Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Cấp Huyện Tại Huyện Chương Mỹ Thành Phố Hà Nội
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
NGUYỄN VĂN HƯNG
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CẤP
HUYỆN TẠI HUYỆN CHƯƠNG MỸ,
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ
MÃ SỐ: 8310110
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. BÙI THỊ MINH NGUYỆT
Hà Nội, 2021
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong
bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác.
Nếu nội dung nghiên cứu của tôi trùng lặp với bất kỳ công trình nghiên
cứu nào đã công bố, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm và tuân thủ kết luận
đánh giá luận văn của Hội đồng khoa học.
Hà Nội , ngày tháng năm 2021
Tác giả
Nguyễn Văn Hưng
ii
LỜI CẢM ƠN
Sau thời gian học tập, nghiên cứu, Để hoàn thành luận văn này tôi xin
bày tỏ sự kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc tới:
Giảng viên hướng dẫn khoa học: TS. Bùi Thị Minh Nguyệt
Tôi xin trân trọng cảm ơn sự góp ý quý báu của các Thầy, Cô Trường
Đại học Lâm nghiệp đã chỉ bảo, hướng dẫn và giúp đỡ tận tình trong quá trình
tôi thực hiện và hoàn thành luận văn này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Phòng ban chuyên môn và UBND huyện
Chương Mỹ giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập số liệu, thông tin trong quá
trình thực hiện luận văn trên địa bàn công ty.
Tôi xin cảm ơn sự giúp đỡ của Lãnh đạo, đồng nghiệp cơ quan và gia
đình, bạn bè đã luôn quan tâm, động viên và tạo điều kiện cho tôi trong quá
trình thực hiện.
Do thời gian quá trình nghiên cứu có hạn, luận văn của tôi không tránh
khỏi thiếu sót và sơ xuất. Tôi rất mong nhân được sự đóng góp của các quý
thầy, cô giáo để luận văn của tôi được hoàn thiện hơn.
Xin chân trọng cảm ơn!
Tác giả
Nguyễn Văn Hưng
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................i
LỜI CẢM ƠN..................................................................................................ii
MỤC LỤC.......................................................................................................iii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT ..............................vi
DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................vii
DANH MỤC CÁC HÌNH.............................................................................vii
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHẤT LƯỢNG ĐỘI
NGŨ CÁN BỘ CẤP HUYỆN......................................................................... 5
1.1. Cơ sở lý luận về chất lượng đội ngũ cán bộ cấp huyện.......................... 5
1.1.1. Một số khái niệm............................................................................... 5
1.1.2. Đặc điểm, vai trò của cán bộ cấp huyện .......................................... 6
1.1.3. Chất lượng và các tiêu chí đánh giá chất lượng đội ngũ cán bộ cấp
huyện ........................................................................................................... 9
1.1.4. Các nội dung nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ cấp huyện...... 20
1.1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ
cấp huyện.................................................................................................. 24
1.2. Cơ sở thực tiễn về nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ cấp huyện ..... 33
1.2.1. Kinh nghiệm nâng cao chất lượng cán bộ cấp huyện của tỉnh Bến
Tre............................................................................................................. 33
1.2.2. Kinh nghiệm của huyện Đầm Hà, Quảng Ninh.............................. 34
1.2.3. Bài học kinh nghiệm có thể áp dụng cho huyện Chương Mỹ......... 38
Chương 2. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN HUYỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU............................................................................................... 40
2.1. Đặc điểm cơ bản của địa bàn nghiên cứu ............................................. 40
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên........................................................................... 40
iv
2.1.2. Đánh giá chung về đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của
huyện ......................................................................................................... 46
2.2. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 47
2.2.1. Phương pháp chọn đối tượng khảo sát........................................... 47
2.2.2. Phương pháp thu thập thông tin.................................................... 47
2.2.3. Phương pháp xử lý, phân tích số liệu............................................. 48
2.2.4. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu.......................................................... 49
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN........................ 50
3.1. Thực trạng chất lượng đội ngũ cán bộ cấp huyện huyện Chương Mỹ . 50
3.1.1. Về số lượng và cơ cấu..................................................................... 50
3.1.2. Thực trạng chất lượng đội ngũ cán bộ cấp huyện tại huyện Chương
Mỹ ............................................................................................................. 51
3.2. Thực trạng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ cấp huyện huyện
Chương Mỹ .................................................................................................. 61
3.2.1. Nâng cao về tâm lực ....................................................................... 62
3.2.2. Nâng cao về trí lực ......................................................................... 63
3.2.3. Nâng cao về thể lực ........................................................................ 64
3.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ cấp
huyện tại huyện Chương Mỹ ....................................................................... 64
3.3.1. Công tác đào tạo, bồi dưỡng .......................................................... 64
3.3.2. Cơ chế tuyển dụng, bổ nhiệm và bố trí, sử dụng............................ 67
3.3.3. Chính sách đãi ngộ, tạo động lực làm việc .................................... 69
3.3.4. Công tác đánh giá, xếp loại............................................................ 71
3.3.5. Công tác kiểm tra, giám sát............................................................ 73
3.3.6. Trang thiết bị và điều kiện làm việc ............................................... 74
3.4. Đánh giá chung về chất lượng cán bộ cấp huyện tại huyện Chương Mỹ
...................................................................................................................... 75
v
3.4.1. Ưu điểm........................................................................................... 75
3.4.2. Những hạn chế và nguyên nhân ..................................................... 78
3.5. Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ cấp huyện tại
huyện Chương Mỹ ....................................................................................... 81
3.5.1. Mục tiêu và quan điểm đề xuất giải pháp....................................... 81
3.5.2. Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ cấp huyện tại
huyện Chương Mỹ..................................................................................... 82
KẾT LUẬN …………………………..…………………………………… 97
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 99
PHỤ LỤC
vi
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
TT Từ viết tắt Viết đầy đủ
1 CB Cán bộ
2 CB & CTCB Cán bộ và công tác cán bộ
3 CBCC Cán bộ công chức
4 CNXH Chủ nghĩa xã hội
5 CNH - HĐH Công nghiệp hóa - hiện đại hóa
6 ĐNCB Đội ngũ cán bộ
7 NCKH Nghiên cứu khoa học
8 TSVM Trong sạch vững mạnh
9 UBND Ủy ban nhân dân
10 VMTD Vững mạnh toàn diện
11 XHCN Xã hội chủ nghĩa
vii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1: Cơ cấu theo giới tính và độ tuổi của đội ngũ cán bộ cấp huyện .... 50
Bảng 3.2: Thực trạng trình độ văn hóa, chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ
huyện Chương Mỹ giai đoạn 2018-2020 ........................................................ 52
Bảng 3.3: Trình độ lý luận chính trị đội ngũ cán bộ cấp huyện huyện Chương
Mỹ ................................................................................................................... 52
Bảng 3.4: Về Trình độ quản lý nhà nước, trình độ tin học, ngoại ngữ của cán
bộ cấp huyện huyện Chương Mỹ.................................................................... 53
Bảng 3.5: Đánh giá của nhân dân và CBCC về uy tín trong công tác và năng
lực tổ chức quản lý công việc của đội ngũ CB cấp huyện tại huyện Chương
Mỹ (N=120)..................................................................................................... 55
Bảng 3.6: Đánh giá của người dân và CBCC đối với thái độ của CB cấp
huyện, huyện Chương Mỹ............................................................................... 57
Bảng 3.7: Đánh giá của người dân và CBCC đối với khả năng giải quyết đúng
và chính xác yêu cầu của CBCC..................................................................... 58
Bảng 3.8: Đánh giá của người dân và CBCC đối mức độ đáp ứng công việc
chuyên môn của CBCC................................................................................... 60
Bảng 3.9: Kết quả đánh giá, phân loại CBCC ................................................ 61
Bảng 3.10: Thống kê CBCC được cử đi đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ
chuyên môn trong những năm qua tại huyện Chương Mỹ ............................. 65
Bảng 3.11: Đánh giá của CBCC trong vấn đề đào tạo và bồi dưỡng có đúng
người và thời điểm .......................................................................................... 66
Bảng 3.12: Đánh giá của CBCC về mức lương có đảm bảo nhu cầu cuộc sống
......................................................................................................................... 70
Bảng 3.13: Mức độ hài lòng của CBCC đối với trang thiết bị và phương tiện
làm việc tại cơ quan ........................................................................................ 75
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1. Bản đồ hành chính huyện Chương Mỹ ........................................... 40
1
MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Cán bộ, công chức cấp huyện là người có chức vụ, nắm giữ các vị trí
quan trọng, có ảnh hưởng lớn đến hoạt động của tổ chức bộ máy, làm nòng
cốt trong các tổ chức thuộc hệ thống bộ máy của một cấp nhất định; người
được giao đảm đương các nhiệm vụ quan trọng để lãnh đạo, quản lý, điều
hành bộ máy, có vai trò tham gia định hướng lớn, điều khiển hoạt động của bộ
máy thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao; chịu trách nhiệm trước cấp
trên và cấp mình về lĩnh vực công tác được giao.
Nhận thức rõ tầm quan trọng, vai trò có ý nghĩa quyết định của đội ngũ
cán bộ cấp huyện đối với việc thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế, văn hóa,
xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng ở địa phương, Thành ủy Hà Nội đã chỉ
đạo nghiêm túc thực hiện quan điểm, nguyên tắc, chỉ thị, nghị quyết, kết luận
của Đảng về xây dựng đội ngũ cán bộ, ban hành các chương trình hành động
về nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức đảng các cấp, về đổi
mới công tác cán bộ và các chương trình hành động tăng cường sự lãnh đạo,
chỉ đạo của Đảng bộ thành phố đối với các tổ chức của hệ thống chính trị.
Huyện Chương Mỹ nằm ở phía Tây thành phố Hà Nội, cách Trung tâm
thành phố khoảng 20km. Là huyện nằm trong vùng chuyển tiếp giữa miền núi
và đồng bằng, có hai tuyến giao thông trọng yếu chạy qua là Đường 6 và
đường Hồ Chí Minh nên có nhiều lợi thế trong phát triển đô thị và công
nghiệp. Trong những năm qua, huyện Chương mỹ đã đẩy mạnh các chương
trình phát triền và đạt được những thành tựu về KT-XH, nâng cao đời sống
của nhân dân trong huyện. Cơ cấu kinh tế của huyện tiếp tục chuyển dịch theo
hướng tập trung phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, trên cơ sở phát
triển vững chắc nông nghiệp nâng cao chất lượng các lĩnh vực dịch vụ tạo
điều kiện dịch chuyển cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động.
2
Để đạt được mục tiêu đề ra, cần thực hiện đồng bộ nhiều nhiệm vụ, giải
pháp, trong đó chú trọng công tác xây dựng và nâng cao chất lượng của đội ngũ
cán bộ các cấp, nhất là đội ngũ cán bộ cấp huyện. Để xây dựng hệ thống chính
trị cấp cơ sở vững mạnh, hoạt động có hiệu lực, thì công tác xây dựng đội ngũ
cán bộ ở cấp huyện có ý nghĩa hết sức quan trọng, quyết định đến chất lượng
hoạt động và hiệu quả quản lý, điều hành của Nhà nước ở địa phương.
Nhìn chung, đội ngũ cán bộ cấp huyện tại Chương mỹ được đảm bảo
đủ về số lượng, chất lượng không ngừng được nâng lên; hoạt động của bộ
máy chính trị cấp huyện ngày càng hiệu lực, hiệu quả. Đa số cán bộ được rèn
luyện, thử thách, tích luỹ kinh nghiệm trong quá trình đấu tranh cách mạng và
qua thực tiễn công tác; giữ vững phẩm chất đạo đức cách mạng, gắn bó với
nhân dân; trình độ, năng lực quản lý của cán bộ được nâng cao.
Bên cạnh những kết quả đạt được, chất lượng đội ngũ cán bộ cấp huyện
tại Chương mỹ hiện nay vẫn còn bộc lộ một số hạn chế nhất định. Một số cán
bộ cấp huyện bản lĩnh chính trị chưa vững, còn dao động và có biểu hiện suy
thoái; có trường hợp chưa thật sự gương mẫu, còn vi phạm, sa sút về phẩm
chất, đạo đức, lối sống; ý thức tổ chức kỷ luật chưa cao, có biểu hiện quan
liêu, hách dịch, xa dân, cá biệt có trường hợp tham nhũng, vi phạm nguyên
tắc sinh hoạt Đảng, quản lý kinh tế, gây hậu quả nghiêm trọng đến mức bị
truy tố, khai trừ ra khỏi Đảng. Một số cán bộ còn hạn chế về năng lực lãnh
đạo, chỉ đạo, điều hành, khả năng nhận thức, tổ chức thực hiện và xử lý những
tình huống phát sinh ở địa phương còn lúng túng; giải quyết các vấn đề phức
tạp về lĩnh vực quản lý kinh tế, tài chính, văn hóa, xã hội, thông tin, tôn giáo,
tranh chấp về đất đai, bảo vệ tài nguyên, môi trường còn yếu. Xuất phát từ
thực trạng nêu trên, tác giả chọn vấn đề “Nâng cao chất lượng đội ngũ cán
bộ cấp huyện tại huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội” làm luận văn tốt
nghiệp của mình.
3
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu tổng quát
Trên cơ sở đánh giá thực trạng chất lượng đội ngũ cán bộ cấp huyện tại
huyện Chương mỹ, thành phố Hà Nội, đề ra các giải pháp nâng cao chất
lượng đội ngũ cán bộ cấp huyện tại địa phương trong thời gian tới.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về chất lượng đội ngũ cán bộ
cấp huyện;
- Đánh giá thực trạng chất lượng đội ngũ cán bộ cấp huyện tại huyện
Chương mỹ;
- Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ cấp
huyện tại huyện Chương Mỹ trong thời gian tới.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng
đội ngũ cán bộ cấp huyện tại huyện Chương Mỹ bao gồm các chức danh: bí
thư, phó bí thư, chủ tịch, phó chủ tịch uỷ ban nhân dân và cơ quan phòng ban,
ngành trong bộ máy Đảng và chính quyền, đoàn thể của huyện.
3.2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
+ Phạm vi về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng chất lượng
đội ngũ cán bộ cấp huyện trên các khía cạnh về: tâm lực, trí lực và thể lực.
+ Phạm vi về không gian: Đề tài được thực hiện trong phạm vi huyện
Chương mỹ, thành phố Hà Nội.
+ Phạm vi về thời gian:
Số liệu thứ cấp của đề tài được thu thập trong giai đoạn 2018-2020. Số
liệu sơ cấp được thu thập từ điều tra, khảo sát năm 2021.