Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nghi luan ve loi song thu dong trong gioi tre hien nay
MIỄN PHÍ
Số trang
5
Kích thước
154.8 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1775

Nghi luan ve loi song thu dong trong gioi tre hien nay

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

Đề bài: Nghị luận về lối sống thụ động trong giới trẻ hiện nay

Hướng dẫn

Sau khi trở về thăm cố hương, đã đi dọc đất nước với tâm nguyện tìm hiểu

nguồn cội bằng trải nghiệm của chính mình, chàng trai Việt kiều mới nêu lên

nhận xét đó. Theo Tran Hung John thì “thụ động", “đi theo”, “đi theo con đường đã được vẽ

sẵn” là tính cách của “phần nhiều người Việt Nam”. Ý kiến đó đúng hay sai?

“Thụ động”, “đi theo” có phải là tính cách của số đông, của “phần nhiều người

Việt Nam” không? Dân số nước ta hiện nay khoảng 90 triệu người, vậy cái con

số “phần nhiều” mà chàng trai Việt kiều nêu ra, chắc phải là bảy mươi, tám

mươi triệu, hay là hơn thế nữa?

“Thụ động” là chịu sự chi phối của người khác, chỉ biết nghe theo và làm theo

người khác mà thiếu suy nghĩ, thiếu chủ động sáng tạo. Vì thụ động nên mới “đi theo”, mới a-dua. Kẻ thụ động và đi theo là loại người có mắt mà như mù, có tai có miệng mà như câm điếc, có óc mà như bị lú lẫn!

Vậy, số đông “phần nhiều người Việt Nam” có tính cách đó không? Có thể có

một bộ phận người Việt Nam nào đó sống thụ động và đi theo, nhưng phần

nhiều người Việt Nam không có tính cách đó. Tran Hung John đã có một cái

nhìn không đúng, thậm chí coi thường nhân dân Việt Nam, dân tộc Việt Nam. Cái “tâm nguyện tìm hiểu nguồn cội” của chàng Việt Kiều sao mà đáng chê

thế!

Đất nước Việt Nam, dân tộc Việt Nam đẹp lắm chứ!

Như nước Đại Việt ta từ trước Vốn xưng nền văn hiến đã lâu Nguyễn Trãi

Bạch Đằng, Chi Lăng, Đống Đa, Điện Biên,… là những trang sử vàng chói lọi

được nhân dân Việt Nam viết nên bằng xương máu của hàng triệu con người, của bao thế hệ “tuốt gươm không chịu sống quỳ” nên mới có giang sơn gấm

vóc như ngày nay. “Nhân dân ta có lòng nồng nàn yêu nước. Đó là truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần yêu nước lại kết

thành một làn sóng vô cùng to lớn, mạnh mẽ, nó lướt qua mọi nguy hiểm, khó

khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ cướp nước và bè lũ bán nước” (Hồ Chí Minh). Thưa Tran Hung John, nếu ''phần nhiều” người Việt Nam sống “thụ động” và

“đi theo” thì không thể' tạo nên truyền thống cao đẹp đó. Tám mươi năm bị thực dân Pháp thống trị, các phong trào yêu nước và cách

mạng như Đông Du (1950), phong trào chống sưu thuế ở Trung Kì (1909), phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh 1930-1931 và cuộc Cách mạng tháng Tám 1945

thể hiện chí khí gì của nhân dân Việt Nam?

Nói đến nhân dân là nói đến hàng triệu người, hàng chục triệu người, là nói đến

nguồn sức mạnh của động lực phát triển lịch sử, như Nguyễn Trãi đã từng ca

ngợi: “Phúc chu thủy tín dân do thủy” (Thuyền bị lật mới tin dân mạnh như

nước). Nói đến nhân dân là nói đến thế hệ trẻ của cộng đồng dân tộc trong từng thời

đại. Chỉ nói về thế hệ thanh niên thời đại Hồ Chí Minh. Hàng triệu trai tráng

khắp mọi miền quê đã ào ào ra trận “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”, là nói

đến hàng triệu chàng trai, cô gái trong các phong trào “ba sẵn sàng”, là hàng

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!