Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã tại huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
BÙI ĐỨC MÙI
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ,
CÔNG CHỨC CẤP XÃ TẠI HUYỆN MƯỜNG ẢNG,
TỈNH ĐIỆN BIÊN
LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG
NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ
THÁI NGUYÊN - 2020
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
BÙI ĐỨC MÙI
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ,
CÔNG CHỨC CẤP XÃ TẠI HUYỆN MƯỜNG ẢNG,
TỈNH ĐIỆN BIÊN
NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ
Mã số: 8.34.04.10
LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG
Người hướng dẫn khoa học: TS. TẠ THỊ THANH HUYỀN
THÁI NGUYÊN - 2020
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả đã nêu trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng, trung thực, xuất
phát từ tình hình thực tế của huyện Mường Ảng.
Thái Nguyên, ngày …. tháng … năm 2020
Tác giả luận văn
Bùi Đức Mùi
ii
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu,
Khoa sau đại học, cùng các thầy, cô giáo trong trường Đại học kinh tế và
Quản trị Kinh doanh Thái Nguyên đã tận tình giúp đỡ, tạo mọi điều kiện cho
tôi trong quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Tạ Thị Thanh Huyền
- Người đã trực tiếp hướng dẫn đã tận tình và đóng góp nhiều ý kiến quý báu,
giúp đỡ tác giả hoàn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn đến Ban lãnh đạo, Phòng Nội vụ thuộc Ủy
ban nhân dân huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên, các cán bộ, công chức cấp
xã huyện Mường Ảng đã cung cấp số liệu, giúp tôi hoàn thành các phiếu điều
tra, tìm hiểu tình hình của đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã tại huyện.
Xin trân trọng cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày …. tháng…. năm 2020
Tác giả luận văn
Bùi Đức Mùi
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................i
LỜI CẢM ƠN..................................................................................................ii
MỤC LỤC.......................................................................................................iii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT........................................................................vii
DANH MỤC BẢNG BIỂU..........................................................................viii
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1
2. Mục tiêu nghiên cứu...................................................................................... 3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................. 3
4. Đóng góp của luận văn.................................................................................. 4
5. Kết cấu của luận văn ..................................................................................... 4
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NÂNG CAO CHẤT
LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP XÃ.............................. 5
1.1. Cơ sở lý luận về nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã . 5
1.1.1. Một số khái niệm cơ bản......................................................................... 5
1.1.2. Đặc điểm, vai trò của nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức
cấp xã............................................................................................................... 11
1.1.3. Nội dung nâng cao chất lượng, các tiêu chí đánh giá chất lượng đội ngũ
công chức cấp xã ............................................................................................. 14
1.1.4. Những yếu tố ảnh hưởng đến nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công
chức cấp xã...................................................................................................... 26
1.2. Cơ sở thực tiễn về nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã
......................................................................................................................... 29
1.2.1. Kinh nghiệm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã của
một số địa phương........................................................................................... 29
1.2.2. Bài học kinh nghiệm cho huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên ............. 34
Chương 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................ 36
iv
2.1. Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................. 36
2.2. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 36
2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp................................................... 36
2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp..................................................... 36
2.2.3. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu................................................ 37
2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ................................................................... 39
2.3.1. Nhóm chỉ tiêu về chất lượng xã hội của cán bộ (thể lực, trí lực, tâm lực)
......................................................................................................................... 39
2.3.2. Nhóm chỉ tiêu về tính năng động xã hội của cán bộ (Kỹ năng nghề
nghiệp, khả năng thích ứng và phát triển, đạo đức nghề nghiệp) ................... 41
Chương 3: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG
CHỨC CẤP XÃ TẠI HUYỆN MƯỜNG ẢNG, TỈNH ĐIỆN BIÊN....... 43
3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Mường Ảng.......................... 43
3.1.1. Điều kiện tự nhiên................................................................................. 43
3.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội...................................................................... 44
3.1.3. Đặc điểm quốc phòng, an ninh.............................................................. 45
3.2. Thực trạng chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã tại huyện
Mường Ảng, tỉnh Điện Biên ........................................................................... 46
3.2.1. Thực trạng tổ chức bộ máy cấp xã ........................................................ 46
3.2.2. Về số lượng cán bộ, công chức cấp xã ................................................... 46
3.2.3. Về cơ cấu cán bộ, công chức cấp xã ..................................................... 47
3.2.4. Về chất lượng cán bộ, công chức cấp xã. ............................................. 50
3.3. Thực trạng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã tại
huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên................................................................. 68
3.3.1. Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, viên chức .................................... 68
3.3.2. Công tác Quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp xã .......................... 72
3.3.3. Công tác tuyển dụng công chức cấp xã: ............................................... 75
3.3.4. Công tác sử dụng đội ngũ cán bộ, công chức ....................................... 77
v
3.3.5. Công tác đánh giá đội ngũ cán bộ, công chức ...................................... 80
3.3.6. Công tác kiểm tra, giám sát................................................................... 83
3.4. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ,
công chức cấp xã tại huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên............................... 84
3.4.1. Các yếu tố khách quan .......................................................................... 84
3.4.2. Các yếu tố chủ quan .............................................................................. 87
3.5. Đánh giá chung chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã tại huyện
Mường Ảng, tỉnh Điện Biên ........................................................................... 90
3.5.1. Những ưu điểm...................................................................................... 90
3.5.2. Những tồn tại, hạn chế .......................................................................... 93
3.5.3. Nguyên nhân của hạn chế ..................................................................... 95
Chương 4: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÁN BỘ, CÔNG
CHỨC CẤP XÃ TẠI HUYỆN MƯỜNG ẢNG, TỈNH ĐIỆN BIÊN....... 98
4.1. Quan điểm, định hướng và mục tiêu nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ,
công chức cấp xã tại huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên............................... 98
4.1.1. Quan điểm ............................................................................................. 98
4.1.2. Mục tiêu................................................................................................. 99
4.1.3. Phương hướng ..................................................................................... 100
4.2. Các giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã tại
huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên............................................................... 104
4.2.1. Giải pháp hoàn thiện công tác quy hoạch cán bộ, công chức ............. 104
4.2.2. Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng và giáo dục rèn luyện, nâng cao
tinh thần trách nhiệm cho cán bộ, công chức cấp xã .................................... 108
4.2.3. Giải pháp nâng cao công tác tuyển dụng cán bộ, công chức .............. 110
4.2.4. Giải pháp hoàn thiện công tác sử dụng cán bộ, công chức................. 111
4.2.5. Giải pháp hoàn thiện công tác đánh giá cán bộ, công chức................ 114
4.2.6. Tăng cường sự lãnh đạo chỉ đạo công tác kiểm tra, giám sát............. 116
4.2.7. Đổi mới hệ thống chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức cấp xã
vi
....................................................................................................................... 117
4.2.8. Nâng cao thể lực cho đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã .................... 118
4.2.9. Tăng cương công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho đội ngũ cán bộ,
công chức cấp xã ........................................................................................... 118
4.3. Kiến nghị................................................................................................ 121
4.3.1. Đối với Đảng, Chính phủ và các bộ, ngành Trung ương.................... 121
4.3.2. Đối với Tỉnh ủy, UBND tỉnh Điện Biên............................................. 121
4.3.3. Đối với Huyện ủy, UBND huyện Mường Ảng................................... 121
KẾT LUẬN.................................................................................................. 123
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................... 125
PHỤ LỤC..................................................................................................... 129
vii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
CBCC Cán bộ, công chức
CC Công chức
CNH - HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
CT-XH Chính trị - Xã hội
HTCT Hệ thống chính trị
KT – XH Kinh tế - xã hội
HĐND Hội đồng nhân dân
UBND Uỷ ban nhân dân
TH Tiểu học
THCS Trung học cơ sở
THPT Trung học phổ thông
TC Trung cấp
CĐ Cao đẳng
ĐH Đại học
CBCT Cán bộ chuyên trách
viii
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Thang đo Likert .............................................................................. 37
Bảng 3.1: Dân số và lao động huyện Mường Ảng từ năm 2016 đến năm 2018
......................................................................................................... 44
Bảng 3.2: Số lượng đội ngũ CBCC năm 2016 - 2018...................................... 46
Bảng 3.3 Cơ cấu về giới tính, dân tộc, độ tuổi CBCC năm 2016 - 2018......... 47
Biểu 3.4. Kết quả khám sức khỏe định kỳ hàng năm từ 2016 - 2018............. 51
Bảng 3. 5. Cơ cấu trình độ văn hóa của CBCC cấp xã ................................... 52
Bảng 3.6. Trình độ chuyên môn CBCC cấp xã............................................... 54
Bảng 3.7. Trình độ Lý luận chính trị và quản lý nhà nước CBCC cấp xã...... 56
Bảng 3.8. Trình độ tin học, ngoại ngữ, tiếng dân tộc CBCC cấp xã .............. 58
Bảng 3.9. Bảng tổng hợp về kỹ năng thực hiện công việc đội ngũ cán bộ, công
chức cấp xã...................................................................................... 59
Bảng 3.10. Đánh giá của cán bộ lãnh đạo, quản lý về phẩm chất, đạo đức, lối
sống đối với đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã .............................. 62
Bảng 3.11. Đánh giá thông qua sự hài lòng của đối tượng được phục vụ khi
đến làm việc tại các xã, thị trấn ...................................................... 66
Bảng 3.12. Đánh giá mức độ tín nhiệm của người dân khi đến làm việc tại các
xã, thị trấn ....................................................................................... 68
Bảng 3.13. Kết quả công tác đào tạo, bồi dưỡng từ năm 2016-2018 ............. 71
Bảng 3.14. Kết quả công tác quy hoạch từ năm 2016 – 2018 ........................ 74
Bảng 3.15. Kết quả tuyển dụng CBCC cấp xã 2016-2018 ............................. 77
Bảng 3.16 Kết quả khảo sát đánh giá hoạt động sử dụng CBCC cấp xã giai
đoạn 2016 – 2018............................................................................ 79
Bảng 3.17. Kết quả đánh giá, phân loại CBCC 2016 – 2018 ......................... 82
Bảng 3.18. Kết quả về công tác kiểm tra, giám sát CBCC cấp xã qua 3 năm
2016, 2017, 2018............................................................................. 83
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cán bộ, công chức có vai trò đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp cách
mạng. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng khẳng định: “Cán bộ là cái gốc của mọi
công việc”; “công việc thành công hoặc thất bại đều do cán bộ tốt hay kém” .
Kết luận số 37-KL/TW ngày 02/02/2009 của Hội nghị Trung ương 9 khóa X
về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Chiến lược cán bộ từ nay đến năm 2020 khẳng
định: “Cán bộ là nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng, là khâu then
chốt trong công tác xây dựng đảng”. Nghị quyết Hội nghị Trung ương 7 khóa
XII khẳng định: “Cán bộ là nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng;
công tác cán bộ là khâu “then chốt” của công tác xây dựng Đảng”.
Theo Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015, xã, thị trấn là
đơn vị hành chính cơ sở ở nông thôn, đô thị. Đây là đơn vị hành chính giữ
một vị trí quan trọng, là nơi nhân dân sinh sống, nơi trực tiếp diễn ra mọi hoạt
động của đời sống xã hội. Đặc biệt, xã là nơi trực tiếp vận động nhân dân ở
nông thôn thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật
của Nhà nước, nhiệm vụ cấp trên giao; phát huy sức mạnh đại đoàn kết và
quyền làm chủ của nhân dân; là cầu nối liền giữa Đảng, Nhà nước với nhân
dân, tạo sức mạnh tổng hợp thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị ở địa
phương; là nơi cung cấp những kinh nghiệm thực tiễn, phát hiện, kiến nghị
góp phần tích cực vào việc điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện đường lối, chủ
trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; là nơi cung cấp cán bộ
cho hệ thống chính trị (HTCT) huyện. Do đó, Đảng và Nhà nước ta rất quan
tâm xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức (CB, CC) cơ sở. Nghị quyết Hội
nghị Trung ương 5 (khóa IX) đã chỉ rõ: “Xây dựng đội ngũ cán bộ ở cơ sở có
năng lực tổ chức và vận động nhân dân thực hiện đường lối của Đảng, pháp
luật của Nhà nước, công tâm, thạo việc, tận tụy với dân, biết phát huy sức
dân, không tham nhũng, ức hiếp dân”.
Mường Ảng là một trong 62 huyện nghèo của cả nước. Huyện được
2
chia tách, thành lập từ huyện Tuần Giáo cũ theo Nghị định 135/2006/NĐ-CP,
ngày 14/11/2006 của Chính phủ và chính thức đi vào hoạt động từ ngày
01/4/2007. Là huyện miền núi nằm ở phía Đông của tỉnh Điện Biên; phía
Đông giáp huyện Tuần Giáo, phía Tây giáp huyện Điện Biên, phía Nam giáp
huyện Tuận Châu (tỉnh Sơn La) và huyện Điện Biên Đông, phía Bác giáp với
huyện Tuần Giáo và huyện Mường Trà. Hiện nay huyện Mường Ảng có 09
xã, 01 thị trấn. Trong những năm qua, thực hiện các chủ trương, nghị quyết
của Đảng, chính sách, pháp luật Nhà nước, các quy định, hướng dẫn của
Trung ương về công tác cán bộ, Ban Thường vụ Huyện ủy, Ủy ban nhân dân
(UBND) huyện Mường Ảng đã ban hành nhiều văn bản và tiến hành nhiều
biện pháp xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cơ sở,
trong đó có đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã. Nhờ vậy, chất lượng đội ngũ
cán bộ, công chức cấp xã trong huyện đã có nhiều chuyển biến tích cực, từng
bước đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị của địa phương, cơ sở.
Tuy nhiên, chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã còn nhiều mặt
chưa ngang tầm với yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa
(CNH, HĐH) đất nước, xây dựng nông thôn mới ở địa phương và hội nhập
quốc tế. Đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã còn có sự hụt hẫng, chưa hợp lý về
cơ cấu, nhất là cơ cấu độ tuổi, cơ cấu giới tính, cơ cấu dân tộc và cơ cấu trình
độ. Nhiều cán bộ, công chức cấp xã chưa đạt chuẩn về trình độ, nhất là cán bộ
là người dân tộc thiểu số. Tình trạng bố trí cán bộ chưa đúng ngành nghề đào
tạo, chưa đúng với quy hoạch còn diễn ra ở nhiều xã. Một bộ phận không nhỏ
cán bộ, công chức cấp xã hạn chế về một số mặt, có biểu hiện suy thoái về tư
tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, làm việc cầm chừng nhưng khó khăn trong
giải quyết chính sách “đầu ra”, nên ảnh hưởng đến biên chế chung của cấp ủy
chính quyền cấp xã. Mặt khác, tỉnh, huyện chưa có cơ chế đào tạo, giới thiệu
ứng cử, bổ nhiệm, tuyển dụng phù hợp và biên chế dự phòng để đào tạo thay
thế cán bộ. Chế độ tiền lương, phụ cấp đối với cán bộ, công chức cấp xã còn
3
chưa thật hợp lý. Điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị làm việc ở xã, thị trấn
còn thiếu thốn, chưa đồng bộ, lạc hậu, chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.
Xuất phát từ thực trạng nêu trên và yêu cầu xây dựng đội ngũ cán bộ,
công chức cấp xã ở huyện Mường Ảng trong giai đoạn tới, tác giả lựa chọn
nghiên cứu đề tài“Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã
tại huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên” làm đề tài luận văn thạc sĩ Quản lý
Kinh tế.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu thực trạng chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã tại
huyện Mường Ảng, từ đó đánh giá những mặt còn hạn chế và đưa ra các giải
pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã tại huyện
Mường Ảng trong những năm tiếp theo.
Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về nâng cao chất lượng đội
ngũ cán bộ, công chức cấp xã;
- Phân tích, đánh giá thực trạng chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức
cấp xã tại huyện Mường Ảng;
- Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến nâng cao chất lượng đội ngũ cán
bộ, công chức cấp xã tại huyện Mường Ảng;
- Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ,công
chức cấp xã tại huyện Mường Ảng.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu chất lượng cán bộ, công chức cấp xã (gồm các
chức vụ và các chức danh được quy định tại khoản 2, khoản 3, Điều 61 Luật
CBCC năm 2008).
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Luận văn được nghiên cứu tại các xã, thị trấn của
huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên.
4
- Về thời gian: Luận văn tập trung nghiên cứu số liệu thứ cấp từ năm
2016-2018, số liệu sơ cấp được điều tra năm 2019
- Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu chất lượng đội ngũ cán bộ,
công chức cấp xã bao gồm các nội dung chính: nâng cao thể lực, nâng cao
tâm lực, nâng cao trí lực của đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã tại huyện
Mường Ảng, tỉnh Điện Biên
4. Đóng góp của luận văn
Về lý luận: Luận văn hệ thống hoá cơ sở lý luận về nâng cao đội ngũ
cán bộ, công chức cấp xã. Các vấn đề liên quan khái niệm, đặc điểm, vai trò,
nội dung, các nhân tố ảnh hưởng đến nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ,
công chức cấp xã đã được hệ thống một cách đầy đủ, toàn diện và khoa học.
Về thực tiễn: Luận văn phân tích, đánh giá thực trạng chất lượng đội
ngũ cán bộ, công chức chức cấp xã tại huyện Mường Ảng. Đồng thời, đánh
giá kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế về chất
lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã tại huyện Mường Ảng để từ đó đề
xuất giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã trong
giai đoạn từ nay đến năm 2025.
5. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu và kết luận, phụ lục, luận văn được kết cấu thành 4
chương như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về nâng cao chất lượng đội ngũ
cán bộ, công chức cấp xã.
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Thực trạng chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã tại
huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên.
Chương 4: Giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức
cấp xã tại huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên.