Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Neu suy nghi cua em ve tinh yeu to quoc qua van ban hich tuong si cua tran quoc tuan
MIỄN PHÍ
Số trang
2
Kích thước
107.6 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1704

Neu suy nghi cua em ve tinh yeu to quoc qua van ban hich tuong si cua tran quoc tuan

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

Đề bài: Nêu suy nghĩ của em về tình yêu tổ quốc qua văn bản Hịch tướng

sĩ của Trần quốc Tuấn

Bài làm

Lòng yêu nước vốn là cảm hứng xuyên suốt chiều dài văn học. Được viết trong

thời điểm giặc Mông Nguyên sắp xâm lược nước ta lần 2, Hịch tướng sĩ của

Trần Quốc Tuấn đã bộc lộ sâu sắc tình yêu nước và tinh thần trách nhiệm của

vị chủ tướng trước giặc ngoại xâm. Trước hết, Hịch tướng sĩ là áng văn tràn đầy tinh thần yêu nước. Tình yêu nước

ấy được bộc lộ rõ nét qua lòng căm thù giặc sâu sắc. Bằng những từ ngữ giàu

hình ảnh, biện pháp ẩn dụ, hình thức đối ngẫu, quân giặc hiện lên trong sự hống

hách ngang ngược và vô lối, tham lam: đi lại nghênh ngang, uốn lưỡi cú diều

mà sỉ mắng triều đình, đem thân dê chó mà bắt nạt tể phụ, thác mệnh Hốt Tất

Liệt mà đòi ngọc lụa, giả hiệu Vân Nam Vương mà thu vàng bạc, vét của kho

có hạn. Từ việc vạch trần bản chất xấu xa, đê hèn của quân giặc, Trần Quốc

Tuấn đã khơi dậy lòng căm thù giặc sâu sắc và lòng tự tôn dân tộc. Bên cạnh ý thức về vận mệnh của quốc gia, dân tộc trước họa xâm lăng, Trần

Quốc Tuấn còn có tinh thần trách nhiệm đối với sự bình yên của non sông, đất

nước. Qua nghệ thuật ẩn dụ, so sánh và lối nói khoa trương, phóng đại, ta phần

nào thấu hiểu được tâm trạng đau đớn đến tột độ của vị chủ tướng: “Ta thường

tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa. Chỉ căm

tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan, uống máu quân thù. Dẫu cho trăm thân này

phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa ta cũng vui lòng”. Mượn

những hình ảnh so sánh, ẩn dụ có phần khoa trương, phóng đại thường dùng

trong văn chương cổ, tác giả đã bộc lộ trực tiếp tâm trạng của mình. Đó là tâm

trạng đau đớn, luôn lo lắng, dằn vặt vì vận mệnh của quê hương, đất nước. Suy

cho cùng, tâm trạng ấy cũng xuất phát từ tinh thần trách nhiệm cao cả của tác

giả, không thể nhắm mắt làm ngơ trước nguy cơ đất nước rơi vào tay kẻ thù. Với lòng căm thù giặc sục sôi, tác giả khao khát được trừng trị quân giặc bằng

những hình thức ghê gớm nhất: xả thịt, lột da, uống máu mới xả hết được lòng

căm giận. Mỗi dòng, mỗi chữ ở đây đều là một tấc lòng và tâm huyết của vị

Quốc công tiết chế, nó không khỏi làm cho người đọc có niềm xúc động, cảm

thông sâu sắc. Từ tinh thần trách nhiệm và bổn phận của mình, tác giả nêu cao

ý chí quyết chiến, sẵn sàng hy sinh để báo ơn và bảo vệ đất nước. Tinh thần ấy

được ông truyền sang tướng sĩ để khích lệ ý chí chiến đấu của họ. Ông thể hiện

một thái độ rõ ràng, dứt khoát: “Giặc với ta là kẻ thù không đội trời chung, các

ngươi cứ điềm nhiên không biết rửa nhục, không lo trừ hung, không dạy quân

sĩ, chẳng khác nào quay mũi giáo mà chịu đầu hàng, giơ tay không mà chịu

thua giặc. Nếu vậy rồi đây sau khi giặc đã dẹp yên, muôn đời để thẹn, há còn

mặt mũi nào đứng trong trời đất nữa?". Đối với binh lính dưới quyền, Trần Quốc Tuấn không chỉ là một vị chủ tướng

mà còn như một người cha, luôn quan tâm, lo lắng cho họ: nhường cơm sẻ áo, chia ngọt sẻ bùi, cùng đồng cam cộng khổ, vào sinh ra tử, xông pha vào trận

mạc. Nhằm khích lệ ý thức trách nhiệm và nghĩa vụ của mỗi người, ông cũng

không quên phê phán những trò tiêu khiển, thú ăn chơi hưởng lạc và những suy

nghĩ cá nhân ích kỉ sẽ để lại những hậu quả khôn lường đối với gia đình, đất

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!