Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
DƯƠNG THỊ THU TRANG
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC
TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP
THÁI NGUYÊN
LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG
NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ
THÁI NGUYÊN - 2020
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
DƯƠNG THỊ THU TRANG
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC
TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP
THÁI NGUYÊN
NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ
Mã số: 8.34.04.10
LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG
Người hướng dẫn khoa học: TS.Bùi Đình HòaTS.BÙI
ĐÌNH HÒA
THÁI NGUYÊN - 2020
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn: “Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
tại trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên” là công trình
nghiên cứu của cá nhân tôi. Luận văn hoàn toàn trung thực và chưa được sử
dụng để bảo vệ một học vị nào. Các thông tin sử dụng trong luận văn được chỉ
rõ nguồn gốc, các tài liệu tham khảo được trích dẫn đầy đủ, mọi sự giúp đỡ
cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn.
Học viên
Dương Thị Thu Trang
ii
LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến giảng viên
hướng dẫn khoa học TS. Bùi Đình Hòa đã tận tình giúp đỡ, chỉ bảo và hướng
dẫn để tác giả có thể hoàn thành tốt đề tài nghiên cứu của mình.
Tác giả cũng xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô giáo Trường Đại học
Kinh tế & Quản trị kinh doanh, đặc biệt là các thầy cô giáo đã dạy dỗ tận tình
giúp các học viên tiếp thu được nhiều kiến thức và kinh nghiệm quý giá cho
bản thân.
Tác giả xin gửi lời cảm ơn đến bạn bè và đồng nghiệp đã giúp đỡ, hỗ
trợ tác giả trong việc thu thập số liệu, tài liệu phục vụ cho việc nghiên cứu.
Và cuối cùng, tác giả cảm ơn gia đình, người thân đã ở bên cạnh động
viên và khích lệ trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu tại trường.
Tác giả
Dương Thị Thu Trang
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................i
LỜI CẢM ƠN..................................................................................................ii
MỤC LỤC.......................................................................................................iii
DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................vii
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1
2. Mục tiêu nghiên cứu...................................................................................... 3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................. 3
4. Ý nghĩa khoa học và những đóng góp của luận văn..................................... 4
5. Kết cấu của luận văn ..................................................................................... 5
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NÂNG CAO
CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC TRONG CÁC TRƯỜNG ĐẠI
HỌC.................................................................................................................. 6
1.1. Cơ sở lý luận về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong các trường
đại học ............................................................................................................... 6
1.1.1 Khái niệm về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong các trường đại
học ..................................................................................................................... 6
1.1.2 Đặc điểm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong các trường Đại học.. 13
1.1.3 Vai trò của nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong các trường Đại
học ................................................................................................................... 14
1.1.4 Nội dung nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong các trường đại học
......................................................................................................................... 16
1.1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong
các trường đại học ........................................................................................... 18
1.2 Cơ sở thực tiễn về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong các trường
đại học ............................................................................................................. 21
1.2.1. Thực tiễn tại một số trường Đại học tại Việt Nam ............................... 21
iv
1.2.2. Bài học kinh nghiệm về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho
trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên...................................... 25
CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................... 27
2.1. Các câu hỏi nghiên cứu............................................................................ 27
2.2. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 27
2.2.1. Phương pháp tiếp cận nghiên cứu và khung phân tích ......................... 27
2.2.2.Thu thập tài liệu ..................................................................................... 28
2.2.3. Phương pháp xử lý và tổng hợp thông tin............................................. 31
2.2.4 Phương pháp phân tích thông tin ........................................................... 31
2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ................................................................... 32
2.3.1 Chỉ tiêu chất lượng nguồn nhân lực của Trường đại học Kỹ thuật Công
nghiệp Thái Nguyên........................................................................................ 32
2.3.2 Chỉ tiêu biểu hiện cơ cấu giảng viên phân theo học hàm học vị ........... 33
2.3.3 Chỉ tiêu đạt chuẩn về tiếng Anh và tin học............................................ 33
2.3.4 Chỉ tiêu về môi trường, điều kiện, phương tiện hỗ trợ giảng dạy.......... 34
2.3.5 Chỉ tiêu phản ánh hoạt động nâng cao chất lượng nguồn nhân lực....... 35
CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN
NHÂN LỰC TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP
THÁI NGUYÊN ............................................................................................ 38
3.1 Tổng quan về Trường Đại học Kỹ thuật công nghiệp Thái Nguyên ........ 38
3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển............................................................ 38
3.1.2 Cơ cấu tổ chức của nhà trường .............................................................. 39
3.1.3 Mục tiêu, chiến lược phát triển của Nhà trường .................................... 46
3.1.4 Những thuận lợi và khó khăn của công tác giảng dạy đại học của nhà
trường đến năm 2025 ...................................................................................... 47
3.2 Thực trạng chất lượng và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại Trường
Đại học Kỹ thuật công nghiệp Thái Nguyên................................................... 50
3.2.1 Thực trạng về chất lượng nguồn nhân lực tại Trường Đại học Kỹ thuật
v
công nghiệp Thái Nguyên ............................................................................... 50
3.2.2 Thực trạng về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại Trường Đại học
Kỹ thuật công nghiệp Thái Nguyên ................................................................ 58
3.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại Trường
ĐH Kỹ thuật công nghiệp Thái Nguyên ......................................................... 68
3.3.1 Các yếu tố khách quan ........................................................................... 68
3.3.2 Các yếu tố chủ quan ............................................................................... 70
3.4 Đánh giá kết quả nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ............................ 72
3.4.1 Kết quả đạt được .................................................................................... 74
3.4.2 Những tồn tại hạn chế và nguyên nhân................................................. 74
CHƯƠNG 4 MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY NÂNG CAO CHẤT
LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT
CÔNG NGHIỆP THÁI NGUYÊN ĐẾN NĂM 2025 ................................. 79
4.1 Quan điểm, phương hướng và mục tiêu nâng cao chất lượng nguồn nhân
lực tại Trường Đại học Kỹ thuật công nghiệp Thái Nguyên .......................... 79
4.1.1 Quan điểm.............................................................................................. 79
4.1.2. Phương hướng....................................................................................... 79
4.1.3. Mục tiêu................................................................................................. 80
4.2 Đề xuất một số giải pháp thúc đẩy nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại
Trường Đại học Kỹ thuật công nghiệp Thái Nguyên đến năm 2025................... 82
4.2.1 Đề xuất một số giải pháp thúc đẩy nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
tại Trường Đại học Kỹ thuật công nghiệp Thái Nguyên ................................ 83
4.2.2 Mối quan hệ giữa các giải pháp ........................................................... 104
4.3. Khảo sát tính cần thiết và tính khả thi của các giải pháp....................... 106
4.3.1 Khảo sát tính cần thiết và tính khả thi của các giải pháp đối với đối với
cán bộ giảng viên........................................................................................... 106
4.3.2 Khảo sát tính cần thiết và tính khả thi của các giải pháp đối với cán bộ
nhân viên ....................................................................................................... 109
vi
KẾT LUẬN.................................................................................................. 113
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................... 115
PHỤ LỤC..................................................................................................... 117
vii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1. Số lượng giảng viên và nhân viên giai đoạn 2016-2019................ 49
Bảng 3.2: Thống kê trình độ chuyên môn của cán bộ giảng dạy và nhân viên
......................................................................................................... 51
Bảng 3.3. Trình độ học vấn của các giảng viên tại khoa, trung tâm............... 52
Bảng 3.4. Nội dung đánh giá năng lực của CBVC......................................... 54
Bảng 3.5 Bảng thống kê số lượng giảng viên đạt chuẩn tiếng Anh................ 60
Bảng 3.6 Bảng thống kê số lượng CBGV được đào tạo hàng năm ................ 61
Bảng 3.7. Hiệu quả hoạt động NCKH cấp cơ sở của các giảng viên ............. 64
Bảng 4.1. Mục tiêu về số lượng CBVC đến năm 2025 .................................. 80
Bảng 4.2 Nội dung bồi dưỡng năng lực cho CBVC đến năm 2025 ............... 82
Bảng 4.3 Bảng trưng cầu ý kiến của cán bộ trong nhà trường đánh giá nhận
thức về sự cần thiết của việc phát triển đội ngũ giảng viên.......... 106
Bảng 4.4 Nhận thức về tính cấp thiết của các giải pháp đã nêu ................... 107
Bảng 4.5 Bảng trưng cầu ý kiến của cán bộ nhà trường về tính khả thi của các
giải pháp........................................................................................ 108
Bảng 4.6 Nhận thức về tính khả thi của các giải pháp.................................. 108
Bảng 4.7 Bảng trưng cầu ý kiến của cán bộ trong nhà trường đánh giá nhận
thức về sự cần thiết của việc phát triển đội ngũ nhân viên........... 110
Bảng 4.8 Nhận thức về tính cấp thiết của các giải pháp đã nêu ................... 110
Bảng 4.9 Bảng trưng cầu ý kiến của cán bộ nhà trường về tính khả thi của các
giải pháp........................................................................................ 111
Bảng 4.10 Nhận thức về tính khả thi của các giải pháp................................ 111
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nguồn nhân lực là tài sản quý báu nhất, quan trọng nhất trong quá trình
phát triển của đơn vị. Nhưng khi nói nguồn nhân lực (NNL) là tài sản quý báu
nhất, quan trọng nhất thì cần phải hiểu đó là những con người có tri thức, sáng
tạo, đầy nhiệt huyết, tận tâm, và có trách nhiệm cho việc đạt tới tầm nhìn, sứ
mạng của một đơn vị chứ không phải con người chung chung. Chất lượng
NNL sẽ quyết định sự thành bại trong cạnh tranh. Điều này càng trở nên bức
bách trong bối cảnh Việt Nam đã gia nhập WTO và chủ động trong quá trình
hội nhập quốc tế. Trong điều kiện toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ và
trong điều kiện của thế giới chuyển từ nền văn minh công nghiệp sang văn
minh tri thức ngày nay, bối cảnh cạnh tranh của thế giới cũng đã và đang thay
đổi. Cạnh tranh NNL chất lượng cao đã và đang là chủ đề quan trọng cho sự
tồn tại, phát triển của các quốc gia cũng như từng tổ chức.
Những năm gần đây việc phát triển giáo dục đại học ở Việt Nam và trên
thế giới đang ngày càng phát triển, muốn tồn tại lâu dài thì phải đối mặt với
mọi thách thức. Giáo dục Đại học hướng tới đào tạo nguồn nhân lực có trình
độ cao để đáp ứng yêu cầu của xã hội. Các trường đại học luôn phải tận dụng
những cơ hội sẵn có của mình và cam kết đáp ứng chất lượng đầu ra đối với
xã hội ngày càng phát triển này. Muốn thực hiện được điều này thì chất lượng
nguồn nhân lực luôn phải được đảm bảo , luôn đóng vai trò quyết định trong
sự phát triển của Nhà trường. Các yếu tố liên quan như cơ sở phục vụ đào tạo,
chương trình đào tạo và đội ngũ giảng dạy.
Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp trải qua 55 năm xây dựng và
phát triển, trường đã trở thành một cơ sở đào tạo nguồn kỹ sư có chất lượng
cao; nghiên cứu khoa học; tư vấn, ứng dụng và chuyển giao công nghệ đáp
ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước và hội nhập quốc tế.
Nhà trường cũng đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng mạnh mẽ của các
2
trường đại học lớn trên cả nước như Đại học Bách Khoa Hà Nội, Đại học Công
nghiệp Hà Nội, Đại học Bách Khoa thành phố Hồ Chí Minh… Do có sự xã hội
hóa và hiện đại hóa về giáo dục yêu cầu về chất lượng đầu ra ngày càng cao, do
vậy để đáp ứng được yêu cầu này nhà trường phải luôn đề ra những mục tiêu
về cơ sở vật chất và chất lượng nhân sự có đáp ứng được hay không? Nâng cao
chất lượng nguồn nhân lực là một vấn đề bức thiết luôn được nhà trường đặt
ra do trình độ của giảng viên và nhân viên còn chưa đáp ứng được các yêu
cầu đào tạo của nhà trường. Các sinh viên ra trường đôi khi còn bị động do
chưa có kiến thức thực tế, chưa đáp ứng được yêu cầu của xã hội.
Vấn đề nguồn nhân lực luôn được nhà trường quan tâm chú trọng trong
thời kỳ phát triển, việc đào tạo các giảng viên có trình độ thạc sỹ và tiến sỹ đã
nâng cao tầm của nhà trường trong việc đào tạo. Đội ngũ giảng viên và nhân
viên của các nhà trường hầu hết có phẩm chất đạo đức và ý thức chính trị tốt,
cơ bản đủ về số lượng và cơ cấu, có năng lực chuyên môn, nghề nghiệp vững
vàng, cơ bản đáp ứng được yêu cầu đào tạo, nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân
tài, góp phần vào thắng lợi của sự nghiệp cách mạng của đất nước.
Tuy nhiên, trước yêu cầu của tình hình mới, đội ngũ cán bộ giảng viên và
nhân viên còn bộc lộ một số bất cập hạn chế. Số lượng, chất lượng giảng viên
có trình độ tiến sĩ còn thấp; trong đó có không ít người đã đạt trình độ tiến sĩ
nhưng còn thiếu năng lực cần thiết. Năng lực nghiên cứu khoa học của giảng
viên còn nhiều hạn chế. Bên cạnh đó, cơ chế, chính sách phát triển đội ngũ
giảng viên và nhân viên chưa đồng bộ và còn bất cập; chưa tạo ra động lực để
đội ngũ giảng viên phấn đấu tự học, nghiên cứu khoa học, tự rèn luyện để
nâng cao năng lực. Những bất cập cơ chế chính sách đối với đội ngũ giảng
viên và nhân viên của nhà trường cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến chất
lượng đào tạo. Công tác đào tạo và phát triển NNL chưa được sự quan tâm
đúng mức, mất cân đối giữa số lượng và chất, giữa các ngành nghề đào tạo,
trình độ chuyên môn nghiệp vụ
3
Nhận thức được tầm quan trọng của NNL và sự cần thiết trong việc nâng
cao chất lượng NNL đối với đơn vị .Xuất phát từ những yêu cầu thực tiễn trên
tác giả chọn đề tài “Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại trường Đại
học Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Nghiên cứu thực trạng công tác nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
của trường đại học Kỹ thuật công nghiệp từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm
phát triển nguồn nhân lực của nhà trường, đáp ứng được yêu cầu chất lượng
đào tạo của đội ngũ giảng viên và yêu cầu xã hội trong những năm tới.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về nâng cao chất
lượng nguồn nhân lực trong các trường đại học.
- Phân tích, đánh giá được thực trạng và xác định các yếu tố tác động
đến nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại Trường Đại học Kỹ thuật
Công nghiệp.
- Đề xuất một số giải pháp thúc đẩy nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
tại trường Đại học Kỹ thuật công nghiệp.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của luận văn là công tác nâng cao chất lượng
nguồn nhân lực giảng dạy và nguồn nhân lực phục vụ tại Trường Đại học Kỹ
thuật công nghiệp Thái Nguyên.
3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung
Luận văn tập trung phân tích, đánh giá công tác nâng cao chất lượng
nguồn nhân lực của trường Đại học Kỹ thuật công nghiệp Thái Nguyên.
Đề xuất một số giải pháp để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại
Trường Đại học Kỹ thuật công nghiệp Thái Nguyên.
4
- Về không gian
Luận văn nghiên cứu chính ở Trường Đại học kỹ thuật Công nghiệp tỉnh
Thái Nguyên.
- Về thời gian
Luận văn nghiên cứu thực tiễn phát triển nguồn nhân lực từ năm 2016-
2019 và đồng thời nêu ra giải pháp đến năm 2025 của nhà trường.
4. Ý nghĩa khoa học và những đóng góp của luận văn.
Luận văn là công trình khoa học có ý nghĩa lý luận và thực tiễn. Trên cơ
sở nghiên cứu khoa học, luận văn có những đóng góp sau:
4.1 Về lý luận
Luận văn hệ thống hóa những vấn đề trong việc nâng cao chất lượng
nguồn nhân lực tại trường đại học Kỹ thuật Công nghiệp, làm cơ sở để đánh
giá về công tác nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại trường Đại học kỹ
thuật công nghiệp Thái Nguyên góp phần làm sáng tỏ thêm quan điểm về
nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nói chung.
4.2 Về thực tiễn
Luận văn đã phân tích được thực trạng công tác nâng cao chất lượng
nguồn nhân lực tại trường Đại học Kỹ thuật công nghiệp: Thực trạng về công
tác đào tạo, cơ sở vật chất giúp cho việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
của nhà trường.
Luận văn đã phân tích được mức độ thực trạng công tác nâng cao chất
lượng nguồn nhân lực tại trường Đại học Kỹ thuật công nghiệp. Những lợi
ích, những thành công và hạn chế của công tác nâng cao chất lượng nguồn
nhân lực tại trường Đại học Kỹ thuật công nghiệp Thái Nguyên.
Luận văn đã xác định và làm rõ các yếu tố có ảnh hưởng tích cực đến
công tác nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại trường Đại học Kỹ thuật
công nghiệp Thái Nguyên. Đề xuất các giải pháp mang tính khả thi nhằm
nâng cao chất lượng nhân lực tại trường Đại học Kỹ thuật công nghiệp Thái