Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nghi luan ve nghe thuat to chuc chat lieu ngon tu trong bai tho tay tien
MIỄN PHÍ
Số trang
5
Kích thước
377.1 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
760

Nghi luan ve nghe thuat to chuc chat lieu ngon tu trong bai tho tay tien

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

Trang chủ: https://vndoc.com/ | Email hỗ trợ: [email protected] | Hotline: 024 2242 6188

Văn mẫu lớp 12: Nghị luận về nghệ thuật tổ chức chất

liệu ngôn từ trong bài Tây Tiến

Tây Tiến (1948) quả là nét son đẹp nhất trong đời thơ Quang Dũng. Cả bài

thơ hiện ra như một sự hoà điệu đẹp đẽ giữa thơ – nhạc – hoạ. Về phương diện

nghệ thuật, Tây Tiến còn thể hiện một trình độ tổ chức chất liệu ngôn từ xuất sắc

với một cấu trúc thơ có thể nói đã đạt tới mức tối ưu. Nó thể hiện một cách đầy đủ

các sắc độ chơi vơi trong nỗi nhớ của nhà thơ về một thời kì lịch sử hào hùng và

lãng mạn. Sự độc đáo ấy của các lớp sóng ngôn từ chủ yếu được thể hiện qua cách

sử dụng các từ địa danh một cách hợp lí.

Địa bàn hoạt động của đoàn quân Tây Tiến khá rộng, trải dài từ Mai Châu,

Châu Mộc – Hoà Bình, qua Lào rồi vòng về miền tây Thanh Hoá. Đó là một vùng

đất hoang vu đầy bí mật. Quang Dũng không trao cho nỗi nhớ của mình những địa

chỉ “vu vơ”, ông điểm danh từng tên cụ thể: Sài Khao, Mường Lát, Pha Luông,

Mường Hịch… và sự có mặt của các địa danh này lập tức gợi ra ý niệm về sự xa

ngái và hoang sơ. Trong trí nhớ người đọc, những cái tên kia thuộc một “típ” lạ, nó

khác xa với những tên đất, tên làng vốn quen thuộc trong ca dao người Việt, nó

cũng khác xa với kiểu “thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông” trong thơ Nguyễn Bính.

Chính điều này đã trở thành một tác nhân kích thích trí tưởng tượng của người đọc,

đẩy người đọc đứng trước sự tò mò khó cưỡng về những bí mật “đường rừng”.

Cả Tây Tiến là một nỗi nhớ khôn nguôi của, một vùng đất một thời trận

mạc. Vậy nên, khi nhắc đến các địa danh này, ta nhận thấy những kí ức của quá

khứ hiện về thật tươi nguyên, nó chen lấn thực tại, tạo nên độ nhoè giữa hai không

gian: không gian hiện tại và không gian hồi tưởng. Bởi thế, dù lạ lẫm, qua hồn thơ

và nỗi nhớ Quang Dũng, các địa danh ấy xâm chiếm cõi nhớ người đọc, giúp họ

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!