Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

nâng cao chất lượng quản lý văn bản quản lý nhà nước tại văn phòng ủy ban nhân dân huyện ý yên
MIỄN PHÍ
Số trang
42
Kích thước
257.5 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1326

nâng cao chất lượng quản lý văn bản quản lý nhà nước tại văn phòng ủy ban nhân dân huyện ý yên

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN Ý YÊN

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

ĐỀ TÀI: NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ VĂN BẢN

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TẠI VĂN PHÒNG UBND HUYỆN Ý YÊN

Họ và tên : Nguyễn Văn Phong

Đơn vị : Văn phòng UBND huyện

Chức vụ : Chuyên viên

Điện thoại: 03503.503890

Năm 2011

LỜI MỞ ĐẦU

Văn bản quản lý Nhà nước là một trong các loại hình văn bản được quy định rất

chặt chẽ và yêu cầu rất cụ thể cho từng loại hình văn bản. Vì vậy, các cơ quan Nhà nước

từ Trung ương đến chính quyền cơ sở đã quan tâm, đã có nhiều chuyển biến tích cực.

Công tác ban hành, tiếp nhận, xử lý văn bản quản lý Nhà nước của các cơ quan đã đi

nào nề nếp, đảm bảo được những yêu cầu theo quy định, đồng thời đáp ứng được nhu

cầu thực tế khách quan. Bên cạnh đó, một số cơ quan, một số địa phương, một số ngành

và ngay cả cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cao nhất như Quốc Hội cũng ban hành

những văn bản chưa hợp lý, còn phải bổ sung sữa chữa nhiều lần và nói chung hệ thống

văn bản quản lý Nhà nước của các cơ quan Nhà nước ta vẫn chưa ổn định, thường xuyên

thay đổi do nhiều nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan.

Đối với chính quyền cơ sở, việc ban hành, tiếp nhận, xử lý văn bản quản lý Nhà

nước trong thời gian qua đã đảm bảo được một số yêu cầu, nhưng không thể tránh khỏi

những thiếu sót về qui định này hoặc quy định kia của Nhà nước. Có văn bản chưa đảm

bảo về nội dung, có văn bản sai về thể thức, có văn bản chưa đúng về thẩm quyền nhưng

chưa đến mức nghiêm trọng. Chính vì lẽ đõ mà chính quyền cơ sở cần phải có những

giải pháp để khắc phục nhằm nâng cao chất lượng và số lượng văn bản, góp phần nâng

cao hiệu lực và hiệu quả quản lý Nhà nước nói chung, hiệu lực và hiệu quả quản lý Nhà

nước của chính quyền cơ sở nói riêng.

Nhằm mục đích nâng cao chất lượng và hiệu quả quản lý văn bản quản lý nhà

nước tại cơ sở tôi chọn đề tài: “ Nâng cao hiệu quả quản lý văn bản quản lý nhà nước tại

Văn phòng UBND huyện Ý Yên”.

Với thời gian công tác tại Văn phòng UBND huyện và thời gian nghiên cứu đề

tài còn ít, nên đề tài nghiên cứu chưa sâu, chưa bao quát được hết thực trạng tại đơn vị

và không tránh được những thiếu sót. Tôi rất mong được sự đóng góp, rút kinh nghiệm từ

Hội đồng khoa học của huyện và ý kiến góp ý của đồng nghiệp để đề tài được hoàn thiện

hơn./.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Trang 2/42

A./ LÝ LUẬN CHUNG VỀ VĂN BẢN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC

I. Khái quát chung về văn bản quản lý nhà nước:

I.1. Khái niệm văn bản:

Văn bản là phương tiện ghi tin và truyền đạt thông tin bằng một loại ngôn

ngữ nhất định.

Văn bản thể hiện ở nhiều trạng thái khác nhau và được ghi trên những chất

liệu khác nhau.

Trạng thái thể hiện của văn bản là: Âm thanh, màu sắc, hình ảnh, chữ viết,

ký hiệu. Chất liệu để ghi chép văn bản có thể là những vật có sẵn trong tự nhiên

như: Vách đá, thân cây, xương động vật, trên mặt đất. Văn bản được ghi trên vật

do con người tạo ra như các loại văn bản khắc trên gỗ, trên đá, trên các loại giấy,

băng ghi âm, ghi hình, đĩa từ của máy vi tính, .v.v...

I.2. Khái niệm văn bản quản lý nhà nước:

Văn bản quản lý Nhà nước là những quyết định quản lý và những thông tin

quản lý thành văn (văn bản hoá), do các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban

hành, sửa đổi, bãi bỏ, theo thể thức, thủ tục, trình tự luật định. Trong đó có chứa

đựng các quy tắc xử sự chung, làm phát sinh các hệ quả pháp lý cụ thể.

Theo khái niệm trên thì văn bản quản lý nhà nước bao gồm tất cả các văn

bản của tất cả các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp.

I.3. Các loại văn bản quản lý Nhà nước :

Để phân loại văn bản quản lý Nhà nước có thể dựa vào nhiều tiêu trí khác

nhau. Vì vậy văn bản quản lý nhà nước có thể được chia thành nhiều loại khác

nhau.

Thí dụ: Phân loại văn bản theo loại cơ quan ban hành có thể chia thành 3

loại: Văn bản của cơ quan lập pháp; Văn bản của cơ quan hành pháp; Văn bản của

cơ quan Tư pháp.

Nếu phân loại theo hiệu lực pháp lý, có thể chia văn bản quản lý Nhà nước

thành: Văn bản luật; Văn bản dưới luật; Văn bản áp dụng luật.

Trang 3/42

Trong quản lý Nhà nước, văn bản thường được phân loại theo thể loại kết

hợp với hiệu lực pháp lý và được chia thành 4 loại chính sau:

I.3.1. Văn bản quy phạm pháp luật:

Văn bản quy pháp pháp luật là văn bản do cơ quan Nhà nước có thẩm

quyền ban hành theo thủ tục, trình tự luật định, trong đó có các quy tắc xử sự

chung, được Nhà nước đảm bảo thực hiện, nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội

theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Văn bản quy phạm pháp luật có các đặc trưng chính sau đây:

- Do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành, theo tên loại do luật định.

- Nội dung có chưa dựng các quy tắc xử sự chung, bắt buộc thực hiện.

- Đối tượng tác động rộng, thường là mọi người hoặc nhóm đông người có

chung một đặc điểm nào đó như: Quốc tịch, địa bàn, nghề nghiệp, thành phần.

- Được thực hiện nhiều lần trong thực tế, khi thực hiện văn bản không làm

chấm dứt hiệu lực của nó.

- Có hiệu lực thi hành từ khi văn bản có hiệu lực, nhưng không gian và thời

gian không xác định cụ thể.

- Theo điều 6 luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi) thì trong

phần số và ký hiệu tắt phải có năm ban hành và ghi đủ 4 số, rồi mới ghi các ký

hiệu tắt khác.

I.3.2. Văn bản cá biệt:

Văn bản cá biệt là văn bản do chủ thể có thẩm quyền ban hành theo thủ tục,

trình tự nhất định trên cơ sở áp dụng pháp luật nhằm đưa ra quyết định cá biệt cho

từng trường hợp cụ thể như: Đề bạt, tăng lương, khen thưởng, kỷ luật, xác định

quyền và nghĩa vụ pháp lý cụ thể.

Văn bản cá biệt có những đặc điểm sau:

- Do cơ quan (hoặc chức danh) có thẩm quyền ban hành theo thủ tục, trình

tự, tên loại văn bản nhất định.

- Nội dung văn bản nhằm áp dụng quy phạm pháp luật đưa ra quy tắc xử sự

riêng, nhằm giải quyết công việc cụ thể.

- Chỉ đích danh đối tượng phải thi hành.

Trang 4/42

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!