Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nâng cao chất lượng hoạt động theo dõi thực hiện dự án đầu tư sử dụng vốn nhà nước tại bộ xây dựng
MIỄN PHÍ
Số trang
96
Kích thước
541.9 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1502

Nâng cao chất lượng hoạt động theo dõi thực hiện dự án đầu tư sử dụng vốn nhà nước tại bộ xây dựng

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Chuyên đề thực tập chuyên ngành Bộ Xây dựng

LỜI MỞ ĐẦU

* *

* * *

Sau vụ PMU 18, người ta mới nhận ra rằng phương pháp quản lý hiện

tại đã tạo điều kiện cho tham nhũng phát triển. Hoạt động theo dõi đánh giá

cần được tiến hành thường xuyên hơn. Ở Ba Lan, Malaysia và Trung Quốc

người ta cho rằng công tác theo dõi đánh giá sẽ giúp nâng cao tính minh bạch,

và đặc biệt là giảm lãng phí. Mỗi nước mỗi cách và dù theo cách nào đi nữa,

mục tiêu lớn nhất mà các nước đều muốn đạt được, đó là bảo vệ tối đa nguồn

vốn giúp dự án hoàn thành với chất lượng cao nhất.

Qua quá trình thực tập tổng hợp tại Bộ Xây dựng em được biết Vụ Kế

hoạch - Thống kê là cơ quan tham mưu giúp Bộ trưởng quản lý các lĩnh vực

công tác kế hoạch, thống kê, quản lý đầu tư xây dựng. Em thấy rằng công tác

theo dõi thực hiện dự án đầu tư xây dựng tại Bộ Xây dựng là một công tác rất

quan trọng đòi hỏi có phải có những nghiệp vụ chuyên ngành rất phức tạp.

Mặt khác, cùng với sự phát triển của nền kinh tế đất nước thì việc theo dõi sử

dụng vốn là vấn đề sống còn, quyết định sự đi lên của nền kinh tế. Không có

vốn thì không làm gì được, nhưng có vốn mà sử dụng không hiệu quả thì thật

lãng phí.

Qua tìm hiểu thực tế em thấy rằng trong công tác theo dõi thực hiện

dự án đầu tư của Bộ Xây Dựng, bên cạnh rất nhiều thành tựu đã đạt được thì

còn một số vấn đề tồn tại. Với mong muốn được sử dụng những kiến thức đã

học được ở trường vào thực tế, em chọn đề tài nghiên cứu là: ″Nâng cao chất

lượng hoạt động theo dõi thực hiện dự án đầu tư sử dụng vốn Nhà nước tại

Bộ Xây dựng″.

Phùng Thị Minh Phúc Kinh tế phát triển 46 1

Chuyên đề thực tập chuyên ngành Bộ Xây dựng

Qua tìm hiểu về thực trạng công tác theo dõi thực hiện dự án đầu tư

sử dụng vốn Nhà nước tại Bộ Xây dựng, cùng sự giúp đỡ của giáo viên hướng

dẫn và các cán bộ tại Bộ em xin đưa ra một số giải pháp, kiến nghị với mong

muốn hoàn thiện hơn công tác này.

Chuyên đề thực tập chuyên ngành gồm 3 chương:

Chương I: Tổng quan hoạt động theo dõi thực hiện dự án đầu tư sử

dụng vốn Nhà nước

Chương II: Thực trạng công tác theo dõi thực hiện dự án đầu tư sử

dụng vốn Nhà nước tại Bộ Xây dựng

Chương III: Nguyên nhân khó khăn và giải pháp hoàn thiện công tác

theo dõi thực hiện dự án đầu tư tại Bộ Xây dựng

Để có thể hoàn thiện được chuyên đề thực tập chuyên ngành, em đã

nhận được sự chỉ bảo tận tình của Th.S Bùi Đức Tuân. Em xin gửi lời cảm ơn

chân thành và biết ơn sâu sắc tới Th.S Bùi Đức Tuân đã tận tình hướng dẫn

em hoàn thành chuyên đề này!

Em cũng xin chân thành cảm ơn TS Trần Văn Khôi cùng các cô chú

và anh chị trong Bộ Xây dựng đã hướng dẫn nhiệt tình và tạo điều kiện tốt

cho em hoàn thành chuyên đề này!

Sinh viên

Phùng Thị Minh Phúc

Phùng Thị Minh Phúc Kinh tế phát triển 46 2

Chuyên đề thực tập chuyên ngành Bộ Xây dựng

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN HOẠT ĐỘNG THEO DÕI THỰC

HIỆN DỰ ÁN ĐẦU TƯ SỬ DỤNG VỐN NHÀ NƯỚC

I. Khái niệm chung về dự án và theo dõi dự án đầu tư

1. Khái niệm dự án đầu tư

1.1 Khái niệm

Từ bao đời nay, trong cuộc sống hàng ngày ta thường chứng kiến sự hình

thành, tồn tại hay đổ vỡ của nhiều dự án, nhưng sự nhận thức rằng đó là một

dự án thì mới chỉ có được từ những năm 60 trở lại đây. Danh từ ″ Dự án ″ đã

được dùng cho nhiều lĩnh vực và trong các hoạt động khác nhau của nền kinh

tế quốc dân. Chính vì vậy, để đưa ra các cách thức xây dựng, quản lý, theo

dõi, giám sát dự án thì điều trước tiên chúng ta phải thống nhất với nhau thế

nào là một dự án?

Nói về lịch sử hình thành khái niệm dự án thì có rất nhiều các nhà khoa

học cũng như các nhà quản lý dự án đã đưa rất nhiều khái niệm rất khác nhau.

Mỗi một quan niệm nhấn mạnh về một số các khía cạnh của một dự án cùng

các đặc điểm quan trọng của nó trong từng hoàn cảnh cụ thể.

- Nếu xét về hình thức, dự án là tập hợp hồ sơ tài liệu trình bày một

cách chi tiết và có hệ thống một dự kiến đầu tư trong tương lai.

- Nếu xét ở góc độ nội dung, dự án được hiểu là một ý đồ tiến hành

một công việc cụ thể nào đó nhằm đạt mục tiêu xác định trong khuôn khổ

nguồn lực nhất định và khoảng thời gian nhất định.

- Nếu xét ở góc độ kế hoạch, dự án được hiểu là một kế hoạch chi tiết

về đầu tư phát triển, là đơn vị kế hoạch độc lập nhỏ nhất trong hệ thống kế

hoạch hoá, làm cơ sở cho việc ra quyết định về đầu tư phát triển.

- Nếu từ giác độ quan sát các hoạt động cần thiết cho một dự án thì dự

án được hiểu là hàng loạt các hoạt động cần thiết nhằm xác định mục tiêu,

Phùng Thị Minh Phúc Kinh tế phát triển 46 3

Chuyên đề thực tập chuyên ngành Bộ Xây dựng

tiến hành các nghiên cứu khả thi, dự đoán chi phí, hoàn thiện các thủ tục và

thiết kế cuối cùng, cũng như việc lắp đặt và hoàn thiện các điều kiện làm việc.

Một dự án nhất định sẽ bị giới hạn về thời gian, về con người cùng các nguồn

lực khác để hoàn thành mục tiêu đã được xác định.

1.2 Các giai đoạn cơ bản của dự án

- Giai đoạn 1: Giai đoạn thể hiện dự án: Theo dõi các bản thiết kế, kỹ

thuật của dự án. Những thống kê chỉ ra rằng nguyên nhân chính của các sự cố

và khiếm khuyết kỹ thuật chiếm tới trên 60%.

- Giai đoạn 2: Giai đoạn thực hiện dự án: theo dõi việc thực hiện của nhà

thầu về thiết kế kỹ thuật, số lượng và chất lượng công nhân, nguyên vật liệu

xây dựng công trình,…

- Giai đoạn 3: Giai đoạn khai thác dự án: theo dõi về các lĩnh vực như:

quản lý, chăm sóc, bảo trì dự án…

1.3 Phân loại dự án

Tuỳ theo mục đích nghiên cứu mà người ta có thể phân loại dự án theo

các tiêu thức khác nhau.

Bảng 1.1: Phân loại dự án

STT Tiêu thức phân loại Các loại

1.3.1 Phân loại theo tính chất

của dự án

- Dự án sản xuất kinh doanh

- Dự án phát triển kinh tế - xã hội

- Dự án chuyển giao công nghệ

- Dự án nhân đạo

1.3.2 Phân loại theo nguồn - Dự án đầu tư bằng nguồn vốn trong

Phùng Thị Minh Phúc Kinh tế phát triển 46 4

Chuyên đề thực tập chuyên ngành Bộ Xây dựng

vốn đầu tư nước

- Dự án đầu tư sử dụng vốn đầu tư

trực tiếp nước ngoài

- Dự án đầu tư sử dụng vốn ODA

- Dự án đầu tư sử dụng vốn đầu tư

của chính phủ

- Dự án đầu tư sử dụng vốn của khu

vực tư nhân

- Dự án đầu tư sử dụng vốn liên

doanh, cổ phần,…

1.3.3 Phân loại theo ngành,

lĩnh vực đầu tư

- Dự án thuộc ngành công nghiệp

- Dự án thuộc ngành nông nghiệp

- Dự án thuộc ngành lâm nghiệp

- Dự án thuộc ngành kết cấu hạ tầng

- Dự án thuộc ngành dịch vụ

1.3.4 Xét theo thời gian - Dự án ngắn hạn

- Dự án dài hạn

- Dự án trung hạn

1.3.5 Xét theo qui mô - Dự án qui mô lớn.

- Dự án qui mô vừa và nhỏ

1.3.6 Phân loại dự án theo

yêu cầu phân cấp quản

lý của Nhà nước

(xem Phụ lục 1)

- Dự án quan trọng Quốc gia

- Dự án nhóm A

- Dự án nhóm B

- Dự án nhóm C

Phùng Thị Minh Phúc Kinh tế phát triển 46 5

Chuyên đề thực tập chuyên ngành Bộ Xây dựng

Dự án đầu tư xây dựng công trình là tập hợp các đề xuất có liên quan đến

việc bỏ vốn để xây dựng mới, mở rộng hoặc cải tạo những công trình xây

dựng nhằm mục đích phát triển, duy trì, nâng cao chất lượng công trình hoặc

sản phẩm, dịch vụ trong một thời hạn nhất định.

Dự án xây dựng thông thường gồm phần thuyết minh dự án và bản vẽ

thiết kế cơ sở. Đây chính là các căn cứ để triển khai cho bản vẽ thiết kế kỹ

thuật và bản vẽ thi công sau này. Tổng mức đầu tư của dự án chính là giá trị

đầu tư xây dựng của dự án.

2. Đăc trưng của dự án sử dụng vốn Nhà nước

2.1 Các hình thức dự án sử dụng vốn Nhà nước

- Dự án sử dụng vốn Ngân sách nhà nước: Vốn ngân sách nhà nước (bao

gồm vốn trong nước của các cấp ngân sách nhà nước, vốn vay nợ nước ngoài

của Chính phủ và vốn viện trợ của nước ngoài cho Chính phủ, các cấp chính

quyền và các cơ quan nhà nước).

- Dự án sử dụng vốn ODA: Nguồn vốn ODA (viện trợ phát triển chính

thức) là hình thức hỗ trợ của Chính phủ các nước, các tổ chức quốc tế cho các

nước đang phát triển.

- Dự án sử dụng vốn vay ưu đãi từ nước ngoài. Có thể vay với lãi suất

thấp (có thể không lãi suất) hoặc vay với thời gian dài.

- Dự án sử dụng vốn tín dụng Nhà nước: Đối tượng sử dụng vốn tín dụng

đầu tư phát triển của Nhà nước là dự án đầu tư thuộc một số ngành, lĩnh vực

quan trọng, chương trình kinh tế lớn có hiệu quả kinh tế - xã hội, có khả năng

hoàn trả vốn vay.

Dự án vay vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước phải được tổ

chức cho vay thẩm định và chấp thuận phương án tài chính, phương án trả nợ

vốn vay trước khi quyết định đầu tư.

Phùng Thị Minh Phúc Kinh tế phát triển 46 6

Chuyên đề thực tập chuyên ngành Bộ Xây dựng

2.2 Đặc trưng các dự án sử dụng vốn Nhà nước

- Các dự án sử dụng vốn Nhà nước có đặc trưng là thường chú trọng đến

tỷ lệ giải ngân và chất lượng thực hiện dự án. Vì vậy, trong những năm tới,

chúng ta cần phải tập trung nhiều hơn để giải quyết tốt hai vấn đề trên. Việc

phân cấp này đã gắn chặt với trách nhiệm quản lý và theo dõi, giám sát. Bởi

ngay từ khi xây dựng danh mục kêu gọi đầu tư thì cũng đã phải làm sao để

phù hợp với các ưu tiên của Chính phủ Việt Nam và của nhà tài trợ. Ngoài

những tiêu chí như trước đây, danh mục này có hai điểm mới là quy định rõ

nguồn vốn và cơ chế tài chính để thực hiện dự án. Chúng ta đã xác định dự án

đầu tư sử dụng vốn Nhà nước là dự án đầu tư công, vì vậy, cũng phải tuân

theo quy trình theo dõi, quản lý vốn từ nhà nước. Thêm vào đó, trách nhiệm

giữa các đơn vị thực hiện dự án cũng được quy định rõ ràng.

- Một đặc điểm khác của dự án sử dụng vốn Nhà nước là được hưởng các

ưu đãi, đặc biệt là ưu đãi về thuế. Do để thu hút vốn hiệu quả, nhà nước đã áp

dụng đồng bộ nhiều biện pháp. Một trong số đó là áp dụng chính sách thuế ưu

đãi đối với các dự án sử dụng vốn Nhà nước. Đối với những dự án ODA viện

trợ không hoàn lại được miễn hoàn toàn các khoản thuế gián thu. Đối với thuế

trực thu thì việc miễn thuế được thực hiện trên cơ sở quy định tại hiệp định về

viện trợ không hoàn lại. Căn cứ điều kiện, tính chất, đặc điểm của từng dự án

ODA viện trợ không hoàn lại mà Chính phủ Việt Nam sẽ cam kết với nhà tài

trợ việc miễn thuế trực thu tại hiệp định.

3. Theo dõi dự án đầu tư sử dụng vốn Nhà nước

3.1 Hệ thống theo dõi dự án đầu tư sử dụng vốn Nhà nước

Việc thiết kế hệ thống theo dõi thực hiện dự án đầu tư và việc sử dụng

hiệu quả hệ thống này đòi hỏi một khung lập kế hoạch hợp lý, và từ đó có thể

xác định rõ được các mục tiêu dự án, các kết quả dự kiến và các chỉ số xác

Phùng Thị Minh Phúc Kinh tế phát triển 46 7

Chuyên đề thực tập chuyên ngành Bộ Xây dựng

minh tương ứng, cũng như lịch trình thực hiện cụ thể các hoạt động dự án.

Trong trường hợp của một số dự án khung kế hoạch được giới thiệu trong Ma

trận kế hoạch dự án, trong kế hoạch hoạt động dự án dài hạn và hàng năm,

cũng như trong các cuốn tài liệu lập kế hoạch khác như kế hoạch đào tạo dài

hạn và hàng năm.

Một thành phần khác của hệ thống là việc theo dõi ảnh hưởng của hoạt

động dự án đầu tư, được hiểu là đánh giá xem các mục tiêu dự án đã đạt được

ở mức độ nào vào từng thời điểm cụ thể. Ba khía cạnh chính được lưu ý xem

xét trong việc khi theo dõi ảnh hưởng dự án là: Hiệu quả trực tiếp hay gián

tiếp thu được từ việc thực hiện dự án; Phạm vi các hiệu quả này góp phần

hoàn thành các mục tiêu dự án; Những hiệu quả tiêu cực có thể xảy ra.

Các kết quả theo dõi tác động tạo cơ sở nền tảng cho việc đánh giá sự

thành công và sự hữu ích của dự án cũng như các chiến lược thực hiện đã

được lựa chọn. Việc xây dựng rõ ràng các mục tiêu hoạt động theo các sự

kiện lập kế hoạch trong các hoạt động của dự án không chỉ xác định được

những tác động dự án theo mong đợi, mà về lý tưởng đưa thêm những thông

tin chi tiết hơn bổ xung cho các tác động nhất định được dự đoán, ví dụ như

giữa các nhóm dân cư, các vùng cụ thể hay các khu vực sinh thái, vv…

Việc theo dõi tác động được thiết kế để đánh giá càng nhiều càng tốt các

kết quả của dự án theo các khía cạnh khác nhau. Bước lập kế hoạch dự án hay

công việc gần đây nhất khi thiết kế hệ thống theo dõi và đánh giá là việc xây

dựng các chỉ số xác minh mục tiêu, mà các chỉ số này có thể mang ra so sánh

được và là những gì đã được cập nhật thường xuyên bằng những nguồn lực

sẵn có của Dự án. Các tác động theo mong đợi thường không thể thấy bằng

mắt được. Đối với những trường hợp như dự án về nâng cao mức sống người

nghèo hay giữ gìn tài nguyên thiên nhiên thì việc theo dõi tác động đỏi hỏi

việc thiết lập các chỉ số xác minh điển hình và có thể xác định đại diện về số

Phùng Thị Minh Phúc Kinh tế phát triển 46 8

Chuyên đề thực tập chuyên ngành Bộ Xây dựng

lượng và có thể được duy trì cùng với những nguồn lực sẵn có của dự án.

Những ví dụ đại diện về điều kiện sinh sống có lẽ là thu nhập của hộ gia đình,

nếu như những dữ liệu tương ứng có thể được tiếp cận một cách đầy đủ, hoặc

sự tiếp cận thực tế của các hộ gia đình với các dịch vụ kinh tế và xã hội cũng

như về cơ sở hạ tầng, vv.

Ngoài ra, còn phải xây dựng hệ thống theo dõi các vấn đề liên quan để

theo dõi các hoạt động và tác động dự án có liên quan đến các khía cạnh khác.

Mục đích chính ở đây là nhìn nhận ra càng sớm càng tốt những thay đổi chính

về những tác động bên ngoài đó, mà theo nhận định thì điều này ảnh hưởng

một cách có ý nghĩa vào việc thực hiện thành công các hoạt động dự án và các

tác động mong đợi. Những ảnh hưởng như vậy có lẽ tích cực hoặc tiêu cực.

Xây dựng và đề xuất những điều chỉnh cần thiết trong kế hoạch dự án, đảm

bảo rằng các mục tiêu dự án có thể được thực hiện. Để có sẵn các thông tin

thu thập được từ hệ thống theo dõi, đánh giá và cung cấp cho ban quản lý dự

án cũng như các bên tham gia và hưởng lợi thì quy trình soạn thảo dữ liệu có

hệ thống cần theo khuôn mẫu hệ thống báo cáo. Khi thiết kế một hệ thống báo

cáo như vậy, những yêu cầu thông tin cụ thể của các bên tham gia và hưởng

lợi cần được xem xét để có thể thực hiện việc tổng hợp hay phân tách dữ liệu

tương ứng. Các bên tham gia và hưởng lợi trong bối cảnh này là đại diện của

các nhóm mục tiêu, các đơn vị thực hiện dự án các cấp, các thành viên trong

đội ngũ cán bộ dự án, ban quản lý dự án, các đoàn đánh giá, các tổ chức tài

trợ, các nhà thầu, vv. Sau khi các nguyên tắc và chức năng đã được mô tả, hệ

thống theo dõi dự án đã được xây dựng cùng với các cán bộ dự án, các bên

tham gia và hưởng lợi, cùng với sự lưu ý tới các yêu cầu cụ thể và các nguồn

lực sẵn có của dự án.

Phùng Thị Minh Phúc Kinh tế phát triển 46 9

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!