Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nghệ thuật kết cấu tiểu thuyết tạ duy anh
PREMIUM
Số trang
119
Kích thước
1.4 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1911

Nghệ thuật kết cấu tiểu thuyết tạ duy anh

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

VÕ THỊ THANH NGÂN

NGHỆ THUẬT KẾT CẤU

TIỂU THUYẾT TẠ DUY ANH

Chuyên ngành: Văn học Việt Nam

Mã số: 60.22.34

LUẬN VĂN THẠC SĨ

KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Đà Nẵng - Năm 2012

Công trình được hoàn thành tại

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

Người hướng dẫn khoa học: TS. BÙI THANH TRUYỀN

Phản biện 1: TS. Ngô Minh Hiền

Phản biện 2: TS. Nguyễn Thanh Sơn

Luận văn đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn

tốt nghiệp Thạc sĩ Khoa học Xã hội và nhân văn họp tại Đại học Đà

Nẵng ngày 25 tháng 8 năm 2012.

Có thể tìm hiểu luận văn tại:

- Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng.

- Thư viện trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng.

MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài

Từ lâu, ta vẫn biết nghệ thuật là sự sáng tạo, nhưng dường

như dùng mãi cũng thành mòn, nên chẳng phải có những người trì

trệ, rập khuôn mà vẫn tưởng mình “sáng tạo”. Việc xuất hiện ngày

càng nhiều các tiểu thuyết có kết cấu nghệ thuật mới lạ cho thấy ý

hướng tìm tòi đổi mới ở một số cây bút tiểu thuyết Việt Nam hiện

nay, trong đó có Tạ Duy Anh. Mỗi tác phẩm của ông là một bước dò

tìm để định hình phong cách, một sự thôi thúc bên trong để vượt qua

chính mình của nhà văn này.

Vào nghề đã hơn hai mươi năm, Tạ Duy Anh được xem là

cây bút sớm nhận được nhiều sự chú ý của độc giả và giới phê bình.

Với sức sáng tạo dồi dào, tác giả đã viết rất nhiều thể loại từ truyện

ngắn, tản văn, tiểu thuyết, trong đó tiểu thuyết là lĩnh vực thành công

với những Lão khổ, Đi tìm nhân vật, Thiên thần sám hối, Giã biệt

bóng tối. Có thể nói, đây là mảng sáng tác mà Tạ Duy Anh đã khá

thành công với những cách tân táo bạo mang dấu ấn của chủ nghĩa

hậu hiện đại. Ông cũng là một trong số ít những nhà văn xuất hiện

trong thời kì đổi mới có tác phẩm được chọn dạy chính thức trong

nhà trường phổ thông cơ sở (truyện ngắn Bức tranh của em gái tôi).

Đây cũng là minh chứng về sự đa dạng về phong cách nghệ thuật và

tác động xã hội tích cực trong sáng tác của nhà văn họ Tạ.

Từ 1986 trở đi, văn xuôi Việt đã có bước chuyển mạnh mẽ

với nhiều thành tựu to lớn. Một trong những thành tựu đó là sự

chuyển đổi theo hướng hiện đại hóa kỹ thuật sáng tạo của người cầm

bút. Những nhà văn thuộc thế hệ mới đã bắt đầu đi vào thử nghiệm

những hướng viết mới theo khuynh hướng chung của tiểu thuyết trên

thế giới. Tiểu thuyết của Tạ Duy Anh, về mặt nghệ thuật, đã phần

nào thể hiện được những dấu ấn của chủ nghĩa hậu hiện đại. Với cách

sáng tạo mới, nhà văn đã tìm cho mình được một lối đi rất riêng.

Trong đó, kết cấu –với tư cách là yếu tố nghệ thuật chi phối nội dung,

chủ đề cho đến tổ chức các yếu tố nghệ thuật khác – là một minh

chứng rõ nhất cho tài năng và tâm huyết của cây bút này.

Thực hiện đề tài Nghệ thuật kết cấu tiểu thuyết Tạ Duy Anh,

ngoài mong muốn nhận diện những đổi mới trong lối viết của tác giả,

chúng tôi cũng rất hy vọng có thể góp phần phác thảo chân dung, xác

định vị thế của Tạ Duy Anh cũng như bức tranh đa sắc của văn xuôi

đương đại Việt Nam.

2. Lịch sử vấn đề

2.1. Những nghiên cứu về văn xuôi Tạ Duy Anh

Tạ Duy Anh thuộc thế hệ những nhà văn đương đại thành

công trong việc đưa dấu ấn nghệ thuật của văn học hậu hiện đại

phương Tây vào thể hiện những nội dung mới. Ngay từ lúc mới ra

đời, tác phẩm của ông đã gây xôn xao văn đàn như hiện tượng Thơ

mới xuất hiện những năm đầu thế kỉ XX. Vì lẽ đó, văn chương Tạ

Duy Anh nhận được sự quan tâm đông đảo của độc giả, báo chí và

giới phê bình.

Phạm Xuân Nguyên trong bài viết “Nỗi buồn tiểu thuyết” đã

nhận xét: “Tiểu thuyết Đi tìm nhân vật của Tạ Duy Anh là một cuốn

khá, đạt đến một tầm cỡ tiểu thuyết nhất định, và nếu chỉ đau đời mà

không đau nghề thì khó mà viết được, nhất là trong mặt bằng thấp

của tiểu thuyết Việt Nam hiện nay”.

Nhà nghiên cứu Đoàn Ánh Dương trong công trình: Viết về

tiểu thuyết Việt Nam trong bối cảnh hội nhập - Qua trường hợp Tạ

Duy Anh (Tạp chí Nghiên cứu Văn học tháng 7/2009) đã phân tích

tiến trình tiểu thuyết của Tạ Duy Anh và đặt lối viết của ông vào bổi

cảnh của văn chương đương đại. Chọn Tạ Duy Anh làm nhà văn tiêu

biểu cho khuynh hướng tiếp nhận ảnh hưởng của tư duy tiểu thuyết

phương Tây, bài viết đã cho thấy được sự thành công trong việc đổi

mới kỹ thuật sáng tạo của tác giả này.

2.2. Những ý kiến về kết cấu tiểu thuyết Tạ Duy Anh

Trong các bài viết nghiên cứu về tính hình phát triển của văn

xuôi Việt Nam sau 1975, Tạ Duy Anh thường xuyên được nhắc đến

như một gương mặt tiêu biểu và có nhiều đóng góp về phương diện

đổi mới nghệ thuật tiểu thuyết nói chung, kết cấu nói riêng.

Năm 2004, cuốn Thiên thần sám hối đã tạo được không khí

sôi động trên văn đàn. Khi nhận định về tác phẩm này, Việt Hoài đã

có những phát hiện khá xác đáng: “Sự lao động nghiêm túc của nhà

văn thể hiện một nỗ lực tìm tòi, đổi mới kỹ thuật viết của mình. Nhà

văn đã dùng những kỹ thuật viết hiện đại của thế giới, những phá

cách về mặt cấu trúc, tính đa thanh, phức điệu, điểm nhìn mới từ một

bào thai trong bụng mẹ và lăng kính nhận thức đa chiều, Việt hóa các

mô típ trong văn học thế giới, cách viết ẩn dụ, ngụ ngôn, hiện thực

huyền ảo”

Nguyễn Thị Bình trong bài viết Về một hướng thử nghiệm

của tiểu thuyết Việt Nam gần đây (Tạp chí Nghiên cứu văn học, số

11, năm 2005) đã đánh giá cao những đổi mới của tiểu thuyết Việt

Nam đương đại trong đó có Tạ Duy Anh. Tác giả cho rằng: “Những

nỗ lực có khi còn dang dở, lạ lẫm, khó đọc nhưng ít nhất chúng báo

hiệu một ý thức mới về thể loại”.

Thế giới nghệ thuật Tạ Duy Anh xuất bản năm 2007 là cuốn

sách dày dặn nhất về nhà văn này. Cuốn sách được tổng hợp từ ba

luận văn. Mỗi phần đều nói đến thế giới nhân vật, quan niệm nghệ

thuật và nghệ thuật kết cấu, ngôn ngữ trong sáng tác của ông. Đặc

biệt, phần nghệ thuật kết cấu được chúng tôi xem là định hướng cho

suốt quá trình nghiên cứu của luận văn. Các tác giả đã bước đầu chỉ

ra được một số đặc điểm trong tổ chức tiểu thuyết của nhà văn này

như: kết cấu phân mảnh và lắp ghép, kết cấu mở…

Những thông tin về buổi "Tọa đàm về tiểu thuyết Giã biệt

bóng tối trong bối cảnh của tiểu thuyết Việt Nam đương đại" vào

tháng 5 năm 2008 được đăng tải trên http://www.vienvanhoc.org.vn.

Hầu hết các nhà nghiên cứu đều khẳng định Giã biệt bóng tối là cuốn

tiểu thuyết có sự cách tân nghệ thuật táo bạo, với lối viết mới, "nó

như một khối rubic với ma trận điểm nhìn, người kể chuyện và do

vậy sẽ khó tiếp cận với người đọc thông thường".

Ngoài ra, một vài công trình đi theo hướng khái quát chung

về văn xuôi đương đại có quan tâm đến Tạ Duy Anh và các sáng tác

của ông như: Văn xuôi Việt Nam 1975 - 1995 - Những đổi mới căn

bản, Nxb Giáo dục, 2007 của Nguyễn Thị Bình; Đổi mới tư duy văn

học và đóng góp của một số cây bút văn xuôi, Tạp chí Nghiên cứu

văn học, số 6 năm 2009 cũng đều nhận định Tạ Duy Anh và các sáng

tác của mình đã có đóng góp nhất định về mặt cách tân nghệ thuật.

Mặc dù là nhà văn đương đại nhưng văn chương của Tạ Duy

Anh đã trở thành đối tượng nghiên cứu của hàng chục khóa luận,

luận văn tốt nghiệp. Đây cũng là nguồn tài liệu tham khảo cho chúng

tôi thực hiện luận văn này.

Lẽ thường, nội dung nào thì cũng cần có hình thức tương

hợp. Nhà văn Tạ Duy Anh, trong mỗi tác phẩm của mình, đều thể

hiện tính luận đề cao. Cuộc sống mới, con người mới với tính đa

chiều đòi hỏi văn học phải có những cách tân, độc đáo mới có thể bộc

lộ được trọn vẹn tư tưởng, chủ đề. Có lẽ, đó là lí do ông luôn tìm tòi

đổi mới về mặt nghệ thuật. Cho đến nay, vẫn chưa có công trình nào

nghiên cứu một cách toàn diện, có hệ thống về nghệ thuật kết cấu tiểu

thuyết Tạ Duy Anh mà chủ yếu vẫn là những nhận định tản mạn về

sáng tác của ông để minh giải cho sự chuyển hướng của văn xuôi

đương đại. Trên cơ sở tổng hợp, tiếp thu những ý kiến đánh giá của

những người đi trước, chúng tôi sẽ đi sâu tìm hiểu kết cấu nghệ thuật

tiểu thuyết của nhà văn này dưới những góc nhìn khác như cách thức

tổ chức nhân vật, cốt truyện, điểm nhìn trần thuật và không - thời

gian nghệ thuật nhằm kiến giải vai trò của kết cấu đối với tiểu thuyết

Tạ Duy Anh đồng thời khẳng định phong cách nghệ thuật của tác giả

trong đời sống văn học đương đại Việt Nam.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu

Với đề tài này, người viết sẽ hướng trọng tâm tìm hiểu kết

cấu tiểu thuyết của Tạ Duy Anh và sự chi phối của kết cấu đối với

nghệ thuật xây dựng nhân vật, điểm nhìn trần thuật, xây dựng cốt

truyện, không gian và thời gian nghệ thuật.

3.2. Phạm vi nghiên cứu

Chúng tôi tập trung tìm hiểu nghệ thuật kết cấu qua 4 tiểu

thuyết: Lão khổ, Thiên thần sám hối, Đi tìm nhân vật, Giã biệt bóng

tối.

4. Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện đề tài này chúng tôi sử dụng các phương pháp

nghiên cứu sau:

Phương pháp phân tích, tổng hợp

Phương pháp thống kê, phân loại

Phương pháp so sánh, đối chiếu

5. Đóng góp của luận văn

Luận văn sẽ nhận diện và đánh giá được toàn bộ đặc điểm

kết cấu tiểu thuyết Tạ Duy Anh và khẳng định sự đóng góp của nhà

văn về mặt đổi mới nghệ thuật biểu hiện đối với văn xuôi đương đại

Việt Nam. Thiết nghĩ, đây sẽ là tài liệu tham khảo có ý nghĩa đối với

bạn đọc quan tâm đến đời người và đời văn tác giả nói chung, tiểu

thuyết của ông nói riêng.

6. Bố cục luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, Nội

dung luận văn gồm có ba chương:

Chương 1: Tiểu thuyết Tạ Duy Anh trong dòng chảy văn

xuôi đương đại Việt Nam.

Chương 2: Kết cấu tiểu thuyết Tạ Duy Anh nhìn từ phương

diện tổ chức hệ thống nhân vật và không - thời gian nghệ thuật.

Chương 3: Kết cấu tiểu thuyết Tạ Duy Anh nhìn từ phương

diện tổ chức cốt truyện và điểm nhìn trần thuật.

CHƯƠNG 1

TIỂU THUYẾT TẠ DUY ANH TRONG DÒNG CHẢY VĂN

XUÔI ĐƯƠNG ĐẠI VIỆT NAM

1.1. Tạ Duy Anh – từ cuộc đời đến quan niệm văn chương

1.1.1. Cuộc đời và hành trình tiểu thuyết Tạ Duy Anh

Đối với một nhà văn, hoàn cảnh xuất thân và cuộc đời có ý

nghĩa rất lớn trong quá trình sáng tạo văn chương, đôi lúc chúng trở

thành nỗi ám ảnh trong từng tác phẩm với nhiều chiều kích khác

nhau. Tạ Duy Anh là một trường hợp tiêu biểu. Ông từng nói: “Tôi

sinh ra trong một làng quê hẻo lánh, thấm đẫm không khí thù hận, cơ

thể còi cọc, mặt mũi đen đủi, xấu xí, sống với người cha rắn như

thép”. Chính vì sự cứng rắn của người thân mà nhà văn đã tự tạo cho

mình vỏ bọc như cái vỏ ốc tưởng tượng để lẫn tránh sự sợ hãi của

bản thân. Khi lớn lên, Tạ Duy Anh lại luôn sống trong mặc cảm về

vùng quê nghèo nàn chỉ đầy định kiến cùng với nỗi ám ảnh: “ Khi

nào đá có thể nổi trên mặt nước thì làng mới có người đỗ đạt”. Vì

vậy, ông không hề mảy may suy nghĩ rằng mình có thể trở thành nhà

văn.

Có lẽ đó là lí do giải thích vì sao cả truyện ngắn và tiểu

thuyết của Tạ Duy Anh đều luôn xuất hiện hình ảnh con người cô

đơn với sự tự ti, mặc cảm về quá khứ. Vùng quê mà ông sinh ra cũng

được lặp đi lặp lại trong nhiều sáng tác. Đó là một nông thôn nghèo

nàn, đầy thù hận, định kiến trong Bước qua lời nguyền, Giã biệt bóng

tối, Lão khổ…

Lão Khổ ra đời năm 1992. Tác phẩm bắt đầu kể từ thời gian

những năm trước cách mạng tháng tám tới những năm cải cách ruộng

đất và cả sau đó nữa. Không còn là một kết cấu cổ điển mà với một

cảm hứng lãng mạn bao trùm, Lão Khổ đã thể hiện một kiểu tư duy

khác, một lối viết khác. Dung lượng của tác phẩm lớn hơn truyện

ngắn, cộng với sự trưởng thành, sự già dặn từng trải về kỹ thuật viết,

nên Lão Khổ được bạn bè và giới chuyên môn đánh giá cao, xem đó

là bước tiến dài của Tạ Duy Anh trên con đường sáng tạo.

Năm 2002, cuốn Đi tìm nhân vật ra đời. Đây là cuốn tiểu

thuyết phá cách về mặt cấu trúc của Tạ Duy Anh. Tác phẩm là một

bức tranh xã hội ngột ngạt, tham vọng quyền lực và những cái chết

vô nghĩa với một thứ ngôn ngữ khô khốc, khinh bạc. Dẫu cuốn sách

đi sâu vào phản ánh đời sống đô thị, nhưng nó vẫn không thoát ra

khỏi ám ảnh làng quê của tác giả. Bao trùm tác phẩm là hình ảnh con

người cô đơn, vong bản luôn luôn tìm kiếm bản thể đồng thời lại

chạy trốn quá khứ.

Đến năm 2004, bạn đọc có dịp gặp lại Tạ Duy Anh qua Thiên

thần sám hối. Cuốn tiểu thuyết này chỉ hơn 100 trang, kể về ba ngày

trong bụng mẹ của một bào thai sắp chào đời. Cách viết thô nhám mô

tả cuộc sống gần như lạnh lùng, gai người, đẩy con người gần đến cái

xấu, cái ác và bóng tối, rồi phải tự mình nhận thức lại mình. Tác

phẩm có kết cấu chặt chẽ, gọn gàng và khá uyển chuyển, linh hoạt.

Đến năm 2008, Giã biệt bóng tối ra đời và lại gây sóng gió

trên văn đàn với nhiều ý kiến khen chê. Cuốn tiểu thuyết tiếp tục viết

về đề tài nông thôn, hình ảnh làng Thủ Ô chính là làng Đồng đang

trong thời kỳ đổi mới với bao biến cố, sự đua chen dẫn đến thoái hoá,

biến chất về bản chất con người. Cuốn sách viết về đề tài cũ dưới một

hình thức kết cấu mới đã tạo nên hiệu ứng nghệ thuật cao. Có thể nói,

Giã biệt bóng tối đã đánh dấu nỗ lực sáng tạo của nhà văn trong việc

tìm tòi, đổi mới hình thức nghệ thuật.

Trong vòng 15 năm, Tạ Duy Anh đã cho ra đời 4 cuốn tiểu

thuyết: Lão Khổ, Đi tìm nhân vật, Thiên thần sám hối, Giã biệt bóng

tối. Ông được coi là cây bút sung sức và nghiêm túc với nghề. Với lối

viết mới cùng nội dung hấp dẫn, mang tính thực tế, Tạ Duy Anh đã

tạo nên phong cách riêng trên văn đàn đương đại.

1.1.2. Quan niệm nghệ thuật của Tạ Duy Anh

Về công việc sáng tạo nghệ thuật, Tạ Duy Anh luôn nỗ lực

tìm tòi, đổi mới văn chương. Ông hăm hở thể nghiệm trên những nẻo

đường mới dẫu biết rằng cái mới đôi lúc khiến độc giả khó chấp

nhận, thậm chí là bị bài xích. Tạ Duy Anh còn đặc biệt nhấn mạnh

đến sự nghiêm túc và tỉnh táo của nhà văn khi cầm bút. Công việc

văn chương với ông được tiến hành theo nguyên tắc nhất định, tất cả

phải dựa trên hiện thực thì sáng tạo nghệ thuật mới có giá trị trong

đời sống.

Quan niệm về hiện thực, Tạ Duy Anh luôn cho rằng: “Đã trót

mang danh nhà văn thì không thể khoán trắng cho lịch sử”. Vì lẽ đó,

khi đi vào thể hiện đề tài cải cách ruộng đất, nhà văn không vì mục

đích xoi mói những sai lầm của quá khứ mà để chúng ta không lặp lại

những sai lầm ấy ở hiện tại. Tạ Duy Anh không nhìn hiện thực theo

quan niệm xuôi chiều, dễ dãi, lạc quan mà với tinh thần nhìn thẳng

vào sự thật. Ông thẳng thắn đi sâu khai thác những vấn đề nhức nhối

của xã hội. Chính nét riêng trong quan niệm về hiện thực ấy là xuất

phát điểm để nhà văn luôn tìm tòi những cấu trúc tiểu thuyết mới.

Mục đích của việc làm này là nhằm tái hiện sinh động hơn hiện thực

cuộc sống bất định của con người trong xã hội hiện đại

Văn chương Tạ Duy Anh đi sâu vào khai thác “con người

mấp mé giữa lăn ranh thiện ác, con người bị lưu đầy trong cô đơn và

tha hoá thành bản sao”. Ông quan niệm: “Bản thân con người không

thể loại bỏ được tội ác ra khỏi đời sống”. Với quan niệm này, nhà văn

đã luôn đặt nhân vật của mình sống trong trạng thái tinh thần bất ổn,

căng thẳng, luôn dằn vặt bản thân mình.

Qua quan niệm về con người, về hiện thực và công việc sáng

tạo văn chương, Tạ Duy Anh đã thể hiện được tinh thần sáng tạo

nghệ thuật một cách nghiêm túc với khát khao góp phần đổi mới nền

văn học nước nhà.

2.2. Tạ Duy Anh trên hành trình đổi mới văn xuôi đương đại

2.2.1. Diện mạo của văn xuôi Việt Nam thời kì đổi mới

Văn học Việt Nam sau 1975 có sự đổi mới rõ nét. Kể từ đây

ý thức làm mới, làm giàu, làm khác văn học truyền thống đã trở

thành nhu cầu mạnh mẽ của các nhà văn. Nhìn chung, văn học Việt

Nam thời kỳ đổi mới là giai đoạn văn học đánh dấu một bước tiến

mới của xã hội. Ở đó, con người trong xã hội ấy phải đối diện với

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!