Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

ngành hàng cà phê của vùng tây nguyên tại tỉnh đăk lăk
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
____________*&*____________
Đề tài nghiên cứu khoa học công nghệ
Cấp nhà nước KC 07.17
NGHIÊN CỨU LUẬN CỨ KHOA HỌC ĐỂ CHUYỂN
DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP - NÔNG THÔN
THEO HƯỚNG CÔNG NGHIỆP HOÁ - HIỆN ĐẠI HOÁ
Đề tài nhánh 3 :
XÁC ĐỊNH ĐIỀU KIỆN VÀ NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
QUÁ TRÌNH CHUYỂN ĐỔI CCKTNN VÀ NT CỦA CÁC VÙNG
KINH TẾ
Hợp phần 2 :
NGÀNH HÀNG CÀ PHÊ CỦA VÙNG TÂY NGUYÊN
TẠI TỈNH ĐĂK LĂK
Cơ quan chủ trì: Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam
Địa chỉ: Văn Điển - Thanh Trì - Hà Nội
Chủ nhiệm đề tài: TS. Lê Quốc Doanh
Thực hiện: ThS. Vũ Nguyên; KS. Nguyễn Tố Anh
Hà Nội - 2003
2
Trong những năm vừa qua, cuộc khủng hoảng cung cấp dư thừa cà
phê trên phạm vi toàn thế giới đã làm ngành sản xuất cà phê của nhiều
nước bị tàn phá, trong đó có Việt Nam, một nước đã từng bị chỉ trích là
nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng. Việc xem xét, tìm hiểu thực tế hiện
trạng của ngành cà phê Việt Nam, tác động của biến động cà phê thế giới
tới sản xuất cà phê Việt Nam, định hướng lâu dài cho phát triển bền vững
của ngành cà phê là việc cần thiết. Báo cáo này nhằm phân tích những
thuận lợi và những khó khăn khi phát triển ngành cà phê, những định
hướng phát triển bền vững cho cây cà phê Việt Nam và ở tỉnh Đak Lak.
A. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ TRÊN THẾ GIỚI.
1. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT.
Trên thế giới có khoảng 75 nước trồng cà phê và chủ yếu tập trung
ở Nam Mỹ, Châu Phi và Châu Á. Khoảng 10 triệu lao động tham gia sản
xuất cà phê. Tổng diện tích cà phê thế giới trên 10 triệu ha, sản lượng
hàng năm trên dưới 6 triệu tấn, đem lại thu nhập cho khoảng 100 triệu
người. Nếu kể cả những người trồng và những người liên quan đến tiêu
thụ cà phê thì trên toàn thế giới có khoảng 20-25 triệu người sống nhờ
cây cà phê. Tại nhiều nước, cà phê chiếm hơn 80% tổng kim ngạch xuất
khẩu. Đối với trên 17 quốc gia trồng cà phê chính, mặt hàng này đóng
góp 25% kim ngạch xuất khẩu của cả nước.
Các nước đứng đầu sản xuất cà phê hiện nay là: Braxin, Indonesia,
Ethiopia, Mêhicô, Côlômbia, Việt Nam, Ấn Độ. Trong khi đó, các nước
phát triển như Mỹ, các nước EU, Nhật Bản và một số nước công nghiệp
hoá mới như Singapore và Malaysia là những nước nhập khẩu chủ yếu.
Thị trường cà phê thế giới trong những năm vừa qua thường chao
đảo, không ổn định, nhất là về giá cả. Tổ chức cà phê thế giới (ICO) do
không còn giữ được hạn ngạch xuất nhập khẩu, giá cả trôi nổi trên thị
trường tự do cho nên có những giai đoạn giá cà phê xuống thấp chưa từng
có so với vài chục năm trở lại đây. Tình trạng này dẫn đến hậu quả là
nhiều nước phải huỷ bỏ bớt diện tích cà phê, hoặc không tiếp tục chăm
sóc vì kinh doanh không còn thấy có hiệu quả.
Giá cà phê hiện nay giảm chỉ bằng 50% giá cà phê của thập kỷ
1980 do cung vẫn vượt cầu khá xa, làm cho 25 triệu hộ nông dân trồng cà
3
phê lâm vào cảnh bần hàn. Nhiều hộ gia đình vay tiền ngân hàng đầu tư
cho cà phê đã bị phá sản do bán cà phê thấp hơn giá thành. Xuất khẩu cà
phê toàn cầu năm 2002 đạt 87,09 triệu bao, kim ngạch xuất khẩu chỉ đạt
5,09 tỷ USD. Doanh thu hàng năm của việc kinh doanh mặt hàng cà phê
tăng lên gần 80 tỷ USD, nhưng các nước sản xuất cà phê chỉ thu được 5,5
tỷ USD, bằng 8,58% tổng doanh thu và phê thế giới, số còn lại thuộc về
các nước nhập khẩu chế biến, buôn bán cà phê.
2. XU HƯỚNG TIÊU THỤ CÀ PHÊ.
Trong các giải pháp được đưa ra nhằm giải quyết tình trạng khó
khăn này người ta cũng nói nhiều tới việc khuyến khích tiêu dùng trên
toàn cầu. Tuy nhiên, điều này có vẻ khó thực thi, thể hiện ở con số tăng
trưởng tiêu thụ cà phê hàng năm trong mấy năm gần đây khá chậm chạp,
chưa có bước đột phá đáng kể nào, mặc dù ICO rất nỗ lực trong việc thúc
đẩy tốc độ tăng tiêu dùng cà phê cộng thêm thuận lợi là mức giá hiện
đang rất thấp .Từ năm 1992 đến năm 2000 tiêu thụ chỉ tăng có 2,35%. Vụ
2001/02 ước tính tổng tiêu thụ cà phê sẽ đạt khoảng 105,6 triệu bao, tăng
1,1 triệu bao so với vụ trước.
Bảng 1: Tiêu thụ tại các nước sản xuất.
Đơn vị: 1000 bao (60 kg/bao)
Nước 2001/02 2000/01 1999/00 1998/99
Braxin 13410 13100 12750 12100
Indonesia 1675 1630 1610 1600
Ethiopia 1700 1667 1610 1633
Mêhicô 1500 1280 1250 1000
Côlômbia 1400 1400 1400 1600
Việt Nam 583 417 350 272
Ấn Độ 925 917 916 833
Tổng ở các
nước sản xuất 27255 26401 25868 25003
Nguồn: www.vicofa.org.vn
Việc ước tính chính xác lượng tiêu thụ ở mỗi nước là một điều khó
thực hiện do ngay ở từng nước các con số được đưa ra cũng đã không