Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nghi luan xa hoi nghi ve nhan cach pham gia
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí
Đề bài: Nghị luận xã hội - Nghĩ về nhân cách, phẩm giá
Bài số 1
Nhân cách, phẩm giá là vô cùng quý báu, không có ngọc lụa, vàng bạc nào mua
được. Nếu chúng ta tự hủy hoại nhân cách, phẩm giá của mình, đánh mất bản
thân mình thì có khác gì coi mình là đồ vật, là thương phẩm mang ra chợ bày
bán. Phần đông trong chúng ta, dù vị thế xã hội có khác nhau, nhưng đều có lòng tự
trọng, luôn luôn rèn luyện đạo đức, giữ gìn phẩm giá, nhân cách của mình, biết
vươn lên trong cuộc sống, ngẩng cao đầu trước đồng loại. “Đói cho sạch, rách
cho thơm”, “mài sắt nên kim”, “Ngọc kia có giũa có mài / Mới thành hữu dụng, kẻo hoài ngọc đi” – là những bài học mà chúng ta đã khắc sâu trong lòng để rèn
luyện nhân cách, nâng cao phẩm giá của mình. Càng khôn lớn lên, càng trưởng
thành, mỗi người trong chúng ta càng cảm thấy được sống bình đẳng với mọi
người bằng lòng tự trọng, bằng nhân cách, phẩm giá trong sạch của mình và coi
đó là điều hạnh phúc nhất của đời mình. “Phú quý bất năng dâm, bần tiện bất năng di, uy vũ bất năng khuất” là tâm thế
cao đẹp của các bậc sĩ quân tử xưa nay. Tô Hiến Thành đời Lý, không vì ngọc
lụa mà thay đổi di chiếu của Tiên đế, một gương sáng để lại cho muôn người
và muôn đời mai sau. Trần Bình Trọng vẫn hiên ngang trước lưỡi gươm và lời đường mật của lũ giặc
Mông Nguyên, một lòng một dạ nêu cao lòng trung nghĩa sắt son: “Ta thà làm
quỷ nước Nam quyết không thèm làm vương đất Bắc”. Sử sách đã ghi lại và
ngợi ca bao tấm gương sáng của các bậc danh sĩ suốt đời giữ trọn phẩm giá, thanh danh của mình. Mỗi lần nghĩ đến phẩm giá, nhân cách, tôi lại nhớ đến những vần thơ “tự
khuyên mình’’ của Bác Hồ trong tập Nhật kí trong tù: – Nghĩ mình trong bước gian truân, Tai ương rèn luyện tinh thần thêm hăng. – Kiên trì và nhẫn nại, Không chịu lùi một phân, Vật chất tuy đau khổ
Không nao núng tinh thần, Qua đó, ta càng thấm thía bài học tự rèn luyện nhân cách, phẩm giá để “ngọc
càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong”. Tôi thường tự hỏi: Tại sao. người ta không lấy tên những kẻ như Hoàng Cao
Khải, Nguyền Thần, Lê Hoàn, Phạm Quỳnh,… mà đặt tên trường, tên đường
phố? Tại sao Phan Đình Phùng, Tôn Thất Thuyết, Nguyễn Thiện Thuật, Hoàng
Hoa Thám, Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh… lại được nhân dân ta ngưỡng
mộ, ngợi ca?
Lao động cần cù để ấm no. Đem tài trí đua tranh với đời, để phục vụ nhân dân, góp phần làm cho đất nước phồn thịnh, hùng cường. Kinh doanh làm giàu, để
phát triển kinh tế, làm thay đổi bộ mặt của quê hương… Đó là những việc làm
tốt đẹp, những gương sáng được xã hội tôn vinh. Bài số 2
Trong cuộc sống, nhân cách và đạo đức muôn đời là thước đo giá trị của mỗi
người chúng ta. Chính vì lẽ đó chăng mà từ ngàn đời nay, ông cha ta đã luôn