Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nghệ thuật kết cấu truyện ngắn nguyễn huy thiệp (qua những ngọn gió hua tát và con gái thủy thần).
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA NGỮ VĂN
***
NGUYỄN THỊ HOÀI
NGHỆ THUẬT KẾT CẤU TRUYỆN NGẮN
NGUYỄN HUY THIỆP
(QUA NHỮNG NGỌN GIÓ HUA TÁT
VÀ CON GÁI THỦY THẦN)
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH SƯ PHẠM NGỮ VĂN
Đà Nẵng, 05/2014
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA NGỮ VĂN
***
NGHỆ THUẬT KẾT CẤU TRUYỆN NGẮN
NGUYỄN HUY THIỆP
(QUA NHỮNG NGỌN GIÓ HUA TÁT
VÀ CON GÁI THỦY THẦN)
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH SƯ PHẠM NGỮ VĂN
Người hướng dẫn:
PGS. TS NGUYỄN PHONG NAM
Người thực hiện:
NGUYỄN THỊ HOÀI
(Khóa 2010 - 2014)
Đà Nẵng, tháng 5/2014
LỜI CAM ĐOAN
Tôi Nguyễn Thị Hoài xin cam đoan:
1. Những nội dung trong luận văn này là do tôi thực hiện dưới sự
hướng dẫn của PGS. TS Nguyễn Phong Nam.
2. Mọi tham khảo dùng trong luận văn này đều được trích dẫn rõ ràng
tên tác giả, tên công trình, thời gian, địa điểm công bố.
3. Nếu có bất kỳ sự sao chép không hợp lệ, vi phạm quy chế đào tạo
hay sự gian trá, tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm.
Đà Nẵng, ngày 10 tháng 5 năm 2014
Người thực hiện
Nguyễn Thị Hoài
LỜI CẢM ƠN
Trước hết, em xin trân trọng cảm ơn thầy Nguyễn
Phong Nam, người trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ em về kiến
thức và phương pháp để em hoàn thành được khóa luận tốt
nghiệp này.
Em cũng xin trân trọng cảm ơn các thầy cô trong Khoa
Ngữ văn trường ĐHSP thành phố Đà Nẵng đã hướng dẫn,
giảng dạy, cung cấp kiến thức và phương pháp trong 4 năm
học qua để ngày hôm nay em được trở thành một cô giáo dạy
Ngữ văn.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn tới Thư viện trường ĐHSP
thành phố Đà Nẵng, Thư viện Tổng Hợp thành phố Đà Nẵng,
Thư viện xã Cát Văn (Thanh Chương, Nghệ An), Nhà sách
Bạch Đằng đã giúp tôi trong quá trình tìm kiếm và mượn tư
liệu để phục vụ cho việc nghiên cứu và hoàn thành đề tài này.
Được sự giúp đỡ của thầy cô và bạn bè, cùng với những
nỗ lực của bản thân, em đã hoàn thành khóa luận tốt nghiệp đề
tài: “Nghệ thuật kết cấu truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp (qua
Những ngọn gió Hua Tát và Con gái thủy thần)”. Do trình độ
nghiên cứu và thời gian có hạn, luận văn này chắc chắn không
tránh khỏi có thiếu sót và hạn chế. Rất mong được sự góp ý và
chỉ dẫn của thầy cô. Em xin trân trọng cảm ơn.
Sinh viên
Nguyễn Thị Hoài
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU....................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài......................................................................................... 1
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu.......................................................................... 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................... 5
4. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................ 5
5. Bố cục khóa luận........................................................................................ 6
Chương 1. NGUYỄN HUY THIỆP – CÂY BÚT TRUYỆN NGẮN
XUẤT SẮC ................................................................................................... 7
1.1. Chân dung nhà văn Nguyễn Huy Thiệp ................................................... 7
1.2. Nguyễn Huy Thiệp và sự vận động của truyện ngắn đương đại Việt Nam... 11
Chương 2. THẾ GIỚI HÌNH TƯỢNG TRONG “NHỮNG NGỌN GIÓ
HUA TÁT” VÀ “CON GÁI THỦY THẦN” – NHÌN TỪ PHƯƠNG
DIỆN KẾT CẤU......................................................................................... 16
2.1. Tổ chức hệ thống hình tượng nhân vật................................................... 16
2.1.1. Xây dựng hệ thống nhân vật theo mô hình “truyện lồng truyện” ........ 16
2.1.2 Tổ chức hệ thống hình tượng nhân vật theo nguyên tắc “lạ hóa” ......... 21
2.2. Tổ chức hình tượng thời gian................................................................. 27
2.2.1. Thời gian hỗn độn .............................................................................. 27
2.2.2. Thời gian tuyến tính ........................................................................... 31
2.3. Tổ chức hình tượng không gian nghệ thuật............................................ 34
2.3.1. Đan xen không gian thực và ảo........................................................... 35
2.3.2. Không gian “đóng kín – rộng mở”...................................................... 43
Chương 3. TỔ CHỨC TRẦN THUẬT TRONG “NHỮNG NGỌN GIÓ
HUA TÁT” VÀ “CON GÁI THỦY THẦN”........................................... 47
3.1. Tổ chức trần thuật qua điểm nhìn nghệ thuật ......................................... 47
3.1.1. Điểm nhìn phức hợp ........................................................................... 47
3.1.2. Điểm nhìn đơn tuyến .......................................................................... 52
3.2. Tổ chức ngôn ngữ trần thuật trong tác phẩm.......................................... 57
3.2.1. Ngôn ngữ sắc gọn, hàm súc ................................................................ 58
3.2.2. Ngôn ngữ thông tục, đời thường......................................................... 60
3.3. Tổ chức giọng điệu trần thuật trong tác phẩm........................................ 64
3.3.1. Cá thể hóa giọng điệu nhân vật........................................................... 64
3.3.2. Sự pha trộn, đan xen nhiều giọng điệu................................................ 67
KẾT LUẬN................................................................................................. 74
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................... 76
1
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Văn xuôi thời kì đổi mới đem lại một diện mạo hoàn toàn mới mẻ cho
nền văn học Việt Nam. Mỗi nhà văn tự tìm cho mình một hướng đi riêng, để
được trải nghiệm với cuộc sống, để được tự do sáng tạo bằng chính tư duy
nghệ thuật độc đáo. Nguyễn Huy Thiệp không chỉ để lại ấn tượng với người
đọc qua những hiện tượng xâm nhập thể loại mà còn để lại trong lòng chúng
ta độ chấn động mạnh mẽ bằng nghệ thuật kết cấu đặc sắc trong các sáng tác
truyện ngắn.
“Nguyễn Huy Thiệp là một trong những cây bút hậu hiện đại tiêu biểu
của Việt Nam” [2, tr. 212]. Là nhà văn có khả năng phá cách trong nền văn
học đương đại. Ông góp phần quan trọng trong quá trình phát triển, cách tân
nền văn học đương đại Việt Nam với ba thể loại: truyện ngắn, tiểu thuyết,
kịch.
Bằng lối viết thông minh, sắc sảo, lối tư duy hiện đại Nguyễn Huy Thiệp
đóng góp rất nhiều khía cạnh mới cho truyện ngắn đương đại Việt Nam: từ
cách chọn đề tài, tư tưởng, quan niệm nghệ thuật, đến nghệ thuật kết cấu...
Mỗi truyện ngắn là mỗi cuộc chơi nhà văn thử sức mình. Ông luôn băn khoăn
xây dựng cho tác phẩm của mình một kết cấu truyện độc đáo, mới lạ. Những
ngọn gió Hua Tát và Con gái thủy thần là hai truyện ngắn thể hiện rõ tài năng
dựng truyện của nhà văn. Với kết cấu truyện lồng truyện, Nguyễn Huy Thiệp
chú ý tổ chức hệ thống hình tượng nhân vật gắn liền với những mô hình,
nguyên tắc độc đáo. Không gian đan xen thực và ảo, không gian đóng kín –
rộng mở cùng với thời gian hỗn độn, thời gian tuyến tính, điểm nhìn phức
hợp, điểm nhìn đơn tuyến, ngôn ngữ sắc gọn hàm súc, ngôn ngữ thông tục đời
thường, giọng điệu cá thể hóa hay đan xen nhiều giọng điệu là những yếu tố
tạo nên sự thành công trong tổ chức văn bản của hai truyện ngắn này.
2
Đến đây, chúng ta có thể khẳng định rằng giá trị hai truyện ngắn Những
ngọn gió Hua Tát, Con gái thủy thần của Nguyễn Huy Thiệp mang lại là rất
lớn mà mỗi người cần có một cái nhìn sâu sắc hơn. Đặc biệt là về phương
diện nghệ thuật kết cấu. Vì vậy, chúng tôi quyết định chọn đề tài nghiên cứu:
“Nghệ thuật kết cấu truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp (qua Những ngọn gió
Hua Tát và Con gái thủy thần)”. Qua đề tài nghiên cứu, một lần nữa giúp tôi
cũng như các bạn hiểu rõ hơn về những thành công trên phương diện nghệ
thuật kết cấu mà tác giả đã xây dựng trong hai truyện ngắn này.
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Kể từ lúc xuất hiện trên diễn đàn văn học, đến nay gia tài Nguyễn Huy
Thiệp bao gồm cả truyện ngắn, kịch, tiểu thuyết... Dù viết gì, trước sau
Nguyễn Huy Thiệp vẫn là một cây bút truyện ngắn có hạng – một hiện tượng
văn học đặc biệt trong những năm cuối thế kỉ XX. Tác phẩm của ông đã được
dịch ra tiếng Anh và tiếng Pháp, nhiều hơn cả là ở - các nước Bắc Âu. Đặc
biệt, những sáng tác truyện ngắn khi mới ra đời đã phá vỡ thế bình ổn trên
văn đàn và tạo nên những cuộc tranh luận lớn trong thời kỳ đổi mới của văn
học. Trong phần lịch sử vấn đề nghiên cứu, chúng tôi sẽ tổng hợp những bài
viết, công trình nghiên cứu về nhà văn Nguyễn Huy Thiệp cũng như nghệ
thuật kết cấu truyện ngắn của ông.
Gia tài truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp được tổng hợp và in trong
quyển Truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, Nxb Giáo dục, năm 2003, bao gồm 47
truyện.
Tác giả Nguyễn Thanh Bình, Nguyễn Hải Hà đã thống kê: từ năm 1987
đến năm 1989 có hơn 70 bài viết về sáng tác của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp.
Còn Phạm Xuân Nguyên với quyển Đi tìm Nguyễn Huy Thiệp tập hợp 54 bài
viết tiêu biểu về nhà văn với rất nhiều tên tuổi uy tín như Đỗ Đức Hiểu,
Hoàng Ngọc Hiến, Lại Nguyên Ân, GregLockhart...