Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nghĩa vụ của người làm chứng theo luật Tố tụng hình sự Việt Nam
PREMIUM
Số trang
87
Kích thước
1.1 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1480

Nghĩa vụ của người làm chứng theo luật Tố tụng hình sự Việt Nam

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH

MANG THỊ HỒNG TRANG

NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI LÀM CHỨNG

THEO LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ

CHUYÊN NGÀNH LUẬT HÌNH SỰ VÀ TỐ TỤNG HÌNH SỰ

ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2020

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH

NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI LÀM CHỨNG

THEO LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM

Chuyên ngành: Luật hình sự và tố tụng hình sự

Định hướng nghiên cứu

Mã số: 8380104

Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Huỳnh Bảo Khánh

Học viên: Mang Thị Hồng Trang

Lớp: Luật Hình sự và Tố tụng hình sự, khóa 30

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2020

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số

liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích

dẫn đầy đủ theo quy định của pháp luật.

Người cam đoan

Mang Thị Hồng Trang

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BLDS : Bộ luật dân sự

BLHS : Bộ luật hình sự

BLTTHS : Bộ luật tố tụng hình sự

CQĐT : Cơ quan điều tra

CQTHTT : Cơ quan tiến hành tố tụng

ĐT : Điều tra

HĐXX : Hội đồng xét xử

TA : Tòa án

TT : truy tố

TTHS : Tố tụng hình sự

VAHS : Vụ án hình sự

VKS : Viện kiểm sát

XX : Xét xử

DANH MỤC BẢNG

(Bảng 2.1 số liệu thống kê vụ án hình sự được xét xử tại TAND hai cấp

TP. HCM)............................................................................................................48

(Bảng 2.2 số liệu thống kê số vụ XXST có người làm chứng của TAND

TP. HCM) ...........................................................................................................49

(Bảng 2.3 số liệu thống kê số vụ triệu tập người làm chứng theo nhóm tội

từ năm 2017 đến năm 2019 của TAND TP. Hồ Chí Minh).................................50

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU..................................................................................................1

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VỀ NGHĨA VỤ CỦA

NGƯỜI LÀM CHỨNG THEO LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM ...7

1.1. Cơ sở lý luận về nghĩa vụ của người làm chứng.....................................7

1.1.1. Khái niệm người làm chứng .................................................................7

1.1.2. Khái niệm nghĩa vụ của người làm chứng..........................................14

1.1.3. Cơ chế đảm bảo việc thực hiện nghĩa vụ của người làm chứng.........15

1.2. Cơ sở pháp lý về nghĩa vụ của người làm chứng .................................19

1.2.1. Quy định về nghĩa vụ người làm chứng ở một số quốc gia trên thế giới

......................................................................................................................19

1.2.2. Quy định của pháp luật Tố tụng hình sự Việt Nam về nghĩa vụ của

người làm chứng...........................................................................................28

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1..................................................................................47

CHƯƠNG 2. THỰC TIỄN THỰC HIỆN NGHĨA VỤ NGƯỜI LÀM

CHỨNG TẠI TP.HCM VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ

THỰC HIỆN NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI LÀM CHỨNG..............................48

2.1. Thực tiễn áp dụng quy định về nghĩa vụ của người làm chứng trong tố

tụng hình sự....................................................................................................48

2.1.1. Thực tiễn về tham gia của người làm chứng trong hoạt động tố tụng

tại TP. HCM .................................................................................................48

2.1.2. Những điều đạt được ..........................................................................50

2.1.3. Hạn chế...............................................................................................53

2.1.4. Nguyên nhân.......................................................................................57

2.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện nghĩa vụ của người làm

chứng...............................................................................................................64

2.2.1. Giải pháp về hoàn thiện pháp luật Tố tụng hình sự về nghĩa vụ của

người làm chứng...........................................................................................64

2.2.2. Giải pháp về tăng tính khả thi các quy định về quyền của người làm

chứng............................................................................................................69

2.2.3. Tăng cường hiệu quả hoạt động của cơ quan tiến hành tố tụng ........73

2.2.4. Giải pháp về công tác tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp

luật về nghĩa vụ của người làm chứng .........................................................74

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2..................................................................................75

KẾT LUẬN........................................................................................................76

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Hội nhập kinh tế toàn cầu đưa ra nhiều cơ hội phát triển kinh tế đất nước,

nhưng cũng đặt ra nhiều thách thức phải đối mặt. Trong đó, đòi hỏi về việc xây

dựng một xã hội có những thiết chế pháp luật cụ thể và chặt chẽ là một trong

những thử thách lớn đối với các quốc gia. Vì vậy, để bước ra sân chơi chung

toàn cầu hóa, nước ta cần thay đổi phương thức, cung cách trong quản lý phù

hợp với xu hướng chung của thế giới. Một trong số đó là yêu cầu về phân định

đúng đắn, chính xác quyền, nghĩa vụ tố tụng phù hợp với vị trí, vai trò của từng

chủ thể trong tố tụng hình sự.

Xuất phát từ vị trí người làm chứng là một chủ thể quan trọng trong vụ án

hình sự; hỗ trợ người tiến hành tố tụng làm rõ sự thật khách quan của vụ án. Lời

khai của người làm chứng là một trong những chứng cứ có vai trò then chốt làm

sáng tỏ vụ án. Nên, việc xác định đúng đắn nghĩa vụ của người làm chứng cũng

như cơ chế bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ của người làm chứng có ý nghĩa to

lớn trong công tác đấu tranh với tội phạm. Hiện nay BLTTHS 2015 quy định

theo hướng ngày càng hoàn thiện và cụ thể hơn về quyền, nghĩa vụ của người

làm chứng theo hướng mở rộng quyền của họ và nhưng biện pháp đảm bảo tố

tụng cho các quyền đó. Tuy nhiên, việc quy định về nghĩa vụ của người làm

chứng như BLTTHS 2015 vẫn chưa thật sự tạo ra cơ chế phù hợp để khuyến

khích người làm chứng tích cực thực hiện nghĩa vụ công dân, hợp tác với nhà

nước trong đấu tranh, phòng chống tội phạm, xác minh sự thật khách quan của

vụ án. Tình trạng người làm chứng, nhất là đối với các vụ án lớn, sợ phải ra làm

chứng trước cơ quan công quyền, hoặc dù có ra làm chứng họ cũng không dám

khai báo đúng sự thật. Không dừng lại ở đó, qua thực tiễn áp dụng pháp luật tố

tụng hình sự cho thấy sự đánh giá chưa toàn diện của cơ quan tiến hành tố tụng

đối với vai trò của người làm chứng, nhất là trong vấn đề bảo vệ an toàn tính

mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín và tài sản của người làm chứng hiện

nay vẫn chỉ mang tính hình thức. Bên cạnh đó là công tác tuyên truyền, nâng cao

ý thức của người dân về nghĩa vụ người làm chứng chưa được chú trọng. Những

điều này đã khiến cho sự tham gia của người làm chứng trong công tác đấu tranh

phòng chống tội phạm bị giảm đi tính hiệu quả.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!