Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nghệ thuật tiểu thuyết từ dụ thái hậu của trần thùy mai
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
LÊ ĐÌNH CHÍNH
NGHỆ THUẬT TIỂU THUYẾT TỪ DỤ THÁI HẬU
CỦA TRẦN THÙY MAI
LUẬN VĂN THẠC SĨ
VĂN HỌC VIỆT NAM
Đà Nẵng - Năm 2022
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
LÊ ĐÌNH CHÍNH
NGHỆ THUẬT TIỂU THUYẾT TỪ DỤ THÁI HẬU
CỦA TRẦN THÙY MAI
Chuyên ngành : VĂN HỌC VIỆT NAM
Mã số : 8220121
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. NGÔ MINH HIỀN
Đà Nẵng - Năm 2022
v
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ...........................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................ii
MỞ ĐẦU.........................................................................................................................1
1. Lí do chọn đề tài......................................................................................................1
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu ......................................................................................1
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...........................................................................5
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu..........................................................................6
5. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................................6
6. Bố cục luận văn.......................................................................................................6
NỘI DUNG.....................................................................................................................7
CHƯƠNG 1. TỪ DỤ THÁI HẬU CỦA TRẦN THÙY MAI TRONG DÒNG CHẢY
TIỂU THUYẾT LỊCH SỬ VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI......................................................... 7
1.1. Một số điểm nổi bật của tiểu thuyết lịch sử Việt Nam đương đại .................7
1.1.1. Đa dạng nội dung phản ánh ..........................................................................7
1.1.2. Đa dạng về phương thức thể hiện.................................................................9
1.2. Trần Thuỳ Mai - Những con đường văn xuôi không ngừng sáng tạo.........12
1.2.1. Từ truyện ngắn…........................................................................................12
1.2.2. ...đến tiểu thuyết..........................................................................................16
1.2.3. Quan niệm nghệ thuật.................................................................................17
CHƯƠNG 2. KHUÔN MẶT CUỘC SỐNG VÀ CON NGƯỜI VƯƠNG TRIỀU
NGUYỄN TRONG TỪ DỤ THÁI HẬU CỦA TRẦN THÙY MAI ........................24
2.1. Sắc diện cuộc sống vương triều Nguyễn.........................................................24
2.1.1. Cung đình triều Nguyễn – phía khuất lấp của lịch sử.................................24
2.1.2. Cung đình triều Nguyễn – những sắc màu văn hóa Huế ............................31
2.2. Chân dung con người chốn vương triều Nguyễn ..........................................39
2.2.1.Con người của hào quang cung cấm............................................................39
2.2.2. Con người thân phận trong bí ẩn hậu cung.................................................46
CHƯƠNG 3. MỘT SỐ THỦ PHÁP NGHỆ THUẬT TRONG TỪ DỤ THÁI HẬU
CỦA TRẦN THÙY MAI.......................................................................................................... 54
3.1. Nghệ thuật kết cấu ...........................................................................................54
3.1.1. Linh hoạt điểm nhìn trần thuật....................................................................54
3.1.2. Đa chiều hoá cốt truyện ..............................................................................56
3.1.3. Lồng ghép, đan xen các kiểu văn bản.........................................................58
3.2. Nghệ thuật xây dựng nhân vật........................................................................60
3.2.1. Khắc họa chân dung nhân vật bằng kí ức dân gian ....................................60
3.2.2. Tiểu thuyết hóa nhân vật lịch sử.................................................................62
vi
3.3. Kiến tạo không – thời gian nghệ thuật...........................................................67
3.3.1. Dồn nén sự kiện lịch sử ..............................................................................67
3.3.2. Gia tăng chất đời tư.....................................................................................69
3.3.3. Tô đậm sắc màu văn hóa Huế.....................................................................71
3.4. Sử dụng ngôn ngữ nghệ thuật........................................................................74
3.4.1. Ngôn ngữ đời thường hiện đại, giàu cảm xúc ............................................74
3.4.2. Thuần Việt hóa các lớp ngôn từ cổ trang....................................................75
3.5. Giọng điệu nghệ thuật......................................................................................77
3.5.1. Giọng yêu đương tình tứ.............................................................................77
3.5.2. Bày tỏ sự xót xa, thương cảm.....................................................................78
3.5.3. Tăng cường biện giải, đối thoại..................................................................80
3.5.4. Thể hiện sự triết lý, suy nghiệm .................................................................81
KẾT LUẬN ..................................................................................................................84
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................86
1
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Văn học Việt Nam sau 1986 đến những năm đầu của thế kỉ XXI, đặc biệt trong
bối cảnh xu hướng toàn cầu hóa văn học đã không ngừng vận động và phát triển, điều
đó mở ra nhiều cơ hội cũng như những thách thức đối với người cầm bút. Vì vậy, việc
đổi mới quan niệm về loại hình văn học là vấn đề cấp thiết – trong đó có tiểu thuyết
lịch sử.
Tiểu thuyết là thể loại linh hoạt, độ thích ứng cao, có khả năng tái hiện hoặc phán
ánh hiện thực ở tầm bao quát lớn, vĩ mô; khai thác mảng đề tài rộng lớn, đặc biệt, tiểu
thuyết về đề tài lịch sử. Nhà văn bằng tài năng của mình không chỉ tái hiện, phản ánh
về một giai đoạn lịch sử, những sự kiện lịch sử, những con người lịch sử mà trách
nhiệm của họ là thức tỉnh, khơi dậy lòng yêu nước, niềm tự hào về truyền thống lịch
sử, văn hóa dân tộc, sự tự cường, tự tôn dân tộc và đồng thời gửi gắm tình cảm, tâm tư
của mình trong tác phẩm ấy.
Trần Thùy Mai là cây bút văn xuôi xuất sắc và có những đóng nhất định cho nền
văn học nghệ thuật Huế nói riêng và văn học nghệ thuật Việt Nam nói chung. Với một
lối viết riêng, một phong cách khó trộn lẫn, nhẹ nhàng, tinh tế, sâu lắng, đậm chất Huế
và với niềm đam mê cùng khát khao mãnh liệt nhưng cũng không ngừng tìm tòi, đổi
mới trên con đường sáng tạo nghệ thuật của mình, Trần Thùy Mai không chỉ thành
công ở thể loại truyện ngắn mà còn đã khẳng định được chỗ đứng của mình trên văn
đàn hiện đại Việt Nam. Không dừng lại ở sự thành công của truyện ngắn, Trần Thùy
Mai còn thử thách mình ở thể loại tiểu thuyết. Chính vì thế, sự dịch chuyển từ truyện
ngắn, thể loại vốn đã khẳng định được tài năng và bản lĩnh của Trần Thùy Mai sang
tiểu thuyết lịch sử là quyết định táo bạo nhưng không bất ngờ của nữ văn sĩ. Bởi lẽ,
nhà văn đã từng ấp ủ, từng muốn thử sức ở một thể loại mới có sức hấp dẫn và đòi hỏi
sự đầu tư công phu, tỉ mỉ nhiều hơn.
Từ Dụ thái hậu là tiểu thuyết đầu tay đầy tâm huyết của Trần Thùy Mai, đánh
dấu một chặng đường và thử thách ở thể loại mới của nữ nhà văn. Tác phẩm viết về
chốn cung đình nhà Nguyễn qua bốn đời vua, về Từ Dụ thái hậu…với những chuyện
hậu cung đầy rối ren và phức tạp. Viết về chính trường, chốn hậu cung nhà Nguyễn
nhưng dưới con mắt của nhà văn nữ xứ Huế đậm chất nữ tính, Từ Dụ thái hậu có một
sức hút kì lạ. Tuy mới ra mắt đầu năm 2019, nhưng tác phẩm đã chiếm được sự quan
tâm lớn của giới nghiên cứu và bạn đọc. Chính vì lí do đó, chúng tôi chọn Nghệ thuật
tiểu thuyết Từ Dụ thái hậu của Trần Thùy Mai làm đề tài cho luận văn của mình.
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Từ Dụ thái hậu là tiểu thuyết đầu tay của Trần Thùy Mai ra đời năm 2019 đã
được các nhà nghiên cứu quan tâm. Tuy nhiên, các nghiên cứu chuyên sâu về tác phẩm
2
còn hạn chế. Qua thu thập và khảo sát, chúng tôi thấy một số các bài viết đáng chú ý
sau:
Nguyễn Hương Tâm trong bài Tiểu thuyết Từ Dụ thái hậu: Thuận trong chốn
nghịch, đã bày tỏ niềm yêu mến và đánh giá cao sức hấp dẫn của cuốn tiểu thuyết cũng
như tài năng của nhà văn Trần Thùy Mai. Tác giả “đã đọc hơn 900 trang Từ Dụ thái
hậu cái vèo, với bao hứng thú…Không biết ấy là do yêu mến Trần Thùy Mai hay yêu
mến Từ Dụ thái hậu…Không lẽ có vậy tôi yêu văn bản nghệ thuật này. Cũng có nghĩa
tôi yêu chút ánh sáng từ ái trong lịch sử nước tôi. Cũng như tôi sung sướng nhận ra kí
ức công bằng của nhân dân tôi luôn đồng điệu với những nhân vật khoan hòa” [49],
người viết cũng nhấn mạnh sự thành công của tác phẩm chính là chỗ xây dựng nhân
vật trong trường thuận - nghịch và tâm điểm là nhân vật Phạm Thị Hằng – Từ Dụ Thái
hậu. “Trần Thùy Mai đã trung thành với kí ức cộng đồng, với những đường nét nghệ
thuật về người phụ nữ mà lâu nay chị yêu mến. Vì vậy, chị viết tự nhiên, dễ dàng dù
nhân vật đã kinh qua những tình huống khác nhau: trữ tình, gay cấn, kịch tính, bi
thảm” và “Trần Thùy Mai đã miêu tả thật kỳ tài, đây có lẽ là cái mới, khá bất ngờ”
[49].
Trong bài Ra mắt Tiểu thuyết lịch sử Từ Dụ thái hậu của nhà văn Trần Thùy
Mai, Phương Anh đánh giá: “Qua 69 chương người đọc như được sống lại không gian
văn hóa triều Nguyễn, có thể nói đây chính là những thước phim sống động và chi tiết
sinh động về hình ảnh của từng nhân vật lịch sử”. Đồng thời, tác giả khẳng định:
“Ngoài trục xoay quanh nhân vật Phạm Thị Hằng – Từ Dụ Thái hậu, tiểu thuyết còn
mở ra biên độ của mình với các nhân vật tương ứng mối quan hệ quân thần, huynh đệ,
với những âm mưu thủ đoạn mang tính chính trị đương thời. Với những yêu ghét hận
thù với những toan tính âm mưu, thủ đoạn. Tất cả cùng tồn tại trong một bối cảnh hậu
cung, nhưng một lần nữa chúng ta thấy tình yêu và lòng từ bi đã hóa giải tất cả” [2].
Mặt khác, người viết nhấn mạnh thành công của Từ Dụ thái hậu ở chỗ, mặc dù viết về
đề tài lịch sử nhưng là “tiểu thuyết lịch sử đậm chất lãng mạn”, nổi bật lên hình tượng
trung tâm là Từ Dụ “một hoàng thái hậu hiền đức”, một người phụ nữ vô cùng quyền
uy song lại thừa nhân ái, một cách sống bình dị với tấm lòng vị tha, hết lòng vì những
người dân nghèo thời xưa phong kiến, một người mẹ biết dạy con theo lẽ phải cần có
trong đời” [2].
Cũng trong bài Ra mắt Tiểu thuyết lịch sử Từ Dụ thái hậu của nhà văn Trần
Thùy Mai, Phương Anh trích dẫn nhận định, đánh giá của những nhà nghiên cứu, học
giả, trong đó, nhà văn Hồ Đăng Thanh Ngọc cho rằng, với cuốn tiểu thuyết lịch sử Từ
Dụ thái hậu, Trần Thùy Mai đã khẳng định được “bản lĩnh thực thụ của người cầm
bút” thể hiện “qua từng trang viết, với số lượng quốc mộ nhân vật đông đảo, đa dạng
về tâm lí, với những chi tiết sự kiện gắn với tiến trình lịch sử”. Theo tác giả, nhà văn
Trần Thùy Mai đã “tinh tế trong việc khai thác tâm lí nhân vật, sắp xếp các sự kiện,