Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nghi luan xa hoi ve cau noi van hoa la cai con lai khi nguoi ta da quen het tat ca
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí
Đề bài: Nghị luận xã hội về câu nói: Văn hóa, đó là cái còn lại khi người ta
đã quên hết tất cả
Bài làm
Văn hóa có một nghĩa rất rộng, rất phức tạp, nhiều người đã viết hẳn một quyển
sách để định nghĩa hai chữ ấy. Có thể hiểu một cách giản dị và sát nghĩa như
sau: Văn là văn vẻ, văn nhã, trái lại với vũ phu, thô bỉ, dã man. Hóa là biến đổi, nhuốm theo. Con người khi còn ở trạng thái dã man có những
cách thức sinh hoạt (ăn ở, ăn mặc, nói năng, yêu thương… không ở trên con vật
mấy, nhưng lần theo lịch sử, dần dà thay đổi, tiến lên, đạt tới văn hóa. Văn hóa
là tổng thể những thành tích cố gắng của con người đã từ trạng thái con vật mà
vươn lên, hóa đi, tiến tới trạng thái tiến bộ văn vẻ ngày nay (nghĩa này chính ra
là nghĩa của từ kutur trong tiếng Đức, gần đồng nghĩa với văn minh). Thành
tích của văn hóa thể hiện ở những công trình về mọi mặt, nhất là những công
trình về tinh thần: văn chương, mĩ thuật, triết học, khoa học… Cho nên người
ta thường hiểu văn hóa gần như học thức. Người học rộng biết nhưng là người
có văn hóa. Văn hóa trong câu danh ngôn là dịch từ tiếng Pháp culture, nghĩa đen là sự
trồng trọt, vun xới. Tiếng Pháp nói terre cultive: đất trồng trọt, đối lập với terre
inculte: đất bỏ hoang, plante cultive: cây vun trồng, đối lập với plante sauvage:
cây dại. Cũng vậy người ta hiểu l'homme cultive: là người có đầu óc được
chăm bón, vun xới, dưỡng dục cho nên trong từ culture Pháp ta thấy ngoài ý
học thức khách quan và cộng đồng của văn hóa, còn có giả thiết sự cố gắng
riêng của cá nhân để tự trao đổi, tự rèn luyện về các phương diện tri thức và
tình cảm, ngõ hầu đạt tới một trình độ nảy nở, điều hòa của con người tinh
thần. Câu ra trong đề nguyên là lời nói của cố nghị trưởng Pháp Edouard Herriot: “La culture, c'est ce qui reste quand on a tout oublié, c’est ce qui manque quand
on a tout appris”. Nhưng hình như ông chỉ nói có nửa trên và sau người ta thêm
vào nửa dưới, có lẽ để cho nghĩa được thêm sáng, thêm đầy đủ và cũng để cho
bớt tính cách nghịch lí. Câu nói ấy là một lộng ngữ, nói một điều mới nghe
tưởng như nói giỡn, nhưng suy ra thấy bên trong có sự sâu sắc và xác đáng. Nói văn hóa là cái còn lại khi người ta đã quên hết, cái vẫn thiếu khi người ta
đã học đủ, chúng ta có thể đi đến suy diễn: con người có văn hóa là con người
chẳng cần học, chẳng cần nhớ một điều gì cả. Cách giải thích ấy máy móc và
ngoài chủ ý của tác giả. Thật ra câu nói này chỉ nêu lên tính chất tiêu cực của
văn hóa: không tùy thuộc cái gì nhớ được, không tùy thuộc cái gì học được. Còn phần tích cực là cái còn lại, cái vẫn thiếu, là những cái gì không nói ra, nhưng chúng ta phải tìm hiểu và đó mới là cái chủ điểm của vấn đề. Để nêu rõ sự sai lầm của nhiều người thường quan niệm rằng văn hóa chỉ là cái
học tích trữ trong trí nhớ, cái học nhồi sọ, cái học lặp lại như con vẹt, thường
chỉ là công việc ghi nhớ giỏi. Ai có kí ức mạnh (chữ Hán gọi là cường kí)
người ấy sẽ thành công. Học trước quên sau thi còn gì mong đỗ đạt. Cho lên
bậc đại học, đến việc đào luyện các chuyên gia cũng vậy. Một kỹ thuật gia là
người thuộc lòng kĩ thuật của mình và áp dụng như một cái máy. Một học giả, một giáo sư cũng thuộc lòng những lý thuyết trong khu vực mình để nếu cần
đọc ra vanh vách, nói thao thao.