Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nâng cao vị thế và vai trò của ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an: các cách tiếp cận
MIỄN PHÍ
Số trang
14
Kích thước
326.0 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1243

Nâng cao vị thế và vai trò của ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an: các cách tiếp cận

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Nghiên cứu Quốc tế số 2 (89) Nghiên cứu - Trao đổi

6/2012 151 1 152 6/2012

NÂNG CAO VỊ THẾ VÀ VAI TRÒ CỦA ỦY VIÊN

KHÔNG THƯỜNG TRỰC HỘI ĐỒNG BẢO AN:

CÁC CÁCH TIẾP CẬN

Ths. Phạm Lan Dung*

Tóm tắt

Xuất phát từ những khác biệt về địa vị pháp lý, mọi nỗ lực nhằm

nâng cao vị thế và vai trò của ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an

Liên Hợp Quốc đều có thể ảnh hưởng đến vị thế độc tôn của các ủy viên

thường trực. Tuy nhiên, với những đóng góp hiện nay của ủy viên không

thường trực cho mục đích duy trì hòa bình và an ninh quốc tế thì việc nâng

cao vị thế và vai trò của họ là cần thiết từ góc độ của Hội đồng Bảo an nói

chung. Do bị hạn chế về địa vị pháp lý, đa số các ủy viên không thường

trực còn có cách tiếp cận ngắn hạn, trong khi đó một số quốc gia thường

xuyên đảm nhiệm vị trí này có cách tiếp cận tương đối dài hạn hơn trong

việc nâng cao vai trò và nổi bật gần đây có nhóm các nước S5 với cách

tiếp cận rộng, dài hạn và khách quan. Cách tiếp cận dài hạn, một mặt cần

được kết hợp với cách tiếp cận ngắn hạn, mặt khác cần đặt mục tiêu vượt

ra ngoài nhiệm kỳ hai năm, tránh đối đầu trực diện thông qua các đề xuất

được sự ủng hộ cao về mặt chính trị như cải tổ Hội đồng Bảo an, nâng cao

vai trò của Đại hội đồng. Để nâng cao tính khả thi, cách tiếp cận này cần

tập trung vào việc tạo thành các thực tiễn được công nhận và áp dụng

rộng rãi trong hoạt động của Hội đồng Bảo an.

* Trưởng Khoa Luật Quốc tế, Học viện Ngoại giao.

Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc bao gồm năm ủy viên thường trực

có quyền phủ quyết và mười ủy viên không thường trực với nhiệm kỳ hai

năm và không có quyền phủ quyết. Đó là các khác biệt nổi trội nhưng

không phải là những khác biệt duy nhất về địa vị pháp lý của hai loại ủy

viên này. Bất bình đẳng giữa ủy viên thường trực và ủy viên không

thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc vẫn được hiểu là “hậu quả”

do lịch sử để lại sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai.1 Các nỗ lực cải tổ

Hội đồng Bảo an đang được thảo luận chính thức tại Liên Hợp Quốc hiện

nay tập trung vào hai hướng chính là tăng số lượng ủy viên Hội đồng Bảo

an, trong đó chủ yếu là ủy viên không thường trực và cải tổ phương pháp

hoạt động của cơ quan này.2 Hai cụm vấn đề cải tổ nêu trên, dù không đề

cập đến một cách trực tiếp nhưng, ít hay nhiều, đều liên quan đến việc

nâng cao vị thế và vai trò của ủy viên không thường trực. Hội đồng Bảo

an Liên Hợp Quốc chỉ có mười ủy viên không thường trực, nhưng có lẽ

mối quan tâm đến việc nâng cao vị thế và vai trò của các ủy viên này

không chỉ giới hạn ở mười quốc gia. Trên nguyên tắc, mọi quốc gia thành

viên Liên Hợp Quốc đều có động lực để quan tâm đến chủ đề này vì họ

đều có thể là ứng cử viên tiềm năng vào chiếc ghế ủy viên không thường

trực Hội đồng Bảo an.3

Xuất phát từ thực tế trên, bài viết dưới đây sẽ tập trung tìm hiểu và

đề xuất giải pháp nâng cao vị thế và vai trò của ủy viên không thường

trực Hội đồng Bảo an qua việc trả lời các câu hỏi sau (i) Tại sao cần nâng

1 Xem thêm quá trình đàm phán soạn thảo Hiến chương Liên Hợp Quốc giữa các quốc

gia thắng trận sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai và sau này là năm ủy viên thường trực

của Hội đồng Bảo an.

2 Xem thêm Pham Lan Dung, “UN reform and the Security Council role”, Viet Nam￾New Zealand Track 1.5 Bilateral Dialogue, Hanoi 9-10 June 2008; trên trang web:

http://www.asianz.org.nz/our-work/track-2/track-2-dialogues/vietnam-dialogue

3 Các ứng cử viên sẽ được Đại hội đồng bầu chọn theo các tiêu chí nêu tại Điều 23 Hiến

chương Liên Hợp Quốc.

, 6/2012: 151-178.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!