầy đủ, chính xác. Trong

các đối tượng mà truyền thông bảo vệ môi trường nhắm tới, đối tượng học sinh

các cấp đang ngày càng trở thành đối tượng tiềm năng nhất do các tính chất đặc

trưng: số lượng đông, cần thiết phải được giáo dục phù hợp để bảo vệ tương lai

của chính mình và có khả năng gây ảnh hưởng lớn tới phụ huynh, cộng đồng.

Nhận ra tầm quan trọng của nhóm đối tượng này, ngày 08/05/2019, Chương trình

phối hợp về công tác bảo vệ môi trường giữa Bộ Tài nguyên và Môi trường và

Bộ Giáo dục và Đào tạo giai đoạn 2019-2025 đã được ban hành trong đó tập trung

chủ yếu tới các vấn đề truyền thông nâng cao nhận thức của học sinh. Thế nhưng

dễ dàng nhận thấy, ảnh hưởng của các phương thức truyền thông môi trường khác

nhau lên các nhóm đối tượng có độ tuổi, điều kiện sống khác nhau là không đồng

đều và việc lựa chọn phương pháp truyền thông phù hợp với từng loại đối tượng

cụ thể đang là một thách thức lớn trong công tác bảo vệ môi trường nói chung.

Để chương trình có thể được phát động hiệu quả cần có những nghiên cứu sâu

hơn về tầm ảnh hưởng của các phương pháp truyền thông môi trường khác nhau

tới học sinh ở các cấp học sống trong các khu vực có sự khác biệt tương đối về

mặt kinh tế, văn hóa, xã hội mà cụ thể và khu vực thành thị phát triển bậc nhất

nước ta (thành phố Hồ Chí Minh với GRDP hơn 6000 USD) so với các tỉnh vùng

nông thôn (tỉnh Long An với GRDP khoảng 3600 USD) nhằm tạo được sự chuẩn

bị tốt hơn cho công tác giáo dục nâng cao ý thức về môi trường áp dụng trong

điều kiện văn hóa, kinh tế Việt Nam trong tương lai.

Chính vì vậy, để đánh giá mức độ hiệu quả của các công tác truyền thông môi

trường trước đây cũng như so sánh sự khác biệt của các phương pháp truyền

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!