Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam
Nghĩa vụ của người bào chữa theo luật tố tụng hình sự Việt Nam
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH
ĐỖ VĂN SỰ
NGHĨA VỤ CỦA NGƢỜI BÀO CHỮA
THEO LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH LUẬT HÌNH SỰ VÀ TỐ TỤNG HÌNH SỰ
ĐỊNH HƢỚNG NGHIÊN CỨU
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2021
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH
NGHĨA VỤ CỦA NGƢỜI BÀO CHỮA
THEO LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM
Chuyên ngành: Luật Hình sự và Tố tụng hình sự
Định hƣớng nghiên cứu
Mã số: 8380104
Người hướng dẫn khoa học: TS. Lê Nguyên Thanh
Học viên: Đỗ Văn Sự
Lớp: Cao học luật, Khóa 29
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2021
LỜI CAM ĐOAN
Tác giả cam đoan luận văn “Nghĩa vụ của người bào chữa theo luật tố tụng
hình sự Việt Nam” là công trình nghiên cứu của riêng tác giả, dưới sự giúp đỡ và
hướng dẫn của Tiến sĩ. Lê Nguyên Thanh.
Không có sản phẩm/nghiên cứu nào của người khác được sử dụng trong luận
văn này mà không được trích dẫn theo đúng quy định.
Tôi xin chịu trách nhiệm tính xác thực, khách quan thông tin trích dẫn, các số
liệu có nguồn gốc rõ ràng, kết quả nghiên cứu là trung thực.
Tác giả
Đỗ Văn Sự
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BC/ĐLS Báo cáo Đoàn luật sư
BCA Bộ công an
BLĐTBVXH Bộ lao động thương binh thương binh và xã hội
BLHS Bộ luật hình sự
BLTTHS Bộ luật tố tụng hình sự
BTP Bộ tư pháp
BTVLĐLSVN Ban thường vụ Liên đoàn luật sư Việt Nam
CT Chỉ thị
HCTP Hành chính tư pháp
HĐLSTQ Hội đồng luật sư toàn quốc
LLB Luật liên bang
NQ/TW Nghị quyết trung ương
PL Pháp lệnh
QĐ Quyết định
QH Quốc hội
TANDTC Tòa án nhân dân tối cao
TT Thông tư
TTLT Thông tư liên tịch
UBTVQH Ủy ban thường vụ quốc hội
VKSNDTC Viện kiểm sát nhân dân tối cao
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU........................................................................................................1
CHƢƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NGHĨA VỤ CỦA NGƢỜI
BÀO CHỮA TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ..........................................................9
1.1. Khái niệm, đặc điểm và ý nghĩa về nghĩa vụ của ngƣời bào chữa trong tố
tụng hình sự............................................................................................................9
1.1.1. Khái niệm và đặc điểm nghĩa vụ của người bào chữa trong tố tụng hình
sự ..........................................................................................................................9
1.1.2. Ý nghĩa về nghĩa vụ của người bào chữa trong tố tụng hình sự ..............13
1.2. Cơ sở quy định nghĩa vụ của ngƣời bào chữa trong tố tụng hình sự ......15
1.2.1. Cơ sở lý luận về nghĩa vụ của người bào chữa trong tố tụng hình sự.....15
1.2.2. Cơ sở chính trị, pháp lý về nghĩa vụ của người bào chữa trong tố tụng
hình sự ................................................................................................................17
1.2.3. Cơ sở thực tiễn về nghĩa vụ của người bào chữa trong tố tụng hình sự..23
1.3. Kinh nghiệm lập pháp Việt Nam và kinh nghiệm của một số nƣớc về
nghĩa vụ của ngƣời bào chữa..............................................................................25
1.3.1. Kinh nghiệm lập pháp Việt Nam về nghĩa vụ của người bào chữa .........25
1.3.2. Kinh nghiệm của một số nước về nghĩa vụ của người bào chữa .............29
Kết luận chƣơng 1 ...................................................................................................32
CHƢƠNG 2. QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT
NAM VỀ NGHĨA VỤ CỦA NGƢỜI BÀO CHỮA..............................................34
2.1. Nghĩa vụ của ngƣời bào chữa đối với ngƣời bị buộc tội............................34
2.1.1. Nghĩa vụ bào chữa, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người bị buộc
tội........................................................................................................................34
2.1.2. Nghĩa vụ bào chữa bảo vệ bí mật cá nhân cho người bị buộc tội ...........39
2.2. Nghĩa vụ bảo đảm công lý và bảo đảm hoạt động tố tụng........................41
2.2.1. Nghĩa vụ tôn trọng sự thật của người bào chữa ......................................41
2.2.2. Nghĩa vụ của người bào chữa bảo đảm hoạt động tố tụng......................43
Kết luận chƣơng 2 ...................................................................................................47
CHƢƠNG 3. THỰC TIỄN THỰC HIỆN NGHĨA VỤ CỦA NGƢỜI BÀO
CHỮA TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ VÀ GIẢI PHÁP.....................................49
3.1. Thực tiễn thực hiện nghĩa vụ của ngƣời bào chữa trong tố tụng hình sự
Việt Nam ...............................................................................................................49
3.1.1. Tình hình thực hiện nghĩa vụ của người bào chữa trong tố tụng hình sự
Việt Nam.............................................................................................................49
3.1.2. Những hạn chế của việc thực hiện nghĩa vụ của người bào chữa và
nguyên nhân .......................................................................................................52
3.2. Giải pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của ngƣời bào chữa trong tố tụng
hình sự...................................................................................................................61
3.2.1. Giải pháp hoàn thiện pháp luật tố tụng hình sự về nghĩa vụ của người
bào chữa .............................................................................................................61
3.2.2. Giải pháp khác bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của người bào chữa ..........68
Kết luận chƣơng 3 ...................................................................................................72
KẾT LUẬN..............................................................................................................74
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nhu cầu hoàn thiện pháp luật nhằm nâng cao địa vị pháp lý của người bào
chữa trong tố tụng hình sự là một trong những nội dung quan trọng theo tinh thần
Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/06/2005 của Bộ chính trị về chiến lược cải cách
tư pháp đến năm 2020, liên quan đến người bào chữa “đào tạo, phát triển đội ngũ
luật sư đủ về số lượng, có phẩm chất chính trị, đạo đức, có trình độ chuyên môn.
Hoàn thiện cơ chế bảo đảm để luật sư thực hiện tốt việc tranh tụng tại phiên tòa,
đồng thời xác định rõ chế độ trách nhiệm đối với luật sư. Nhà nước tạo điều kiện về
pháp lý để phát huy chế độ tự quản của tổ chức luật sư; đề cao trách nhiệm của các
tổ chức luật sư đối với thành viên của mình”.
Sự tham gia của người bào chữa vào quá trình tố tụng trong vụ án hình sự có
ý nghĩa rất quan trọng, nhằm bảo đảm tính dân chủ, quyền con người trong tố tụng
hình sự, tăng cường yếu tố tranh tụng trong quá trình xét xử vụ án hình sự được
xem là vấn đề trọng tâm của công cuộc cải cách tư pháp theo Nghị quyết số 08-
NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác
tư pháp trong thời gian tới, Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/06/2005 của Bộ
chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020.
Thông qua hoạt động của mình người bào chữa có thể phát hiện những vi
phạm về tố tụng, đưa ra những kiến nghị nhằm bảo đảm tuân thủ pháp luật trong việc
điều tra, thu thập, đánh giá chứng cứ cũng như các biện pháp hỗ trợ cho người bào
chữa thực hiện được nghĩa vụ của mình trước người bị buộc tội và trước pháp luật.
Sự đóng góp người bào chữa, mà chủ yếu là đội ngũ luật sư đã đem lại hiệu
quả to lớn về cả số lượng và chất lượng cung cấp dịch vụ pháp lý cho xã hội.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả tích cực có được, hiện nay hoạt động của
người bào chữa cũng còn nhiều bất cập làm ảnh hưởng đến hiệu quả yêu cầu bảo vệ
quyền, lợi ích hợp pháp của người bị buộc tội, bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa.
Trong đó có tình trạng người bào chữa không thực hiện hoặc thực hiện chưa đầy đủ
nghĩa vụ làm ảnh hưởng đến hoạt động tố tụng cũng như không bảo đảm lợi ích của
người bị buộc tội mà mình có trách nhiệm bào chữa.
Trong số những nguyên nhân của hạn chế nêu trên là do quy định của Bộ luật
tố tụng hình sự và các văn bản pháp luật khác còn mâu thuẫn, chưa thống nhất về
2
nghĩa vụ của người bào chữa cũng như ý thức tuân thủ nghĩa vụ của người bào chữa
chưa tốt, chưa có biện pháp xử lý người bào chữa vi phạm nghĩa vụ.
Từ những lí do trên tác giả chọn đề tài “Nghĩa vụ của người bào chữa theo
luật tố tụng hình sự Việt Nam” để làm luận văn thạc sĩ luật học.
2. Tình hình nghiên cứu của đề tài
Trong những năm qua, việc nghiên cứu về nghĩa vụ của người bào chữa theo
luật tố tụng hình sự Việt Nam chưa nhận được nhiều sự quan tâm từ các nhà khoa
học, nhà nghiên cứu. Tuy nhiên, đã có một số bài báo trên tạp chí, sách, đề tài khoa
học của các nghiên cứu sinh đề cập các vấn đề liên quan đến người bào chữa theo
luật tố tụng hình sự Việt Nam, cụ thể như:
Một số bài báo trên tạp chí khoa học:
Bài viết “Một số điểm mới về người bào chữa trong Bộ luật tố tụng hình sự
năm 2015” của luật sư Bùi Hồng Hải1
. Bài viết của tác giả đề cập về một số điểm
mới của người bào chữa trong Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 so với Bộ luật tố
tụng hình sự năm 2003, trong đó có nhiều điểm mới về người bào chữa như khái
niệm người bào chữa, thủ tục đăng ký bào chữa, quyền của người bào chữa, những
vướng mắc người bào chữa gặp khi tham gia tố tụng.
Bài viết “Chứng cứ do người bào chữa cung cấp theo Bộ luật tố tụng hình sự
năm 2015” của luật sư Lê Văn Sua2
. Sự ra đời của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015
là bước phát triển mới, đã khắc phục những thiếu sót quan trọng bảo đảm quyền của
người bị bắt. Việc quy định về chứng cứ, nguồn chứng cứ, thu thập chứng cứ của
người bào chữa thể hiện dân chủ trong quá trình giải quyết vụ án hình sự.
Bài viết “Hoàn thiện quy định về bảo đảm quyền có người bào chữa trong
pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam” của tác giả Lương Thị Mạnh Quỳnh3
. Bài viết
tác giả đưa ra những kiến nghị nhằm hoàn quy định về bảo đảm quyền có người bào
chữa trong tố tụng hình sự Việt Nam, mở rộng nguyên tắc tranh tụng, nâng cao
nhận thức của cơ quan tiến hành tố tụng, tuyên truyền nâng cao ý thức pháp luật đối
1 Bùi Hồng Hải (2018), “Một số điểm mới về người bào chữa trong Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015”, Tạp
chí Dân chủ và pháp luật, số 2, tr.58-59.
2 Lê Văn Sua (2016), “Chứng cứ do người bào chữa cung cấp theo Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015”, Tạp
chí luật sư Việt Nam, số 6, tr.6.
3 Lương Thị Mỹ Quỳnh (2011), “Hoàn thiện quy định về bảo đảm quyền có người bào chữa trong pháp luật
tố tụng hình sự Việt Nam”, Tạp chí nghiên cứu lập pháp, số 24, tr.24-32.