Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nang luc hanh vi dan su la gi
MIỄN PHÍ
Số trang
2
Kích thước
108.9 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1799

Nang luc hanh vi dan su la gi

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

Tìm hiểu về năng lực hành vi dân sự

Năng lực hành vi dân sự là một vấn đề được nhiều người quan tâm. Chúng ta thường

thắc mắc rằng: Tôi có quyền làm những điều này không? Và trong những trường hợp

nào thì giao dịch dân sự tôi thực hiện được công nhận?. Vì những lẽ đó, trong phạm vi

bài viết này, chúng tôi xin phân tích những quy định của pháp luật về năng lực hành

vi dân sự để quý vị có cái nhìn toàn diện nhất. Về khái niệm năng lực hành vi dân sự, Điều 19 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định: “Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình

xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự.” Trường hợp 1: Không có năng lực hành vi dân sự:

Khoản 2 Điều 21 Bộ luật dân sự 2015 quy định: “Giao dịch dân sự của người chưa đủ

sáu tuổi do người đại diện theo pháp luật của người đó xác lập, thực hiện.” Vì đặc trưng về độ tuổi và nhận thức , pháp luật quy định người dưới 6 tuổi, không

được phép tự mình xác lập giao dịch.Mọi giao dịch dân sự do người chưa đủ sáu tuổi

thực hiện sẽ bị tuyên bố vô hiệu. Trường hợp muốn thực hiện giao dịch, người đại

diện theo pháp luật phải nhân danh mình thực hiện, có thể là bố, mẹ, ông, bà, anh chị

em. Trường hợp 2: Người có năng lực dân sự chưa đầy đủ (quy định tại Khoản 3,4 Điều

21 Bộ luật dân sự 2015)

Người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười lăm tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân

sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch dân sự phục vụ nhu

cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi. Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi tự mình xác lập, thực hiện giao

dịch dân sự, trừ giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản, động sản phải đăng ký

và giao dịch dân sự khác theo quy định của luật phải được người đại diện theo pháp

luật đồng ý. Như vậy, với những người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi có năng lực hành

vi dân sự bị hạn chế. Họ chỉ được tham gia vào những giao dịch dân sự trong phạm vi

cho phép hoặc phục vụ những nhu cầu phù hợp với độ tuổi. Trường hợp thứ ba: Người có đầy đủ năng lực hành vi dân sự

Đó là những người đủ độ tuổi thành niên, tức là từ 18 tuổi trở lên. Trừ các trường hợp

mất năng lực hành vi dân sự – Điều 22 Bộ luật dân sự 2015 và Người có khó khăn

trong nhận thức, làm chủ hành vi – Điều 23 Bộ luật dân sự 2015. Trường hợp này, họ

có đủ khả năng để bằng chính hành vi của mình thực hiện các giao dịch cần thiết, phù

hợp với nhu cầu của bản thân mình. Trường hơp thứ tư: Người bị mất năng lực hành vi dân sự (quy định tại Điều 22

năng lực hành vi dân sự)

1. Khi một người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của

cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người mất

năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần. Khi không còn căn cứ tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự thì theo yêu

cầu của chính người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan,

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!