Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nghèo đói và nhân tố tác động đến nghèo đói tại tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2007-2011
PREMIUM
Số trang
111
Kích thước
1.1 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1724

Nghèo đói và nhân tố tác động đến nghèo đói tại tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2007-2011

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

TỐNG THỊ DUNG

NGHÈO ĐÓI VÀ NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG

ĐẾN NGHÈO ĐÓI TẠI TỈNH THÁI NGUYÊN

(GIAI ĐOẠN 2007 - 2011)

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

THÁI NGUYÊN, NĂM 2012

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

TỐNG THỊ DUNG

NGHÈO ĐÓI VÀ NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG

ĐẾN NGHÈO ĐÓI TẠI TỈNH THÁI NGUYÊN

(GIAI ĐOẠN 2007-2011)

Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp

Mã số: 60.31.10

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Thị Gấm

THÁI NGUYÊN, NĂM 2012

i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng, đây là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi,

số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là hoàn toàn trung thực và chưa

được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Tôi xin cam đoan rằng , mọi sự giúp

đỡ cho việc thự c hiện luận văn này đã đượ c cảm ơn và mọ i thông tin , tài liệu

trình bày trong luận văn đã đượ c chỉ rõ nguồn gốc.

Thái Nguyên, ngày tháng 8 năm 2012

Tác giả luận văn

Tống Thị Dung

ii

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận văn này, tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám

hiệu, Phòng Quản lý Sau Đại học, Phòng Đào tạo cùng các thầy, cô giáo

trong Trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh Đại học Thái Nguyên

đã tận tình giúp đỡ, tạo mọi điều kiện cho tôi trong quá trình học tập và thực

hiện đề tài.

Đặc biệt tôi vô cùng biết ơn và tỏ lòng kính trọng sâu sắc đến

PGS.TS. Nguyễn Thị Gấm - người đã nhiệt tình hướng dẫn tôi hoàn thành

đề tài này.

Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của các cán bộ, lãnh đạo phòng

Bảo trợ xã hội thuộc Sở Lao động TB&XH tỉnh Thái Nguyên, phòng Lao

động TB&XH, Phòng Nông nghiệp & PTNT, phòng Thống kê hai huyện Phú

Lương, Định Hóa đã tạo điều kiện rất thuận lợi cho tôi trong việc thu thập số

liệu, nghiên cứu địa bàn.

Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn cơ quan, gia đình và bạn bè đồng

nghiệp đã luôn động viên, giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.

Thái Nguyên, ngày tháng 8 năm 2012

Tác giả luận văn

Tống Thị Dung

iii

MỤC LỤC

Lời cam đoan...................................................................................................... i

Lời cảm ơn ........................................................................................................ii

Mục lục.............................................................................................................iii

Danh mục chữ viết tắt ...................................................................................... vi

Danh mục các bảng ......................................................................................... vii

Danh mục các hình.........................................................................................viii

PHẦN MỞ ĐẦU.............................................................................................. 1

1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu ............................................................. 1

2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ..................................................................... 2

2.1. Mục tiêu chung........................................................................................... 2

2.2. Mục tiêu cụ thể ........................................................................................... 2

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài ................................................ 2

3.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................ 2

3.2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài................................................................... 2

3.2.1. Không gian nghiên cứu ........................................................................... 2

3.2.2. Thời gian nghiên cứu .............................................................................. 3

3.2.3. Nội dung nghiên cứu ............................................................................... 3

4. Đóng góp mới của luận văn .......................................................................... 3

5. Bố cục của luận văn ...................................................................................... 3

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NGHÈO ĐÓI............ 4

1.1. Cơ sở khoa học của đề tài .......................................................................... 4

1.1.1. Cơ sở lý luận của đề tài .......................................................................... 4

1.1.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài ....................................................................... 8

1.2. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 22

1.2.1. Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................... 22

1.2.2. Các phương pháp nghiên cứu ............................................................... 22

iv

1.2.3. Hệ thống các chỉ tiêu phân tích ............................................................ 25

Chương 2. NGHÈO ĐÓI VÀ CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG TỚI

NGHÈO ĐÓI TẠI KHU VỰC MIỀN NÚI TỈNH THÁI

NGUYÊN GIAI ĐOẠN (2007 - 2011)...................................... 27

2.1. Tình hình cơ bản của địa bàn nghiên cứu ................................................ 27

2.1.1. Điều kiện tự nhiên địa bàn nghiên cứu ................................................. 30

2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội địa bàn nghiên cứu ...................................... 35

2.1.3. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thái Nguyên.................. 38

2.1.4. Tình hình thực hiện một số chương trình, dự án giảm nghèo tại

tỉnh Thái Nguyên giai đoạn (2007-2011)............................................ 41

2.1.5. Hiện trạng nghèo đói của tỉnh Thái Nguyên......................................... 47

2.1.6. Hiện trạng nghèo đói của huyện Định Hóa .......................................... 50

2.1.7. Hiện trạng nghèo đói của huyện Phú Lương........................................ 52

2.1.8. Một số kết quả thực hiện chính sách Nhà nước hỗ trợ người nghèo

ở hai huyện Định Hóa và Phú Lương ................................................. 53

2.2. Thực trạng đói nghèo của nhóm hộ nghiên cứu....................................... 54

2.2.1. Tình hình chung của nhóm hộ nghiên cứu............................................ 55

2.2.2. Thu nhập bình quân của hai nhóm hộ nghiên cứu.............................. 655

2.2.3. Phân tích tình hình sản xuất và thu nhập của hộ.................................. 69

2.2.4. Đầu tư cho các hoạt động của nhóm hộ nghiên cứu ............................ 73

2.2.5. Phân tích các nhân tố tác động đến nghèo đói của hộ gia đình........... 76

2.2.6. Đánh giá ảnh hưởng của các nhân tố tới thu nhập của nhóm hộ

nghiên cứu năm 2007, năm 2011 bằng hàm sản xuất Cobb-Douglas... 83

2.2.7. Kết luận về thực trạng nghèo đói và các nhân tố tác động đến nghèo

đói của các hộ gia đình ở khu vực miền núi tỉnh Thái Nguyên.............. 88

Chương 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIẢM NGHÈO CHO HỘ NÔNG

DÂN Ở KHU VỰC MIỀN NÚI TỈNH THÁI NGUYÊN......... 90

3.1. Định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thái Nguyên................. 90

3.1.1. Định hướng chung................................................................................. 90

v

3.1.2. Những mục tiêu phấn đấu cụ thể .......................................................... 90

3.1.3. Những định hướng giảm nghèo cho khu vực miền núi tỉnh Thái Nguyên........ 91

3.2. Một số giải pháp xoá đói giảm nghèo cho các hộ nông dân khu vực

miền núi Tỉnh Thái Nguyên ................................................................. 92

3.2.1. Giải quyết nguồn vốn ............................................................................ 92

3.2.2. Tăng hiểu biết về sản xuất cho người dân, thường xuyên cung cấp

các thông tin khoa học, kỹ thuật, thị trường ........................................ 93

3.2.3. Đào tạo nghề và tạo thêm việc làm....................................................... 93

3.2.4. Sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa......................................... 94

3.2.5. Một số đề xuất ....................................................................................... 94

KẾT LUẬN.................................................................................................... 96

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................... 97

PHỤ LỤC....................................................................................................... 99

vi

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT

TT Nội dung Ký hiệu, viết tắt

1 Đồng Đô la Mỹ USD

2 Hàm sản xuất Cobb-Douglas CD

3 Ngân hàng thế giới WB

4 Nhà xuất bản NXB

5 Tổng thu nhập quốc nội GDP

6 Xoá đói giảm nghèo XĐGN

7 Bình quân BQ

8 Lao động - Thương binh và Xã hội LĐ-TB&XH

vii

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1. Chuẩn mực đánh giá nghèo đói qua các giai đoạn....................... 7

Bảng 1.2. Tỷ lệ hộ nghèo của Việt Nam chia theo các khu vực, giai

đoạn 2006 - 2010........................................................................ 13

Bảng 2.1. Tình hình sử dụng quỹ đất của huyện Định Hóa và huyện

Phú Lương.................................................................................. 33

Bảng 2.2. Tổng hợp hộ nghèo, hộ cận nghèo tỉnh Thái Nguyên năm 2010 ... 48

Bảng 2.3. Kết quả giảm nghèo huyện Định Hóa, giai đoạn 2007 - 2011...... 51

Bảng 2.4. Kết quả giảm nghèo huyện Phú Lương, giai đoạn 2007 - 2011..... 52

Bảng 2.5. Kết quả thực hiện chính sách Nhà nước hỗ trợ người nghèo

huyện Định Hóa và huyện Phú Lương năm 2011...................... 54

Bảng 2.6. Thông tin chung về chủ hộ điều tra ........................................... 55

Bảng 2.7. Tình hình thành phần dân tộc và lao động của hộ ..................... 56

Bảng 2.8. Nguồn lực đất đai của hộ qua thời kỳ 2007-2011...................... 58

Bảng 2.9. Thông tin chung về điều kiện sinh hoạt của chủ hộ................... 59

Bảng 2.10. Tình hình trang bị tài sản phục vụ SXKD & đời sống............... 61

Bảng 2.11. Thống kê số lượng vật nuôi của hai nhóm hộ nghiên cứu......... 64

Bảng 2.12. Thu nhập bình quân của hai nhóm hộ........................................ 66

Bảng 2.13. Kết quả sản xuất ngành trồng trọt của nhóm hộ nghiên cứu ..... 70

Bảng 2.14. Tình hình sản xuất ngành chăn nuôi của nhóm hộ nghiên cứuError! Bookmark not defined.

Bảng 2.15. Chi phí cho hoạt động trồng lúa................................................. 73

Bảng 2.16. Chi phí bình quân về chăn nuôi của các hộ nghiên cứu ............ 74

Bảng 2.17. Các khoản chi phí cho sinh hoạt ................................................ 75

Bảng 2.18. Tổng hợp các nguyên nhân dẫn đến đói nghèo của các nhóm

hộ nghiên cứu............................................................................. 77

Bảng 2.19. Tình hình nguồn vốn của các nhóm hộ...................................... 79

Bảng 2.20. Tổng hợp tham gia chương trình khuyến nông của các nhóm hộ...... 81

viii

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 2.1: Bản đồ hành chính Tỉnh Thái Nguyên………………………….. 28

Hình 2.2: Khả năng tiếp cận nguồn vốn vay của các nhóm hộ……………...80

1

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Việt Nam đã đạt được những tiến bộ rất ấn tượng trong việc thực hiện

các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ đặc biệt là mục tiêu về “Xóa bỏ tình

trạng nghèo đói cùng cực và thiếu đói”. Theo tiêu chí đánh giá nghèo đói của

Việt Nam, trong hơn một thập kỷ qua, tỷ lệ nghèo đói cả nước giảm từ 58,1%

năm 1993 xuống còn 9,45% vào cuối năm 2010. Thành tựu giảm nghèo của

Việt Nam được cộng đồng quốc tế ghi nhận là “một trong những câu chuyện

thành công nhất trong phát triển kinh tế”.

Việt Nam luôn coi vấn đề xoá đói giảm nghèo là mục tiêu xuyên suốt

trong quá trình phát triển kinh tế xã hội đất nước. Việc phân phối một phần

đáng kể trong thu nhập xã hội cho xoá đói giảm nghèo làm ảnh hưởng đến

nguồn lực dành cho tăng trưởng kinh tế nhưng xét về tổng thể những thành

tựu xoá đói giảm nghèo sẽ tạo tiền đề cho tăng trưởng nhanh và bền vững.

Mặc dù được thế giới đánh giá cao trong công tác xoá đói giảm nghèo nhưng

Việt Nam hiện nay đang đứng trước những khó khăn, thách thức lớn, đó là: tỷ

lệ nghèo dù giảm nhanh nhưng chưa đồng đều giữa các vùng miền, tốc độ

giảm nghèo có xu hướng chậm lại, thành tựu xoá đói giảm nghèo chưa bền

vững, nguy cơ tái nghèo cao khi có những biến động lớn về kinh tế như khủng

hoảng, thất nghiệp hay những rủi ro như thiên tai, dịch bệnh…

Thái Nguyên là một tỉnh trung du miền núi phía Bắc của Việt Nam,

tình hình kinh tế - xã hội trong những năm qua đã có nhiều tiến bộ, đời sống

vật chất, tinh thần của nhân dân được cải thiện đáng kể. Tuy nhiên, tỷ lệ hộ

nghèo trên địa bàn khá cao, mặc dù tỷ lệ hộ nghèo năm 2006 chiếm 23,74%

đến năm 2010 giảm xuống còn 10,8% [1], vẫn cao hơn tỷ lệ hộ nghèo chung

của cả nước. Ở khu vực miền núi của tỉnh, nơi các điều kiện tự nhiên và xã

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!