Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nghi luan ve loi song nguoi viet khon kheo hay khon vat
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí
Đề bài: Nghị luận về lối sống người Việt khôn khéo hay khôn vặt
Hướng dẫn
Lối sống của con người Việt Nam truyền thống như thế nào? Lối sống ấy có
những mặt nào là tích cực, mặt nào là tiêu cực?
Tổ tiên, ông cha chúng ta, nhân dân ta đã sống dưới chế độ phong kiến hàng
nghìn năm. Từ giữa thế kỷ 19 đến ngày thống nhất đất nước (30/4/1975), dân
tộc ta chìm đắm dưới ách thống trị của thực dân Pháp suốt 80 năm, trải qua 30
năm kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ xâm lược. Nhắc lại vài nét lịch sử
như vậy, để thấy dân tộc ta đã trải qua muôn vàn khó khăn; lịch sử và nền văn
hóa đã tác động sâu sắc đến lối sống của con người Việt Nam như thế nào?
Nước ta ở về Đông Nam châu Á, thuộc về vùng nhiệt đới, nắng lắm, mưa nhiều, thiên tai (lũ lụt, bão tố…) xảy ra triền miên. Thủy, hỏa, đạo, tặc – bốn loại giặc
lớn mà nhân dân luôn luôn phải đối mặt. Dân ta có nghề trồng lúa nước lâu đời; lối canh tác thủ công “con trâu đi trước, cái cày theo sau”. Mãi đến đầu thế kỷ 21, nền nông nghiệp nước ta mới được
cơ giới hóa (khoảng 80%). Cho đến nay (2013), nước ta mỗi năm xuất khẩu
trên 7 triệu tấn gạo, đứng thứ nhất, nhì trên thế giới, nhưng còn phải nhập
giống lúa, phân bón, thuốc trừ sáu. Tuy đất nước đã có nhiều đổi mới; công nghiệp hóa, hiện đại hóa đang trên đà
phát triển. Báo chí cho biết nước ta hiện nay có mấy chục vạn tiến sĩ, giáo sư, vào hạng nhất, nhì khối ASEAN, nhưng nền công nghiệp nước ta còn ở tình
trạng “lắp ráp”, nhiều phụ kiện, máy móc của ô tô còn nhập khẩu; thậm chí đến
chiếc ốc vít ô tô chưa sản xuất được!
Nói đến trí tuệ trong xã hội ngày nay là nói đến sáng chế, phát minh, nói đến
giải Nobel,… Nước ta chưa có. Đúng là ở ta “chưa ca tụng trí tuệ”. Hay vì
thiếu nhân tài? Hay vì nhân tài chưa được trọng dụng?
Con người Việt Nam thông minh và sắc bén lắm! Có thua kém dân tộc nào?
Các cuộc thi quốc tế về Toán, Lý, Hóa, Sinh,… học sinh Việt Nam, năm nào
cũng giành được nhiều huy chương (huy chương vàng, huy chương bạc). Trần Đình Hượu lại nhận xét “khôn khéo” là lối sống của người Việt Nam. Khôn khéo là khôn ngoan và khéo léo; là cách ứng xử, từ lời nói đến cử chỉ, việc làm đều tinh tế, sắc bén. Do hoàn cảnh lịch sử mà phải khôn khéo trong
làm ăn, trong cuộc sống. Không khôn khéo thì bị ăn đòn! Biết “Miệng quan, trôn trẻ”, nên phải khôn khéo xa lánh cửa quan! Khôn khéo trong học tập: học
thầy, học bạn, học trong sách, học trong thực tế, biết “đi một ngày đàng, học
một sàng khôn”. Biết “tháng tám đói qua, tháng ba đói chết” nên phải sống cần
kiệm. “Ăn đi trước, lội nước theo sau" là khôn vặt của loại người ích kỷ! Tuổi
trẻ chúng ta không nghĩ đến, không nên sống như thế!. Nhờ khôn khéo mà biết “thủ thế, giữ mình, gỡ được tình thế khó khăn”. Không
được nóng vội, hấp tấp vì sẽ làm hỏng việc. Biết lắng nghe và suy nghĩ chín
chắn: “Ăn nhai, nói nghĩ' là khôn khéo. Sống khiêm tốn, thật thà là khôn khéo, là người đức độ. Gần gũi người tốt, xa lánh kẻ xấu là khôn khéo. Ngày nay, đến ga tàu, bến xe, cổng bệnh viện, nơi bán vé,… ai cũng phải khôn
khéo, thủ thế. Muốn được bình yên, vô sự thì phải khôn khéo. Không a dua, không đua đòi, tránh xa các tệ nạn,… là sống khôn khéo. Có biết ứng xử như thế mới là người khôn.