Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam: Luận văn thạc sĩ kinh tế / Trần Hoàng Long
PREMIUM
Số trang
109
Kích thước
57.8 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1241

Nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam: Luận văn thạc sĩ kinh tế / Trần Hoàng Long

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

LỜI CAM ĐOAN

Tôi tên là: Trần Hoàng Long

Sinh ngày 08 tháng 04 năm 1988

Nguyên quán: Nga Sơn, Thanh Hoá

Chỗ ở hiện nay: 48 Lê Văn Việt, Phường Hiệp Phú, Quận 9, TP.HCM

Hiện công tác tại: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi

nhánh 9

Hiện là học viên cao học khoá XIII của Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM

Mã số học viên:

Cam đoan đề tài: “Nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng Nông

nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam”

Luận văn trên được thực hiện tại: Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM

Tôi xin cam đoan rằng đây là công trình nghiên cứu của tôi, có sự hỗ trợ từ

Giáo viên hướng dẫn là PGS-TS Trần Huy Hoàng. Các nội dung nghiên cứu và kết

quả trong đề tài này là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất cứ công

trình nào. Những số liệu trong các bảng biểu phục vụ cho việc phân tích, nhận xét,

đánh giá được chính tác giả thu thập từ các nguồn khác nhau có ghi trong phần tài

liệu tham khảo. Ngoài ra, trong luận văn còn sử dụng một số nhận xét, đánh giá

cũng như số liệu của các tác giả khác, cơ quan tổ chức khác, và đều có chú thích

nguồn gốc sau mỗi trích dẫn để dễ tra cứu, kiểm chứng. Nếu có bất kỳ sự sao chép

nào từ bài viết của một cá nhân khác, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm bằng hình

thức kỷ luật của trường Đại học Ngân hàng TPHCM.

TP.HCM, ngày 20 tháng 10 năm 2013

Tác giả

Trần Hoàng Long

MỤC LỤC

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI CÁC

NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI .............................................................................. 1

1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ TÀI TRỢ DƯ ÁN ĐẦU TƯ TẠI CÁC

NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI .............................................................................. 1

1.1.1. Khái niệm......................................................................................................... 1

1.1.2. Phân loại dự án đầu tư ..................................................................................... 2

1.1.3. Các đặc điểm của dự án đầu tư ........................................................................ 3

1.1.4. Các bước cơ bản khi tiến hành một dự án đầu tư ............................................ 4

1.1.5. Nguồn tài chính của dự án đầu tư .................................................................... 5

1.1.5.1. Tài trợ dự án đầu tư tại các NHTM.............................................................. 5

1.1.5.2. Các hình thức tài trợ dự án đầu tư tại NHTM.............................................. 5

1.1.6. Ảnh hưởng yếu tố năng lực lãnh đạo của người điều hành đến dự án đầu tư.. 7

1.2. CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN

ĐẦU TƯ.................................................................................................................... 8

1.2.1. Khái niệm thẩm định dự án đầu tư và chất lượng thẩm định dự án đầu tư...... 8

1.2.2. Mục đích của thẩm định dự án đầu tư.............................................................. 9

1.2.2.1 Rủi ro trong cho vay đầu tư dự án............................................................... 10

1.2.2.2 Phân loại rủi ro............................................................................................ 13

1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thẩm định dự án đầu tư ................... 17

1.2.3.1. Quy trình thẩm định dự án đầu tư .............................................................. 17

1.2.3.2. Phương pháp thẩm định dự án đầu tư ........................................................ 17

1.2.3.3. Thông tin dùng để phân tích trong quá trình thẩm định............................. 18

1.2.3.4. Yếu tố con người ......................................................................................... 21

1.2.3.5. Yếu tố công nghệ......................................................................................... 22

1.2.3.6. Các nhân tố khác ........................................................................................ 22

1.2.4. Các yếu tố đo lường chất lượng thẩm định dự án đầu tư............................... 24

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ...................................................................................... 25

CHƯƠNG 2THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI

NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM

................................................................................................................................. 26

2.1. KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN

NÔNG THÔN VIỆT NAM ................................................................................... 26

2.1.1. Giới thiệu về Agribank .................................................................................. 26

2.1.2. Tình hình hoạt động kinh doanh của Agribank năm 2012 ............................ 27

2.2. THỰC TRẠNG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI AGRIBANK......... 28

2.2.1. Quy trình thẩm định dự án đầu tư.................................................................. 28

2.2.2. Nội dung công tác thẩm định dự án đầu tư tại Agribank............................... 29

2.2.2.1. Thu thập và xử lý thông tin về khách hàng và dự án .................................. 30

2.2.2.2. Thẩm định hồ sơ vay vốn ............................................................................ 30

2.2.2.3. Thẩm định tư cách khách hàng................................................................... 34

2.2.2.4. Thẩm định dự án đầu tư.............................................................................. 39

2.3. ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI

AGRIBANK ........................................................................................................... 58

2.3.1. Chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại Agribank .......................................... 58

2.3.1. Những điểm mạnh trong công tác thẩm định rủi ro tại chi nhánh ................. 59

2.3.1.1. Về quy trình thẩm định................................................................................ 59

2.3.1.2. Về nội dung thẩm định ................................................................................ 60

2.3.1.3. Về tổ chức và phân cấp thẩm định.............................................................. 60

2.3.1.4. Về phương pháp thẩm định......................................................................... 61

2.3.1.5. Về cán bộ thẩm định ................................................................................... 61

2.3.1.6. Về công tác thu thập, quản lý, lưu trữ số liệu phục vụ cho quá trình thẩm

định .......................................................................................................................... 62

2.3.2. Những mặt còn hạn chế trong công tác thẩm định của ngân hàng ................ 62

2.3.2.1. Về phương pháp thẩm định......................................................................... 62

2.3.2.2. Về nội dung và quy trình thẩm định............................................................ 64

2.3.2.3. Về thời gian thẩm định................................................................................ 66

2.3.2.4. Về mạng lưới thông tin ............................................................................... 67

2.3.2.5. Về cán bộ thẩm định ................................................................................... 68

2.3.2.6. Các hạn chế khác........................................................................................ 68

2.3.3. Nguyên nhân những tồn tại trong công tác thẩm định của Agribank ............ 68

2.3.3.1. Nguyên nhân chủ quan ............................................................................... 69

2.3.3.2. Nguyên nhân khách quan............................................................................ 70

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ...................................................................................... 72

CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG

THẨM ĐỊNH.......................................................................................................... 73

DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ.............................. 73

PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM.......................................................... 73

3.1. ĐỊNH HƯỚNG CHO CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH CỦA NGÂN HÀNG

TRONG THỜI GIAN TỚI.................................................................................... 73

3.1.1. Định hướng hoạt động cho ngân hàng :......................................................... 73

3.1.2. Định hướng cho công tác thẩm định dự án đầu tư......................................... 75

3.2. CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH

TẠI AGRIBANK ................................................................................................... 76

3.2.1. Nâng cao nhận thức về công tác thẩm định ................................................... 76

3.2.2. Các giải pháp về nội dung và phương pháp thẩm định.................................. 76

3.2.2.1. Đối với nội dung thẩm định khách hàng vay vốn ....................................... 76

3.2.2.2. Đối với nội dung thẩm định phương diện kỹ thuật ..................................... 77

3.2.2.3. Đối với nội dung phân tích thị trường ........................................................ 77

3.2.2.4. Đối với nội dung thẩm định phương diện tài chính.................................... 78

3.2.2.5. Về xác định thời hạn trả nợ ........................................................................ 80

3.2.3. Giải pháp về mặt tổ chức điều hành............................................................... 81

3.2.4. Giải pháp về đội ngũ cán bộ .......................................................................... 82

3.2.5. Giải pháp về thông tin.................................................................................... 83

3.2.6. Giải pháp về trang thiết bị.............................................................................. 85

3.2.7. Các giải pháp khác......................................................................................... 85

3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ.................................................................................... 86

3.3.1. Với Nhà nước và các Bộ ngành có liên quan................................................. 86

3.3.2. Với Ngân hàng Nhà nước và các ngân hàng thương mại khác...................... 88

3.3.3. Kiến nghị với chủ đầu tư................................................................................ 89

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ...................................................................................... 90

KẾT LUẬN............................................................................................................. 91

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tắt Cụm từ được viết tắt

Agribank Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam

Agribank 9 Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam

Chi nhánh 9

CTTC Cho thuê tài chính

KHKD Kế hoạch kinh doanh

NHNN Ngân hàng Nhà nước

NHTM Ngân hàng thương mại

NCKT Nghiên cứu khả thi

NCTKT Nghiên cứu tiền khả thi

QLRR Ban quản lý rủi ro

TW Trung ương

UBND Uỷ ban nhân dân

Vinafood 2 Tổng công ty lương thực Miền Nam

DWT Deadweight Tonnage

VND Viet Nam Dong

USD United State Dollar

DANH MỤC BẢNG, BIỂU, HÌNH

Hình 1.1 : Các giai đoạn rủi ro và chi phí dự án.......................................................12

Bảng 2.1: Nguồn vốn huy động phân loại theo tiền .................................................27

Hình 2.1: Sơ đồ quy trình Thẩm định lập hợp đồng .................................................28

Hình 2.2: Sơ đồ công tác thẩm định tại Agribank ....................................................29

Bảng 2.2: Thông tin chung lãnh đạo của Công ty CP Bông Sen Vàng ....................35

Bảng 2.3: Tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty Bông Sen Vàng................38

Bảng 2.4: Bảng dự trù kết quả kinh doanh theo tuyến khai thác dự kiến.................50

Bảng 2.5: Bảng tính các chỉ tiêu hiệu quả tài chính của dự án .................................52

Bảng 2.6: Bảng phân tích độ nhạy theo giá cước vận tải..........................................54

Bảng 2.7: Bảng độ nhạy của cân đối nguồn trả nợ theo giá cước vận tải.................54

Bảng 2.8: Bảng phân tích độ nhạy theo chi phí hoạt động .......................................55

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài:

Việt Nam trong nhiều năm trở lại đây được biết đến như một quốc gia đang

phát triển mạnh mẽ với những tiềm năng kinh tế được khai thác trong nhiều lĩnh

vực khác nhau. Việc phát triển một nền kinh tế đòi hỏi nhiều yếu tố từ quản trị cho

tới xây dựng, trong đó một hoạt động then chốt được coi như chìa khóa phát triển

kinh tế đó là hoạt động đầu tư. Trong xu hướng phát triển hiện nay của nước ta thì

việc đầu tư vào những dự án lớn trong những lĩnh vực như: xây dựng cơ sở hạ tầng

dân sinh, cơ sở hạ tầng giao thông, khu công nghiệp, là điều rất quan trọng và thiết

yếu. Ngoài những dự án được hỗ trợ từ phía chính phủ, thì các dự án còn lại đều do

chủ đầu tư đứng ra thực hiện và một yếu tố tiên quyết để thực hiện những dự án đầu

tư lớn này chính là nguồn tài trợ từ các tổ chức tín dụng mà điển hình nhất tại Việt

Nam là từ các Ngân hàng thương mại. Điều này đòi hỏi các Ngân hàng phải thẩm

định kĩ tính khả thi của dự án cùng với những rủi ro có thể xảy ra để có thể đưa ra

quyết định đầu tư.

Trong bối cảnh kinh tế thế giới vừa thoát khỏi khủng hoảng, nền kinh tế Việt

Nam cũng bị ảnh hưởng ít nhiều khiến những rủi ro có thể xảy ra trong đầu tư dự án

trở nên rất phức tạp và khó kiểm soát. Nó trực tiếp hoặc gián tiếp gây khó khăn

trong công tác thẩm định của các tổ chức tín dụng, làm sai lệch những phán đoán và

tính toán về hiệu quả đầu tư. Những khoản đầu tư dự án thường có giá trị rất lớn

nên rủi ro xảy ra sẽ dẫn tới những hậu quả và tổn thất khó lường và thường rất nặng

nề cho tổ chức tín dụng. Bên cạnh đó công việc thẩm định rủi ro hiện nay tại các tổ

chức tín dụng nói chung và các ngân hàng thương mại nói riêng chưa có một mô

hình hay khuôn mẫu thẩm định thống nhất mà chủ yếu dựa vào kinh nghiệm và khả

năng phân tích của các chuyên viên thẩm định. Vì vậy hoàn thiện công tác thẩm

định nhằm nâng cao tính an toàn trong cho vay đầu tư dự án đang là một vấn đề rất

cần thiết đối với các tổ chức tín dụng. Đó cũng là lý do tác giả quyết định chọn đề

tài: “Nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng Nông nghiệp và

Phát tiển Nông thôn Việt Nam” cho luận văn Thạc sĩ của mình

2. Mục đích nghiên cứu:

Mục đích nghiên cứu: Nhằm hoàn thiện công tác thẩm định, nâng cao tính an

toàn trong cho vay đầu tư dự án tại các tổ chức tín dụng nói chung và Agribank nói

riêng, luận văn đã đề ra các mục tiêu nghiên cứu sau:

- Lý luận về thẩm định dự án đầu tư: lý luận chi tiết về công tác thẩm định dự án

đầu tư.

- Thực trạng hoạt động thẩm định dự án đầu tư tại Agribank.

- Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại Agribank: Trên cơ sở

lý luận, thực trạng đã nghiên cứu, tác giả đưa ra hai nhóm giải pháp (nhóm giải

pháp từ phía Nhà nước và cơ quan quản lý và nhóm giải pháp nội tại từ phía Ngân

hàng).

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là phân tích thực trạng từ đó đưa ra giải

pháp nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại Agribank.

4. Phương pháp nghiên cứu:

Luận văn này được nghiên cứu dựa trên phương pháp hệ thống, tổng hợp,

phân tích, so sánh, dự báo, thống kê, kết hợp với nền tảng kiến thức kinh tế học, tài

chính - ngân hàng và tham khảo các giáo trình, tài liệu, tạp chí ngân hàng và nhiều

website khác nhau để hệ thống hóa lý luận, nêu lên những nội dung cơ bản về thẩm

định dự án đầu tư, cùng với thực trạng và các giải pháp để nâng cao chất lượng cho

vấn đề này.

6. Những kết quả đạt được:

Thông qua phân tích và đánh giá chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại

Agribank từ đó đưa ra các nhóm giải pháp và kiến nghị đối với Agribank cũng như

các cơ quan hữu quan nhằm hoàn thiện và nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu

tư tại Ngân hàng này.

7. Những hạn chế của công trình:

Chưa xem xét được một cách toàn diện quy trình thẩm định tại Agribank, do

không có điều kiện để tiếp xúc cũng như xin số liệu đánh giá của các cấp cao (Hội

đồng thẩm định, Ban Quản lý rủi ro tại Hà Nội) để phân tích sâu hơn về quy trình

cũng như cách tái thẩm định tại các cấp này, từ đó đưa ra giải pháp và kiến nghị

thực tiễn và sát sao hơn.

8. Kết cấu luận văn:

Nội dung của khóa luận gồm ba chương cụ thể như sau:

Chương 1: Tổng quan về thẩm định và chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại các

ngân hàng thương mại

Chương 2: Thực trạng công tác thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng Nông nghiệp

và Phát triển Nông thôn Việt Nam

Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam

1

CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN VỀ THẨM ĐỊNH VÀ CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH

DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ TÀI TRỢ DƯ ÁN ĐẦU TƯ TẠI CÁC NGÂN

HÀNG THƯƠNG MẠI

1.1.1. Khái niệm

Cho đến thời điểm hiện nay, cách hiểu và cách định nghĩa dự án đầu tư được

thể hiện trên nhiều quan điểm khác nhau và góc nhìn khác nhau. Có quan điểm coi

dự án là cách sử dụng các nguồn nhân lực vào mục đích sản xuất nhất định, cũng có

quan điểm cho rằng dự án đầu tư là tập hợp các đối tượng được hình thành và hoạt

động theo một kế hoạch cụ thể để đạt được mục tiêu nhất định (các lợi ích) trong

một khoảng thời gian nhất định. Để có thể hiểu rõ hơn về khái niệm dự án đầu tư, ta

sẽ làm rõ nghĩa từng phần như sau:

- Đầu tư là hoạt động sử dụng tiền vốn, tài nguyên trong một thời gian nhằm

thu về lợi nhuận hoặc lợi ích kinh tế xã hội.

- Dự án là một tổng hợp có tổ chức của các hoạt động và quy trình được sắp

xếp theo một trật tự nhất định nhằm thực hiện các mục tiêu riêng biệt trong giới

hạn về nguồn vốn và kỳ hạn đã xác lập trước.

Theo “Điều lệ quản lí đầu tư và xây dựng” ban hành kèm theo NĐ số 177/CP

ngày 20/10/1994 thì dự án đầu tư là tập hợp những đề xuất về việc bỏ vốn để tạo

mới, mở rộng hoặc cải tạo những đối tượng nhất định nhằm đạt được sự tăng trưởng

về số lượng, cải tiến hoặc nâng cao chất lượng của sản phẩm hay dịch vụ nào đó

trong một khoảng thời gian xác định.

Luật đầu tư đưa ra định nghĩa về dự án đầu tư tại khoản 8 điều 3 như sau:

“Dự án đầu tư là tập hợp các đề xuất bỏ vốn trung và dài hạn để tiến hành các hoạt

động đầu tư trên địa bàn cụ thể, trong khoản thời gian xác định”.

Như vậy một dự án đầu tư cho dù được xem xét và dưới bất kì góc độ nào thì cũng

đều có chung những đặc điểm sau đây:

- Các mục tiêu cần đạt được khi thực hiện dự án là cụ thể và duy nhất. Phải

biết được khi thực hiện dự án thì sẽ mang lại những lợi ích gì cho đất nước, xã

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!