Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nâng cao chất lượng của quá trình đào tạo Đại học, Cao đẳng theo hướng gắn nhà trường với cơ sở sử dụng nhận lực
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Nguyễn Hiền Trung Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 61(12/2): 7 - 10
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn 7
NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG CỦA QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC,
CAO ĐẲNG THEO HƢỚNG GẮN NHÀ TRƢỜNG VỚI CƠ SỞ SỬ DỤNG NHÂN LỰC
Nguyễn Hiền Trung*
Trường Đại học Kỹ thuật công nghiệp, ĐH Thái Nguyên
TÓM TẮT
Bài báo trình bày tính tất yếu của đào tạo gắn với thực tiễn sản xuất, đồng thời phân tích mối quan
hệ giữa cơ sở đào tạo và cơ sở sử dụng nhân lực đối với các nhân tố đảm bảo chất lượng đào tạo.
Đây được xem là hướng đi tất yếu, đảm bảo cho sự phát triển bền vững của các cơ sở đào tạo, giúp
cho các nhà hoạch định chính sách, các doanh nhân trong việc định hướng sự phát triển nguồn
nhân lực của mình và từ đó đáp ứng các cơ hội và thách thức do hội nhập khu vực và quốc tế mang lại.
Từ khóa: Cơ sở đào tạo; cơ sở sử dụng nhân lực; chất lượng đào tạo; giáo viên; giảng dạy; sinh
viên; thực hành.
Trong những năm cuối thế kỷ 20 và đầu thế kỷ
21, sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và
công nghệ đã tạo nên động lực đối với sự phát
triển kinh tế thế giới và trở thành lực lượng
sản xuất trực tiếp. Với sự gia tăng ngày càng
nhiều của công nghệ hiện đại đã đặt ra những
thay đổi về năng lực lao động đó là: khả năng
thích ứng với quá trình biến đổi thường xuyên
của sản xuất kinh doanh trong đó bao gồm cả
kỹ năng hoạt động nghề nghiệp. Để có được
nguồn nhân lực phù hợp với những biến đổi
nêu trên, các cơ sở đào tạo cần thiết phải
chuyển đổi phương thức đào tạo cho phù hợp
với thực tiễn, vừa đảm bảo tính cơ bản, hiện
đại vừa gắn đào tạo với thực tiễn sản xuất, để
sinh viên ra trường có khả năng thích ứng tốt
với công việc.
ĐÀO TẠO GẮN VỚI THỰC TIỄN SẢN
XUẤT LÀ YÊU CẦU TẤT YẾU
Lịch sử phát triển xã hội loài người nói
chung và lịch sử phát triển giáo dục nói
riêng đã cho thấy, quá trình hình thành và
phát triển con người chính là quá trình
chiếm lĩnh nền văn hóa xã hội với những
giá trị vật chất và giá trị tinh thần. Chỉ có
thông qua giáo dục và các hoạt động lao
động sản xuất con người mới tồn tại và phát
Tel: 0912386547
triển, đó cũng là con đường ngắn nhất để
mỗi cá nhân có thể tiếp thu được những di
sản văn hóa đã được tích lũy qua các thời
đại, phát triển nhân cách theo mục tiêu đã
đề ra.
Tư tưởng kết hợp giáo dục với lao động sản
xuất, nhà trường gắn liền với xã hội đã được
các tác giả kinh điển của chủ nghĩa Mác -
Lênin khẳng định và đã trở thành nguyên lý
giáo dục cơ bản mà ngay từ những năm giữa
thế kỷ 20 Đảng ta đã xác định: “Học đi đôi
với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản
xuất, nhà trường gắn liền với xã hội” [1].
Nguyên lý này đã nêu rõ sự cần thiết có tính
qui luật trong phát triển nhà trường: giáo dục
trước hết phải phục vụ nhu cầu phát triển xã
hội, của thực tiễn và ngược lại, sự phát triển
xã hội tác động trực tiếp tới sự phát triển giáo
dục. Trong điều kiện đổi mới của đất nước,
nghị quyết hội nghị lần thứ 2 Trung ương
Đảng khoá VIII đã chỉ rõ: “Phát triển giáo
dục - đào tạo gắn với nhu cầu phát triển kinh
tế - xã hội, những tiến bộ khoa học- công
nghệ. Thực tiễn giáo dục kết hợp với lao động
sản xuất, nghiên cứu khoa học, lý luận gắn
với thực tế, học đi đôi với hành, nhà trường
gắn liền với xã hội” [2].
Một thực trạng ở các cơ sở đào tạo đại học
hiện nay là việc học tập của sinh viên được