Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam
Năng lực hành vi dân sự của cá nhân theo quy định của Bộ luật dân sự Việt Nam năm 2005
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH
ĐỖ HỮU CƯỜNG
NĂNG LỰC HÀNH VI DÂN SỰ
CỦA CÁ NHÂN THEO QUY ĐỊNH CỦA
BỘ LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM NĂM 2005
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2015
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
ĐỖ HỮU CƯỜNG
NĂNG LỰC HÀNH VI DÂN SỰ
CỦA CÁ NHÂN THEO QUY ĐỊNH CỦA
BỘ LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM NĂM 2005
LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC
Chuyên ngành: Luật Dân sự và Tố tụng dân sự
Mã số: 60380103
Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN HỒ BÍCH HẰNG
TP.HỒ CHÍ MINH, NĂM 2015
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng nội dung của bản luận văn này chưa được nộp cho bất
kỳ một chương trình cấp bằng cao học nào, cũng như bất kỳ một chương trình cấp
bằng nào khác.
Tôi cũng xin cam đoan thêm rằng, tôi đã nỗ lực hết mình trong việc vận dụng
những kiến thức mà tôi đã được học từ chương trình, để hoàn thành bản luận văn
này. Các tài liệu tham khảo đều được trích dẫn và trích nguồn theo quy định.
Người cam đoan
Đỗ Hữu Cường
BẢNG DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BLDS Bộ luật Dân sự
BLTTDS Bộ luật Tố tụng Dân sự
NLHVDS Năng lực hành vi dân sự
NLPLDS Năng lực pháp luật dân sự
MỤC LỤC
Trang
LỜI NÓI ĐẦU .................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ NĂNG LỰC HÀNH VI DÂN SỰ CỦA
CÁ NHÂN ............................................................................................................ 7
1.1. Khái niệm về năng lực hành vi dân sự của cá nhân ..................................... 7
1.2. Các mức độ năng lực hành vi dân sự của cá nhân ....................................... 9
1.2.1. Người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ .................................................... 10
1.2.2. Người có năng lực hành vi dân sự một phần ................................................ 12
1.2.3. Người không có năng lực hành vi dân sự .................................................... 17
1.2.4. Người mất năng lực hành vi dân sự ........................................................... 18
1.2.5. Người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự .................................................. 21
1.3. Quá trình hình thành và phát triển các quy định của pháp luật về năng lực
hành vi dân sự ...................................................................................................... 24
1.3.1. Giai đoạn luật cổ ......................................................................................... 25
1.3.2. Giai đoạn luật cận đại ................................................................................. 28
1.3.3. Giai đoạn từ năm 1945 đến Bộ luật Dân sự 1995......................................... 30
1.4. Sự ảnh hưởng của năng lực hành vi dân sự đối với việc xác lập, thực hiện
giao dịch dân sự .................................................................................................. 32
1.4.1. Giao dịch dân sự ........................................................................................ 32
1.4.2. Hiệu lực pháp lý của giao dịch dân sự ....................................................... 33
1.5. Quy định của Bộ luật dân sự Pháp về năng lực hành vi dân sự của cá nhân
.............................................................................................................................. 37
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ................................................................................. 40
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG ÁP DỤNG CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT
VỀ NĂNG LỰC HÀNH VI DÂN SỰ CỦA CÁ NHÂN VÀ ĐỊNH
HƯỚNG HOÀN THIỆN ................................................................................. 41
2.1. Thực trạng áp dụng các quy định pháp luật về năng lực hành vi dân sự của
cá nhân ................................................................................................................ 41
2.1.1. Đối với các quy định pháp luật về năng lực hành vi dân sự đầy đủ .............. 41
2.1.2. Đối với các quy định pháp luật về người có năng lực hành vi dân sự một phần
.............................................................................................................................. 44
2.1.3. Đối với các quy định pháp luật về người không có năng lực hành vi dân sự
............................................................................................................................. 53
2.1.4. Đối với các quy định pháp luật về người mất năng lực hành vi dân sự ........ 54
2.1.5. Đối với các quy định pháp luật về người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự
.............................................................................................................................. 59
2.2. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định pháp luật về năng lực
hành vi dân sự của cá nhân ................................................................................. 70
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ................................................................................. 75
KẾT LUẬN ........................................................................................................ 76
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Mỗi cá nhân là một phần tử, một tế bào trong xã hội. Hoạt động của mỗi con
người tạo nên mối quan hệ rộng khắp, góp phần xây dựng xã hội và thúc đẩy nền
kinh tế phát triển. Con người thông qua các mối quan hệ trong đời sống của mình
thực hiện các giao dịch dân sự để có thể làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt các
quyền và nghĩa vụ có liên quan. Khi thực hiện một giao dịch dân sự và để giao dịch
dân sự đó có hiệu lực thì phải đáp ứng bốn điều kiện được quy định tại Điều 122 Bộ
luật Dân sự (BLDS) 2005. Trong bốn điều kiện của Điều 122 BLDS, điều kiện đầu
tiên và quan trọng nhất ảnh hưởng đến hiệu lực của giao dịch dân sự là năng lực
hành vi dân sự của người tham gia giao dịch dân sự. Theo đó, người tham gia giao
dịch dân sự phải có năng lực hành vi dân sự theo quy định của BLDS 2005.
Năng lực hành vi dân sự của cá nhân “là khả năng của cá nhân bằng hành vi
của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự”
1
. Do đó, việc hiểu rõ các quy
định của BLDS 2005 về năng lực hành vi dân sự (NLHVDS), các mức độ
NLHVDS của người tham gia giao dịch dân sự giúp dễ dàng hơn trong việc xác
định hiệu lực pháp lý của giao dịch dân sự. Đồng thời, việc hiểu và áp dụng một
cách chính xác các quy định của pháp luật về NLHVDS, xác định các mức độ
NLHVDS sẽ giúp hạn chế được tình trạng giao dịch dân sự vô hiệu dẫn đến các hậu
quả pháp lý đáng tiếc đối với các chủ thể tham gia giao dịch.
Mặc dù có vai trò quan trọng trong việc xác định hiệu lực của một giao dịch
dân sự, nhưng hiện nay chưa có công trình nghiên cứu nào nghiên cứu một cách
tổng quát về NLHVDS của cá nhân. Các công trình nghiên cứu, tính tới thời điểm
hiện tại, chỉ nghiên cứu ở mức độ khái quát gắn với hiệu lực của giao dịch dân sự
hay giải quyết hậu quả pháp lý do giao dịch dân sự không đáp ứng yêu cầu về mặt
chủ thể hoặc chỉ nghiên cứu ở một khía cạnh nhất định của NLHVDS. Trên thực tế,
việc hiểu và áp dụng một cách thống nhất các quy định của BLDS 2005 về
NLHVDS của cá nhân còn gặp khó khăn, trở ngại do một số quy định của BLDS
2005 chưa quy định rõ ràng, cụ thể, chưa thống nhất với các văn bản pháp luật khác
có liên quan. Đó chính là các nguyên nhân dẫn đến những khó khăn trong việc áp
dụng pháp luật của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Đồng thời, cùng với sự
phát triển không ngừng của xã hội, các quan hệ xã hội nói chung và quan hệ pháp
luật dân sự nói riêng ngày càng có những sự thay đổi mà pháp luật chưa thể dự liệu
1
Điều 17 Bộ luật Dân sự 2005.
2
hết, các quy định của BLDS 2005 về NLHVDS của cá nhân chưa điều chỉnh cho
nên cần phải bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tế. Do đó, tác giả quyết định
chọn đề tài “Năng lực hành vi dân sự của cá nhân theo quy định của Bộ luật dân sự
Việt Nam năm 2005” nhằm nghiên cứu chuyên sâu về NLHVDS của cá nhân, chỉ ra
những điểm còn thiếu sót, hạn chế nêu trên để từ đó kiến nghị những giải pháp cụ
thể góp phần khắc phục những thiếu sót, hạn chế hiện nay của BLDS 2005.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài.
Qua nghiên cứu các tài liệu có liên quan, tác giả nhận thấy đã có một số tài
liệu, công trình, bài viết nghiên cứu về NLHVDS ở nhiều khía cạnh khác nhau,
chẳng hạn như:
- “Năng lực hành vi dân sự của người tham gia hợp đồng dân sự - Vấn đề lý
luận và thực tiễn”, Luận văn cử nhân, Trường Đại học Luật Tp.HCM năm 2012 của
tác giả Lê Thị Thanh Nhanh. Với đề tài này, tác giả đã nghiên cứu chung về
NLHVDS của cá nhân, pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác và gắn với vấn đề hiệu
lực của hợp đồng, giải quyết hậu quả pháp lý của hợp đồng không đáp ứng yêu cầu
về mặt chủ thể. Tuy nhiên, công trình này không đi sâu vào phân tích các quy định
pháp luật về NLHVDS, các mức độ NLHVDS và những bất cập, hạn chế trong
những quy định của BLDS 2005 về vấn đề NLHVDS.
- “Hiệu lực của hợp đồng theo quy định của pháp luật Việt Nam”, Luận án
Tiến sĩ, Trường Đại học Luật Tp. HCM, năm 2010 của tác giả Lê Minh Hùng. Với
đề tài này, tác giả đã nghiên cứu về hiệu lực của hợp đồng, trong số đó bao gồm vấn
đề chủ thể. Cụ thể, chủ thể tham gia hợp đồng phải có NLHVDS để đảm bảo hiệu
lực của hợp đồng và đảm bảo quyền lợi ích hợp pháp của các bên tham gia hợp
đồng đó. Trong công trình này tác giả đưa ra nhiều giải pháp kiến nghị góp phần
hoàn thiện quy định của pháp luật về hiệu lực của hợp đồng. Tuy nhiên, do công
trình tập trung vào hiệu lực của hợp đồng nói chung nên ở một góc độ nhất định tác
giả không đi sâu nghiên cứu về NLHVDS của cá nhân.
- Ngoài ra, hiện có một số Luận văn cử nhân nghiên cứu vấn đề NLHVDS
như: “Hợp đồng vô hiệu từng phần”, Luận văn cử nhân, Trường Đại học Luật Tp.
HCM, năm 2011 của tác giả Phan Thị Dung; “Hợp đồng dân sự vô hiệu, Thực trạng
pháp luật và hướng hoàn thiện”, Luận văn cử nhân, Trường Đại học Luật Tp.
HCM, năm 2004 của tác giả Nguyễn Thị Lâm Nghi; “Hợp đồng dân sự vô hiệu
tương đối”, Luận văn cử nhân, Trường Đại học Luật Tp. HCM, năm 2010 của tác
giả Trần Thanh Tuyền. Các luận văn nêu trên nhìn chung đề cập đến hợp đồng dân