Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

nâng cao chất lượng phân tích tài chính doanh nghiệp trong hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương
MIỄN PHÍ
Số trang
82
Kích thước
417.8 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
799

nâng cao chất lượng phân tích tài chính doanh nghiệp trong hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Luận văn tốt nghiệp

LỜI MỞ ĐẦU

Năm 2005 có lẽ là năm sôi động nhất đối với hệ thống ngân hàng Việt

Nam. Tin tức về việc cổ phần hóa Vietcombank, những đợt tăng vốn điều lệ

của các ngân hàng thương mại ngoài quốc doanh, các ngân hàng nước ngoài

trở thành cổ đông chiến lược của Sacombank, ACB, Techcombank....thường

xuyên là tin chính trong các chuyên mục kinh tế trên các phương tiện thông

tin đại chúng.

Trong bối cảnh đó, Ngân hàng thương mại cổ phần các doanh nghiệp

ngoài quốc doanh Việt Nam – VPBank cũng đạt được nhiều thành công đáng

khích lệ: tăng vốn điều lệ từ 198 tỷ lên 310 tỷ đồng, mở rộng mạng lưới hoạt

động, tăng trưởng tốt trong hoạt động huy động vốn cũng như trong hoạt

động tín dụng, lợi nhuận tăng nhanh,...Tuy vậy, trong điều kiện cạnh tranh

ngày càng khốc liệt của thị trường, trong thời gian tới, VPBank cần tiếp tục

nâng cao hiệu quả hoạt động: nâng cao hiệu quả công tác quản trị, nâng cao

chất lượng tín dụng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ,... nhằm nâng cao

năng lực cạnh tranh của mình. Một trong những biện pháp quan trọng là nâng

cao chất lượng phân tích tài chính doanh nghiệp phục vụ cho hoạt động tín

dụng . Thật vậy, chất lượng của phân tích tài chính doanh nghiệp được nâng

cao sẽ làm cơ sở cho VPBank ra những quyết định tín dụng đúng đắn, an

toàn, từ đó nâng cao chất lượng tín dụng của ngân hàng.

Với mong muốn tìm ra những biện pháp nhằm hoàn thiện hơn nữa hoạt

động phân tích tài chính doanh nghiệp tại VPBank, đề tài: “ Nâng cao chất

lượng phân tích tài chính doanh nghiệp trong hoạt động tín dụng tại

Ngân hàng thương mại cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt

Nam” đã được lựa chọn làm luận văn.

Luyện Thanh Hải 1 TCDN 44B

Luận văn tốt nghiệp

Luận văn, ngoài Lời mở đầu và Kết luận, được kết cấu làm 3 chương:

Chương 1 Chất lượng phân tích tài chính doanh nghiệp trong hoạt

động tín dụng của Ngân hàng thương mại.

Chương 2 Thực trạng hoạt động phân tích Tài chính doanh nghiệp

trong hoạt động tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần các doanh nghiệp

ngoài quốc doanh Việt Nam – VPBank.

Chương 3 Giải pháp nâng cao chất lượng phân tích Tài chính doanh

nghiệp trong hoạt động tín dụng tại VPBank.

Luyện Thanh Hải 2 TCDN 44B

Luận văn tốt nghiệp

CHƯƠNG 1

CHẤT LƯỢNG PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP

TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG

THƯƠNG MẠI

1.1. HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.1.1. Khái quát các hoạt động cơ bản của Ngân hàng thương mại

Ngân hàng là một trong những tổ chức tài chính quan trọng nhất của

nền kinh tế, cung cấp các loại hình dịch vụ tài chính đa dạng: huy động tiền

gửi, cho vay, cung cấp dịch vụ thanh toán, chuyển đổi tiền tệ, bảo

lãnh,...Không chỉ đóng vai trò là người thu hút tiền từ trong dân cư để đầư tư,

cho vay đối với các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, nó còn đóng vai trò là

công cụ quan trọng để thực hiện chính sách tiền tệ của Chính phủ nhằm điều

tiết vĩ mô nền kinh tế. Theo chức năng này, ở hầu hết các quốc gia đều có sự

phân chia thành 2 bộ phận: Ngân hàng trung ương và các Ngân hàng thương

mại (NHTM). Hiểu theo nghĩa đơn giản, NHTM là trung gian tài chính mà

một người bình thường thường xuyên giao dịch nhất. Các NHTM được phân

biệt với các tổ chức tài chính khác bởi các dịch vụ tài chính đa dạng mà nó

cung cấp cho nền kinh tế, cho dù trong điều kiện hiện nay, sự lấn sân của các

tổ chức tài chính vào việc cung ứng các dịch vụ ngân hàng đang diễn ra ngày

một mạnh mẽ: NHTM là các tổ chức tài chính cung cấp một danh mục các

dịch vụ tài chính đa dạng nhất, đặc biệt là tín dụng, tiết kiệm, dịch vụ thanh

toán và thực hiện nhiều chức năng tài chính nhất so với bất kỳ một tổ chức

kinh doanh nào trong nền kinh tế.

1

Tuỳ thuộc vào cách thức phân loại mà hệ thống NHTM sẽ được tổ chức

hoạt động theo những mô hình khác nhau: Theo hình thức sở hữu: Ngân hàng

tư nhân, Ngân hàng cổ phần, Ngân hàng quốc doanh, Ngân hàng liên doanh;

1

TS. Phan Thị Thu Hà, 2004, Giáo trình Ngân hàng thương mại.

Luyện Thanh Hải 3 TCDN 44B

Luận văn tốt nghiệp

Theo tính chất hoạt động: Ngân hàng đơn năng, Ngân hàng đa năng, Ngân

hàng bán buôn, Ngân hàng bán lẻ,...Với xu hướng hoạt động trên nhiều lĩnh

vực, nhiều ngành nghề và trên địa bàn rộng lớn, mô hình Ngân hàng đa năng

với mục tiêu cung cấp mọi dịch vụ Ngân hàng cho mọi đối tượng đang là sự

lựa chọn của nhiều Ngân hàng thương mại lớn nhằm đa dạng hóa danh mục

đầu tư, mở rộng địa bàn hoạt động, giảm thiểu rủi ro và tăng cường xây dựng

hình ảnh Ngân hàng mình, tạo vị thế cạnh tranh với các đối thủ. Trong khi đó,

mô hình Ngân hàng bán lẻ với mục tiêu chủ yếu là cung cấp các dịch vụ trực

tiếp cho doanh nghiệp, hộ gia đình và cá nhân với các khoản tín dụng nhỏ

đang là xu hướng lựa chọn của các Ngân hàng nhỏ nhằm chiếm lĩnh một phân

khúc thị trường bị bỏ qua bởi các Ngân hàng lớn.

Từ quá trình huy động vốn từ dân cư, các tổ chức kinh tế, các tổ chức

uỷ thác,... Ngân hàng thương mại sẽ có trong tay một lượng tiền khổng lồ. Số

tiền này sẽ được đầu tư trở lại nền kinh tế : cho vay đối với các tổ chức, cá

nhân để phục vụ quá trình sản xuất, tiêu dùng, thực hiện đầu tư , bảo lãnh, tài

trợ, chiết khấu, kinh doanh ngoại tệ,...Thực hiện các hoạt động này, Ngân

hàng thương mại đã cho ta thấy rõ tính ưu việt của một trung gian tài chính: là

người dẫn vốn từ nơi dư thừa tới nơi có nhu cầu, với chi phí được giảm thiểu

một cách tối đa nhờ vào quy mô lớn cũng như khả năng tiếp cận thông tin có

hiệu quả của đội ngũ nhân viên Ngân hàng.

Từ lịch sử thành lập Ngân hàng, trải qua một quá trình phát triển lâu

dài cho đến nay, rất nhiều dịch vụ mới, hiện đại đã được các NHTM cung cấp

cho nền kinh tế: thanh toán điện tử, Ngân hàng tại nhà (Home banking), Ngân

hàng qua điện thoại (Phone banking),...Tuy vậy, cho đến ngày nay, những

dịch vụ cơ bản mà NHTM cung cấp vẫn không thay đổi so với thời điểm hình

thành ban đầu: Thực hiện đổi tiền, mua bán ngoại tệ, nhận tiền gửi, cho vay,

đầu tư, cung cấp các dịch vụ thanh toán, chiết khấu các giấy tờ có giá, bảo

quản tài sản, tài trợ các hoạt động của Chính phủ,...Việc cung ứng đa dạng

Luyện Thanh Hải 4 TCDN 44B

Luận văn tốt nghiệp

các dịch vụ từ truyền thống đến hiện đại này của NHTM đã góp phần thúc

đẩy các hoạt động thanh toán, tiêu dùng, đầu tư,...từ đó góp phần nâng cao

khả năng vận hành của nền kinh tế.

Rõ ràng, với những hoạt động cơ bản, những chức năng quan trọng

của mình, sự hoạt động có hiệu quả của Ngân hàng thương mại đóng một vai

trò quan trọng trong việc tạo sự ổn định, tăng hiệu quả, cũng như thúc đẩy sự

phát triển bền vững của nền kinh tế. Một trong những yếu tố góp phần quan

trọng đến sự thành công của một Ngân hàng thương mại chính là hoạt động

tín dụng của Ngân hàng thương mại đó.

1.1.2. Hoạt động tín dụng của Ngân hàng thương mại

1.1.2.1. Tín dụng của Ngân hàng thương mại

* Khái niệm

Hoạt động tín dụng được xác định: Cấp tín dụng là việc tổ chức tín

dụng thỏa thuận để khách hàng sử dụng một khoản tiền với nguyên tắc có

hoàn trả bằng các nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bảo lãnh

ngân hàng và các nghiệp vụ khác.2

Khi nói đến hoạt động tín dụng của Ngân hàng thương mại, có thể hiểu

theo nghĩa là việc Ngân hàng cho vay đối với khách hàng, là hoạt động tài trợ

của Ngân hàng cho khách hàng.

* Các hình thức tín dụng của NHTM

Các Ngân hàng thương mại lớn hiện nay đều tổ chức thực hiện đa dạng

các loại hình tín dụng từ cho vay thực hiện đầu tư dự án, cho vay hỗ trợ sản

xuất kinh doanh, bảo lãnh,... cho đến các hình thức tài trợ tiêu dùng như cho

vay thấu chi, cho vay trả góp ,...Việc đa dạng hoá các loại hình tín dụng là

một trong những yếu tố cần thiết để mở rộng tín dụng có hiệu quả, cạnh tranh,

cũng như đảm bảo phân bổ rủi ro cho Ngân hàng. Chính bởi vậy, các loại

2

Luật các Tổ chức tín dụng số 07/1997/QHX

Luyện Thanh Hải 5 TCDN 44B

Luận văn tốt nghiệp

hình tín dụng rất đa dạng và ngày càng đáp ứng được nhu cầu của sản xuất,

kinh doanh, và của đời sống. Việc phân loại các nghiệp vụ tín dụng có thể dựa

trên nhiều tiêu thức khác nhau, tuỳ thuộc vào đặc tính của loại hình, cũng như

vào mục đích quản lý của Ngân hàng.

Phân theo hình thức cấp tín dụng ta có các nghiệp vụ Chiết khấu

thương phiếu, cho vay: thấu chi, cho vay trực tiếp từng lần, cho vay theo hạn

mức, cho vay luân chuyển, cho vay trả góp..., cho thuê tài sản (thuê mua), bảo

lãnh,...

Phân theo hình thức đảm bảo ta có tín dụng tín chấp và tín dụng thế

chấp, trong đó tín dụng tín chấp thường rất hạn chế do nó đòi hỏi uy tín rất

cao của khách hàng để đảm bảo cho việc chi trả của khoản tín dụng được cấp.

Phân theo thời hạn tín dụng ta có tín dụng ngắn hạn, trung và dài hạn

Ngoài ra, việc phân loại tín dụng có thể thực hiện theo nhiều tiêu thức

khác như phân loại tín dụng theo ngành nghề kinh doanh, theo lĩnh vực tài

trợ, theo loại tiền, theo đối tượng được cấp tín dụng,...Việc phân loại tín dụng

rõ ràng như vậy sẽ rất hữu ích cho nhà quản lý trong việc tổ chức vận hành,

điều hành, kiểm soát có hiệu quả các hoạt động tín dụng của Ngân hàng, góp

phần quan trọng vào thành công của Ngân hàng trên thị trường đang cạnh

tranh ngày một khốc liệt.

1.1.2.2. Các nguyên tắc tín dụng Ngân hàng

Để đảm bảo cho khả năng sinh lời, cũng như đảm bảo tính an toàn cho

Ngân hàng, hoạt động tín dụng của Ngân hàng thương mại phải dựa trên một

số nguyên tắc nhất định. Các nguyên tắc này được cụ thể hoá trong các quy

định, quy chế về cho vay, tổ chức hoạt động tín dụng của Ngân hàng Nhà

nước cũng như của chính các Ngân hàng thương mại.

Thứ nhất, khách hàng phải cam kết hoàn trả gốc và lãi với thời hạn

xác định. Nguồn gốc của các khoản tín dụng của Ngân hàng chính là từ các

khoản tiền mà Ngân hàng huy động (vay mượn) từ dân cư, các tổ chức kinh

Luyện Thanh Hải 6 TCDN 44B

Luận văn tốt nghiệp

tế, tổ chức tài chính khác. Vì vậy, để đảm bảo khả năng chi trả khi phát sinh

nhu cầu từ phía người cho vay, cũng như đảm bảo có thể bù đắp chi phí hoạt

động, giữ vững sự ổn định, phát triển, Ngân hàng luôn yêu cầu người nhận tín

dụng phải thực hiện cam kết này.

Thứ hai, khách hàng phải cam kết sử dụng đúng mục đích đã thoả

thuận khoản tín dụng được cấp. Mục đích sứ dụng tín dụng của khách hàng

phải hợp pháp, không bị pháp luật cấm, phù hợp với quy định của Ngân hàng

Nhà nước, cũng như quy định riêng của Ngân hàng cấp tín dụng.

Thứ ba, Ngân hàng tài trợ dựa trên dự án đầu tư, phương án sản xuất

kinh doanh có hiệu quả. Đây là cơ sở để thực hiện nguyên tắc thứ nhất trong

hoạt động tín dụng của Ngân hàng, vì dự án có hiệu quả thì mới có được

nguồn trả nợ tin cậy, đảm bảo cho Ngân hàng. Tuy vậy, việc xác định tính

hiệu quả đôi khi còn khó khăn do không thể dự đoán chính xác các điều kiện

thị trường, vì vậy để đảm bảo cho khoản tín dụng, Ngân hàng có thể yêu cầu

khách hàng cung cấp tài sản đảm bảo, tuỳ theo mức độ đảm bảo của tài sản,

cũng như mức độ rủi ro của dự án, phương án sản xuất kinh doanh.

1.1.2.3. Quy trình tín dụng của Ngân hàng thương mại

Để chuẩn hoá quy trình tiếp xúc, phân tích, giải ngân và thu nợ đối với

khách hàng, các NHTM đặt ra quy trình tín dụng phù hợp với đặc điểm về tổ

chức, quản lý tại chính Ngân hàng của mình. Đây chính là các bước, nội dung

công việc mà cán bộ tín dụng, các phòng ban có liên quan trong Ngân hàng

phải thực hiện khi tài trợ cho khách hàng.

Quy trình tín dụng bao gồm 4 bước cơ bản theo như mô hình được

trình bày sau đây.

Luyện Thanh Hải 7 TCDN 44B

Phân tích

trước khi cấp

tín dụng

Xây dựng và

ký kết hợp

đồng tín dụng

Giải ngân và

kiểm soát

trong khi cấp

tín dụng

Thu nợ hoặc

đưa ra các

phán quyết

tín dụng mới

Luận văn tốt nghiệp

Bước 1 Bước 2 Bước 3 Bước 4

Mô hình 1.1. Quy trình tín dụng của NHTM

 Bước 1: Phân tích trước khi cấp tín dụng

Đây là bước quan trọng nhất, quyết định đến chất lượng của hoạt động

tín dụng tài trợ cho doanh nghiệp. Nội dung chủ yếu là thu thập và xử lý các

thông tin liên quan đến khách hàng như tư cách pháp lý, uy tín, khả năng hoạt

động hiện tại của khách hàng, mục đích và năng lực sử dụng vốn vay, khả

năng tạo ra lợi nhuận cũng như chi trả, và các điều kiện khác có liên quan trực

tiếp hoặc gián tiếp đến hoạt động của doanh nghiệp.

 Bước 2: Xây dựng và kí kết hợp đồng tín dụng

Hợp đồng tín dụng là thoả thuận giữa Ngân hàng và khách hàng, trong

đó cam kết phía Ngân hàng sẽ cấp cho khách hàng một khoản tín dụng nhất

định trong một khoảng thời gian và lãi suất nhất định, với những điều khoản

quy định về quyền lợi và nghĩa vụ của các bên tham gia.

Một hợp đồng tín dụng giữa khách hàng với Ngân hàng sẽ bao gồm

những nội dung như: thông tin về khách hàng, nhu cầu tín dụng của khách,

mục đích sử dụng khoản tín dụng, lãi suất áp dụng, thời hạn của khoản tín

dụng, cũng như các mức phí, các điều kiện về loại đảm bảo, điều kiện giải

ngân, phương thức thanh toán,... và các quy định, điều kiện khác.

Đây là cơ sở để Ngân hàng tiến hành giải ngân và thu hồi nợ theo đúng

tiến độ, cũng như đảm bảo cho những yêu cầu về mặt pháp lý, về mặt an

toàn, về phương diện quản lý.

 Bước 3: Giải ngân và kiểm soát trong khi cấp tín dụng

Sau khi kí kết hợp đồng tín dụng, theo đúng như những cam kết trong

hợp đồng, Ngân hàng sẽ tiến hành giải ngân cho khách hàng. Sau khi giải

Luyện Thanh Hải 8 TCDN 44B

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!