Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền, cổ động ở đơn vị cơ sở các binh đoàn chủ lực quân đội
PREMIUM
Số trang
228
Kích thước
1.1 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
984

Nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền, cổ động ở đơn vị cơ sở các binh đoàn chủ lực quân đội

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên

cứu khoa học của riêng tác giả. Các số liệu, kết

quả nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc

xuất xứ rõ ràng.

TÁC GIẢ LUẬN ÁN

MỤC LỤC

Trang

TRANG PHỤ BÌA

LỜI CAM ĐOAN

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

MỞ ĐẦU 5

Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN

QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 9

1.1. Các công trình khoa học ở nước ngoài liên quan đến đề tài

luận án 9

1.2. Các công trình khoa học ở trong nước liên quan đến đề

tài luận án 16

1.3. Giá trị của các công trình khoa học đã tổng quan và

những vấn đề luận án tập trung nghiên cứu 26

Chương 2 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ LÝ LUẬN, THỰC

TIỄN CHẤT LƯỢNG VÀ NÂNG CAO CHẤT

LƯỢNG CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN, CỔ ĐỘNG

Ở ĐƠN VỊ CƠ SỞ CÁC BINH ĐOÀN CHỦ LỰC

QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM 31

2.1. Đơn vị cơ sở các binh đoàn chủ lực và những vấn đề cơ

bản về công tác tuyên truyền, cổ động ở đơn vị cơ sở các

binh đoàn chủ lực Quân đội nhân dân Việt Nam 31

2.2. Quan niệm, những yếu tố quy định và tiêu chí đánh giá

chất lượng công tác tuyên truyền, cổ động ở đơn vị cơ

sở các binh đoàn chủ lực Quân đội nhân dân Việt Nam 50

2.3. Quan niệm, những vấn đề có tính nguyên tắc nâng cao chất

lượng công tác tuyên truyền, cổ động ở đơn vị cơ sở các

binh đoàn chủ lực Quân đội nhân dân Việt Nam 63

Chương 3 THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG, NGUYÊN NHÂN

VÀ MỘT SỐ KINH NGHIỆM NÂNG CAO CHẤT

LƯỢNG CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN, CỔ ĐỘNG

Ở ĐƠN VỊ CƠ SỞ CÁC BINH ĐOÀN CHỦ LỰC

QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM 74

3.1. Thực trạng chất lượng công tác tuyên truyền, cổ động ở

đơn vị cơ sở các binh đoàn chủ lực Quân đội nhân dân

Việt Nam 74

3.2. Nguyên nhân và một số kinh nghiệm nâng cao chất

lượng công tác tuyên truyền, cổ động ở đơn vị cơ sở các

binh đoàn chủ lực Quân đội nhân dân Việt Nam 96

Chương 4 YÊU CẦU VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP NÂNG CAO

CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN, CỔ

ĐỘNG Ở ĐƠN VỊ CƠ SỞ CÁC BINH ĐOÀN CHỦ

LỰC QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM HIỆN NAY 111

4.1. Những yếu tố tác động và yêu cầu nâng cao chất lượng

công tác tuyên truyền, cổ động ở đơn vị cơ sở các binh

đoàn chủ lực Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay 111

4.2. Những giải pháp nâng cao chất lượng công tác tuyên

truyền, cổ động ở đơn vị cơ sở các binh đoàn chủ lực

Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay 122

KẾT LUẬN 163

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ

ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 165

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 166

PHỤ LỤC 179

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

TT Chữ viết đầy đủ Chữ viết tắt

1 Báo cáo viên BCV

2 Binh đoàn chủ lực BĐCL

3 Chủ nghĩa xã hội CNXH

4 Công tác đảng, công tác chính trị CTĐ, CTCT

5 Công tác tư tưởng CTTT

6 Đảng Cộng sản ĐCS

7 Nhân dân Việt Nam NDVN

8 Quân ủy Trung ương QUTW

9 Trong sạch vững mạnh TSVM

10 Tuyên truyền, cổ động TT, CĐ

11 Tuyên truyền viên TTV

12 Vững mạnh toàn diện VMTD

13 Xã hội chủ nghĩa XHCN

MỞ ĐẦU

1. Lý do lựa chọn đề tài luận án

Công tác TT, CĐ ở đơn vị cơ sở các BĐCL là một bộ phận rất quan trọng

của CTTT, trực tiếp góp phần trang bị cho cán bộ, chiến sĩ thế giới quan khoa

học, niềm tin cộng sản chủ nghĩa, những phẩm chất chính trị, đạo đức, phẩm

4

chất chiến đấu; thông tin nhanh chóng, chính xác, kịp thời những sự kiện, tình

hình mọi mặt đang diễn ra trong nước và trên thế giới, cổ vũ, động viên, hướng

dẫn cán bộ, chiến sĩ phấn đấu hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao.

Những năm qua, công tác TT, CĐ ở đơn vị cơ sở các BĐCL đã được

cấp ủy, cán bộ chủ trì và cơ quan chính trị các cấp quan tâm, coi trọng và tiến

hành chặt chẽ, có nền nếp. Nội dung công tác TT, CĐ tương đối toàn diện,

bám sát nghị quyết, chỉ thị của Đảng, hướng vào thực hiện thắng lợi nhiệm vụ

chính trị của đơn vị. Phương thức công tác TT, CĐ khá linh hoạt, đa dạng,

không ngừng được đổi mới trong điều kiện Cách mạng công nghiệp lần thứ

tư. Vì vậy, chất lượng công tác TT, CĐ ở đơn vị cơ sở các BĐCL có nhiều

chuyển biến tích cực; sức hấp dẫn, tính thuyết phục của công tác TT, CĐ

được nâng lên. Công tác TT, CĐ đã góp phần tích cực vào xây dựng đơn

vị vững mạnh về chính trị, làm cơ sở nâng cao chất lượng huấn luyện, sẵn

sàng chiến đấu và chiến đấu của đơn vị. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân

khách quan, chủ quan, đến nay chất lượng công tác TT, CĐ ở đơn vị cơ sở

các BĐCL vẫn còn không ít hạn chế, bất cập cả về nhận thức, trách

nhiệm, năng lực của chủ thể, các lực lượng. Đặc biệt, nội dung TT, CĐ có

thời điểm còn dàn trải, thiếu trọng tâm, trọng điểm; hình thức, phương

pháp TT, CĐ có đơn vị còn đơn điệu, thiếu sức cuốn hút; cơ chế chính

sách, điều kiện bảo đảm về kinh phí, trang thiết bị, phương tiện phục vụ

công tác TT, CĐ... nhiều mặt chưa đáp ứng yêu cầu. Trình độ nhận thức tư

tưởng, bản lĩnh chính trị, niềm tin, ý chí, trách nhiệm của một bộ phận cán

bộ, chiến sĩ còn hạn chế; tình hình vi phạm pháp luật, kỷ luật ở đơn vị cơ sở

BĐCL chuyển biến chưa thật vững chắc.

Hiện nay, các thế lực thù địch, phần tử cơ hội, phản động triệt để lợi

dụng Internet, mạng xã hội đẩy mạnh tuyên truyền, tán phát thông tin sai sự

thật, quan điểm sai trái, thù địch chống Đảng, Nhà nước, Quân đội; tác

động mạnh mẽ từ mặt trái kinh tế thị trường và tệ nạn tham nhũng, lãng

phí, tiêu cực, nhất là sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống,

5

“tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, vi phạm pháp luật, kỷ luật của một bộ

phận cán bộ, đảng viên, trong đó có những cán bộ cao cấp, sĩ quan cấp

tướng trong Quân đội, Công an đã và đang ảnh hưởng tiêu cực đến nhận

thức tư tưởng, tình cảm, niềm tin, ý thức tổ chức kỷ luật của cán bộ, chiến

sĩ và kết quả thực hiện nhiệm vụ của các đơn vị cơ sở BĐCL. Đại hội đại

biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng chỉ rõ: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ

nội dung, phương thức công tác tư tưởng theo hướng chủ động, thiết thực, kịp

thời và hiệu quả; nâng cao tính chiến đấu, tính giáo dục, tính thuyết phục trong

tuyên truyền, học tập chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan

điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước” [46, tr.181].

Tình hình đó, đã và đang đặt ra yêu cầu cao cho CTTT, công tác TT, CĐ nói

chung và ở đơn vị cơ sở các BĐCL nói riêng phải không ngừng đổi mới, nâng

cao chất lượng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.

Từ những lý do trên, nghiên cứu sinh lựa chọn vấn đề “Nâng cao chất

lượng công tác TT, CĐ ở đơn vị cơ sở các BĐCL Quân đội NDVN hiện nay”

làm đề tài luận án tiến sĩ khoa học chính trị, chuyên ngành Xây dựng Đảng và

chính quyền Nhà nước.

2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu làm rõ những vấn đề cơ bản về lý luận, thực tiễn chất

lượng công tác TT, CĐ, đề xuất những giải pháp nâng cao chất lượng công tác

TT, CĐ ở đơn vị cơ sở các BĐCL Quân đội NDVN hiện nay.

Nhiệm vụ nghiên cứu

Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án và xác

định những vấn đề luận án cần tập trung giải quyết.

Làm rõ những vấn đề cơ bản về lý luận, thực tiễn chất lượng và nâng

cao chất lượng công tác TT, CĐ ở đơn vị cơ sở các BĐCL Quân đội NDVN.

Đánh giá đúng thực trạng chất lượng, chỉ rõ nguyên nhân, rút ra một số

kinh nghiệm nâng cao chất lượng công tác TT, CĐ ở đơn vị cơ sở các BĐCL

Quân đội NDVN.

6

Xác định yêu cầu và đề xuất những giải pháp nâng cao chất lượng công

tác TT, CĐ ở đơn vị cơ sở các BĐCL Quân đội NDVN hiện nay.

3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu

Chất lượng công tác TT, CĐ ở đơn vị cơ sở các BĐCL Quân đội NDVN.

Phạm vi nghiên cứu

Luận án tập trung nghiên cứu lý luận, thực tiễn chất lượng công tác TT,

CĐ ở đơn vị cơ sở các BĐCL Quân đội NDVN; xác định yêu cầu; đề xuất giải

pháp nâng cao chất lượng công tác TT, CĐ ở đơn vị cơ sở các BĐCL Quân

đội NDVN. Phạm vi khảo sát thực tế tập trung vào chất lượng công tác TT,

CĐ ở một số đơn vị cơ sở đủ quân, làm nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng

chiến đấu. Các tư liệu và số liệu điều tra, khảo sát thực tiễn sử dụng trong

luận án giới hạn chủ yếu từ năm 2010 đến nay; các giải pháp đề xuất ứng

dụng đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030.

4. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu

Cơ sở lý luận

Luận án được nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận chủ nghĩa Mác -

Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm, chủ trương, đường lối của

ĐCS Việt Nam về CTTT và công tác TT, CĐ.

Cơ sở thực tiễn

Toàn bộ hiện thực công tác TT, CĐ và chất lượng công tác TT, CĐ ở đơn vị cơ

sở các BĐCL; các nghị quyết, chỉ thị của QUTW, chỉ thị, hướng dẫn của Tổng cục

Chính trị và các báo cáo tổng kết của cơ quan chức năng ở đơn vị cơ sở các BĐCL; các

tư liệu, số liệu thống kê, kết quả điều tra, khảo sát của tác giả ở các BĐCL.

Phương pháp nghiên cứu

Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, quá trình nghiên

cứu luận án, tác giả sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu của khoa học

chuyên ngành và các khoa học liên ngành, trong đó chú trọng phương pháp kết

7

hợp phân tích với tổng hợp; lôgic với lịch sử; thống kê, so sánh; khảo sát, điều tra

xã hội học; phương pháp tổng kết thực tiễn; phương pháp chuyên gia.

5. Những đóng góp mới của luận án

Xây dựng quan niệm công tác TT, CĐ và chất lượng công tác TT, CĐ ở đơn vị

cơ sở các BĐCL.

Khái quát một số kinh nghiệm, trong đó chú trọng tạo sự chuyển biến mạnh mẽ

về nhận thức và phát huy tốt vai trò, trách nhiệm của cấp ủy, chính ủy, chính trị viên,

người chỉ huy, cơ quan chính trị các cấp là kinh nghiệm có giá trị thiết thực trong nâng

cao chất lượng công tác TT, CĐ ở đơn vị cơ sở các BĐCL Quân đội NDVN.

Đề xuất một số nội dung, biện pháp cụ thể, có tính khả thi trong đó tạo

sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, trách nhiệm của các chủ thể, lực lượng

đối với công tác TT, CĐ là giải pháp cơ bản, xuyên suốt, có ý nghĩa hàng đầu,

đột phá trong nâng cao chất lượng công tác TT, CĐ ở đơn vị cơ sở các BĐCL

Quân đội NDVN hiện nay.

6. Ý nghĩa lý luận, thực tiễn của luận án

Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần làm phong phú và hoàn thiện thêm

lý luận, thực tiễn về chất lượng công tác TT, CĐ ở đơn vị cơ sở các BĐCL và nâng

cao chất lượng công tác TT, CĐ ở đơn vị cơ sở các BĐCL Quân đội NDVN.

Luận án góp phần cung cấp thêm luận cứ khoa học giúp cấp ủy, cán bộ chủ trì,

cơ quan chính trị ở các BĐCL tham khảo, vận dụng vào quá trình lãnh đạo, chỉ đạo

tiến hành công tác TT, CĐ ở đơn vị cơ sở các BĐCL Quân đội NDVN hiện nay.

Luận án có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu, giảng dạy,

học tập môn CTĐ, CTCT ở các học viện, nhà trường trong và ngoài quân đội.

7. Kết cấu của luận án

Luận án gồm: Mở đầu; 4 chương (10 tiết); kết luận; danh mục các công

trình khoa học của tác giả đã công bố có liên quan đến đề tài luận án; danh

mục tài liệu tham khảo và các phụ lục.

Chương 1

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

1.1. Các công trình khoa học ở nước ngoài liên quan đến đề tài luận án

8

1.1.1. Các công trình khoa học nghiên cứu về công tác tư tưởng, công

tác tuyên truyền, cổ động và chất lượng công tác tuyên truyền, cổ động của các

Đảng Cộng sản

X.I. Xu-rơ-ni-tren-cô (Chủ biên, 1982), Hoạt động tư tưởng của Đảng

Cộng sản Liên Xô [151], cuốn sách tập hợp 17 bài viết của các tác giả đã nghiên

cứu toàn diện, có hệ thống về CTTT. Tác giả M.A.Xê-mi-tra-ép-xki khái quát có

ba hình thức cơ bản của CTTT: hoạt động lý luận, tuyên truyền và cổ động. Trong

đó, “Tuyên truyền với tư cách là một bộ phận cấu thành trong hoạt động tư tưởng

của Đảng, có nghĩa là truyền bá và giải thích sâu sắc cho quần chúng lao động

hiểu rõ lý luận Mác - Lênin và đường lối của Đảng, trang bị cho quần chúng

những tri thức về các quy luật phát triển của xã hội” [151, tr.18]. “Cổ động là kích

thích quần chúng đi đến những hành động tự giác và tích cực để thực hiện đường

lối chính sách của Đảng bằng cách giải thích những nhiệm vụ do Đảng đề ra”

[151, tr.18]. Tác giả B.C. Bát-ma-ép khẳng định: “Các phương pháp tuyên truyền

có thể chia làm ba nhóm: phương pháp dùng lời nói, phương pháp trực quan và

phương pháp thực tiễn” [151, tr.191], trong đó, các phương pháp dùng lời nói

chiếm vị trí chủ đạo trong công tác tuyên truyền.

M.M. Ra-khơ-man-cu-nốp (Chủ biên, 1983), Tuyên truyền miệng: Lý

luận - Tổ chức - Phương pháp [103], cuốn sách khẳng định tuyên truyền miệng

là “lĩnh vực quan trọng trong hoạt động của Đảng, là một trong những hình

thức tích cực để giữ mối liên hệ thường xuyên giữa Đảng với quần chúng, là

công cụ lãnh đạo chính trị có hiệu lực” [103, tr.6]. Chức năng của công tác cổ

động chính trị miệng là phổ biến thông tin chính trị; bình luận các bản tin; hiệu

triệu và động viên. Các nguyên tắc tiến hành công tác cổ động chính trị miệng:

tính đảng cộng sản, tính khoa học; tính chân thực, mối liên hệ với đời sống;

tính nhạy bén, tính thời sự, tính hệ thống; tính rõ ràng và dễ hiểu, tính gợi cảm.

A.F.Vô-lô-vích (1983), Tuyên truyền và cổ động trực quan trong các cơ

quan văn hóa [147], cuốn sách gồm hai phần, phần 1: trình bày những vấn đề lý

luận về tuyên truyền và cổ động trực quan với tính cách là “một bộ phận hợp

thành của tuyên truyền cộng sản chủ nghĩa” [147, tr.10]; phần 2: giới thiệu quy

9

trình kỹ thuật công tác trang trí - mỹ thuật và phương hướng xây dựng những

hình thức tuyên truyền và cổ động trực quan chủ yếu: biểu ngữ, triển lãm, bảng

danh dự, bảng thi đua XHCN, cửa sổ châm biếm.

E.A. Nô-gin (1984), Nghệ thuật phát biểu miệng [90], cuốn sách trình bày

những vấn đề về tâm lý - sư phạm của nghệ thuật phát biểu miệng, công việc của

người cán bộ tuyên truyền trong chuẩn bị bài phát biểu, lôgic và văn phong của

bài phát biểu miệng, cách thức sử dụng các tư liệu, sự tác động lẫn nhau giữa cán

bộ tuyên truyền và người nghe... Theo tác giả, “nghệ thuật phát biểu miệng là kỹ

năng nói với mọi người một cách dễ hiểu, hấp dẫn, có tính thuyết phục” [90,

tr.11]. Để đạt đến trình độ nghệ thuật trong phát biểu miệng, người cán bộ tuyên

truyền vừa phải có những phẩm chất cơ bản, vừa phải có những đức tính đặc

trưng. “Người tuyên truyền tốt có những phẩm chất riêng, có những đức tính dễ

thiện cảm, tức là tính chan hòa, lòng khát vọng về lợi ích của mọi người, khả năng

xác lập sự tiếp xúc tình cảm và gây được lòng tin với mọi người” [90, tr.27].

Phê-đô Bu-rơ-lát-xki (1985), Hệ tư tưởng và hoạt động tuyên truyền

[19], cuốn sách trình bày khái quát bốn vấn đề: Một là, hoàn thiện xã hội

XHCN phát triển: những phương diện cơ bản; hai là, hoàn thiện công tác

giáo dục tư tưởng; ba là, hoạt động lý luận của Đảng và biện chứng của sự

phát triển thế giới; bốn là, hai hệ thống thế giới trong trung tâm điểm của

cuộc đấu tranh tư tưởng. Tác giả khái quát: “Công tác tuyên truyền và cổ

động có nhiệm vụ làm tăng thêm lòng tự hào và tinh thần yêu nước xã hội

chủ nghĩa của những người lao động Xô viết không chỉ vì chúng ta có những lý

tưởng cao đẹp, mà còn vì chúng ta đã đạt được những thành tựu vô cùng to lớn

trên con đường thực hiện chúng” [19, tr.28-29]. Tiến hành CTTT và công tác

TT, CĐ phải thực hiện “ba nguyên tắc chủ chốt” đó là nguyên tắc tính đảng,

tính chân thực và tính khoa học.

Xắc xa vắt Xuân thêp phim ma son (2003), Công tác tư tưởng của

Đảng Nhân dân cách mạng Lào hiện nay [150], luận án đưa ra quan niệm,

mục đích, kết cấu nội dung, nguyên tắc và những giải pháp tăng cường

CTTT của Đảng Nhân dân cách mạng Lào trong điều kiện mới. Công tác

10

tư tưởng của Đảng Nhân dân cách mạng Lào “là một bộ phận cấu thành

rất quan trọng trong công tác xây dựng Đảng nhằm tác động có định

hướng lên trạng thái và quá trình vận động của tư tưởng theo các quy luật

riêng của nó để phát triển tiềm năng sáng tạo của tư tưởng nhằm góp phần

xây dựng con người mới và xã hội mới” [150, tr.18]. Kết cấu nội dung

CTTT gồm ba bộ phận: công tác nghiên cứu lý luận, công tác tuyên truyền

và công tác cổ động.

Cục Cán bộ, Ban Tuyên huấn Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc

(2005), Công tác tuyên truyền tư tưởng trong thời kỳ mới [29], cuốn sách phân

tích, luận giải quan niệm và khái quát vai trò, vị trí, nhiệm vụ, các nội dung cơ

bản của công tác tuyên truyền tư tưởng; kiến thức, kinh nghiệm, thao tác, kỹ

năng tiến hành CTTT và công tác TT, CĐ. Theo các tác giả, công tác tuyên

truyền tư tưởng là nhiệm vụ quan trọng bậc nhất đối với sự nghiệp lãnh đạo của

ĐCS Trung Quốc: “Công tác tuyên truyền tư tưởng là công tác của toàn

Đảng, liên quan tới toàn bộ công cuộc cải cách, phát triển, ổn định, tới toàn

bộ sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc” [29, tr.5].

Trong tiến hành công tác TT, CĐ cần chú trọng xây dựng đội ngũ những

người làm công tác tuyên truyền. Đây là yêu cầu cơ bản, nhu cầu cả trước

mắt và lâu dài của Đảng. Theo đó, phải: “Xây dựng một đội ngũ cán bộ

vững vàng về chính trị, tinh thông nghiệp vụ, có ý thức kỷ luật nghiêm, có

tác phong đúng đắn” [29, tr.348].

Vương Bột Chính (2006), “Một số vấn đề về công tác tư tưởng của

Đảng Cộng sản Trung Quốc” [25], bài viết phân tích các phương pháp tiến

hành CTTT của ĐCS Trung Quốc, trong đó nhấn mạnh vai trò của các

phương pháp truyền thống. Tác giả cho rằng, trong tình hình mới vẫn cần kiên

trì khai thác, sử dụng các phương pháp truyền thống trong CTTT, song phải

thường xuyên đổi mới, không ngừng sáng tạo và kết hợp với các phương pháp

hiện đại mới đem lại hiệu quả. Đặc biệt, trong bối cảnh hiện nay phải “chú

11

trọng điều hòa, hình thành nên “dàn hợp xướng” của công tác tư tưởng có sự

tham gia của xã hội” [25, tr. 40 - 41].

Vũ Dần (2013), Xây dựng văn hóa liêm chính của Đảng Cộng sản

Trung Quốc [34]. Tác giả cuốn sách đã đưa ra các giải pháp thúc đẩy xây

dựng văn hóa liêm chính cho cán bộ, đảng viên của ĐCS Trung Quốc: Thứ

nhất, tăng cường giáo dục, dẫn dắt cán bộ, đảng viên xây dựng thế giới

quan, nhân sinh quan và quan niệm quyền lực đúng đắn. Thứ hai, quán triệt

thực hiện quy phạm ngành nghề và quy phạm hành vi làm việc liêm khiết

của cán bộ, đảng viên. Thứ ba, đi sâu công khai công tác đảng, công tác

chính quyền, để quyền lực vận hành dưới ánh mặt trời. Ánh mặt trời có

chức năng diệt khuẩn, khử độc, có khả năng tăng cường sức miễn dịch của

cơ thể người, để vạn vật tràn đầy sức sống, là thuốc chống thối rữa tốt nhất.

Thứ tư, không ngừng mở rộng mặt trận xây dựng văn hóa liêm chính, tăng

cường mức độ thẩm thấu của tuyên truyền xây dựng văn hóa liêm chính

cho cán bộ, đảng viên. Thứ năm, khuyến khích toàn xã hội tham gia tích

cực vào xây dựng văn hóa liêm chính, cải thiện sinh thái liêm chính. Thứ

sáu, tập thể lãnh đạo Trung ương đi đầu nêu gương, nghiêm khắc tự răn

mình trong việc thắt chặt mối liên hệ giữa Đảng với quần chúng, thực hiện

đường lối quần chúng, phát huy vai trò nêu gương liêm chính.

Vilay PhilaVông (2017), Giáo dục pháp luật cho công chức hành chính

của nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào [92]. Luận án tập trung nghiên

cứu, xây dựng mô hình lý luận khoa học đặc thù về giáo dục pháp luật cho

công chức hành chính của nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào như: Khái

niệm, vai trò, các yếu tố hợp thành giáo dục pháp luật, các yếu tố đảm bảo

giáo dục pháp luật cho công chức hành chính; thực trạng giáo dục pháp luật

cho công chức hành chính nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào được phân

tích một cách khoa học, dưới sự tác động của nhân tố khách quan và chủ quan

thể hiện những kết quả đạt được, những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân, làm

tiền đề thực tiễn để xác định mục tiêu, quan điểm và đề xuất bốn giải pháp đổi

12

mới công tác giáo dục pháp luật cho công chức hành chính của nước Cộng

hòa Dân chủ nhân dân Lào.

1.1.2. Các công trình khoa học nghiên cứu về công tác tư tưởng, công

tác tuyên truyền, cổ động và chất lượng công tác tuyên truyền, cổ động trong

lực lượng vũ trang ở các nước xã hội chủ nghĩa

A.A. Ê-pi-sép (1978), Một số vấn đề công tác đảng, công tác chính trị

trong các Lực lượng vũ trang Liên Xô [58], cuốn sách khái quát các vấn đề: cải

tiến tổ chức và công tác của các cơ quan chính trị và các tổ chức đảng; CTTT

của các cơ quan chính trị; vấn đề nâng cao kỷ luật quân sự và trình độ sẵn sàng

chiến đấu của các lực lượng vũ trang; việc rèn luyện tư tưởng và bồi dưỡng lý

luận cho các sĩ quan Xô viết. Tác giả khẳng định, công tác TT, CĐ là một nội

dung, một mặt hoạt động của CTTT trong quân đội và Hải quân Xô viết. Chất

lượng và hiệu quả công tác TT, CĐ phụ thuộc rất lớn vào trách nhiệm và năng

lực của tổ chức đảng, cơ quan chính trị, cán bộ chính trị, cán bộ chỉ huy và tổ

chức Đoàn Thanh niên Cộng sản, đặc biệt là vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của các

tổ chức cơ sở của Đảng và người chỉ huy phó phụ trách về chính trị: “Trình độ

tư tưởng của buổi học chính trị phụ thuộc trực tiếp vào trình độ lý luận của

các tổ trưởng và kỹ năng tuyên truyền của họ” [58, tr.291].

A.A.Grê-scô (1978), Các Lực lượng vũ trang của Nhà nước Xô viết [61],

cuốn sách khái quát nguồn gốc sức mạnh chiến đấu của quân đội và Hải quân

Liên Xô, các quy luật của những thắng lợi, tính chất tác động của những quy luật

ấy trong hiện tại và trong các cuộc chiến tranh tương lai. Tác giả khẳng định vai

trò của CTTT với các hình thức cơ bản là công tác giáo dục chính trị - tư tưởng,

công tác TT, CĐ và công tác thi đua XHCN: “Trong thời kỳ can thiệp của nước

ngoài và nội chiến, các cơ quan chính trị, các tổ chức đảng trong quân đội và

hạm đội, với công tác tuyên truyền và cổ động không mệt mỏi của mình, đã đưa

tiếng nói sinh động, chân thật của Đảng vào quần chúng Hồng quân và Hải quân

đỏ” [61, tr.485]. Tiến hành công tác TT, CĐ trong quân đội phải có mục đích cụ

thể và quán triệt tư tưởng tiến công: “Tuyên truyền tư tưởng của chúng ta

13

bao giờ cũng phải tích cực và có tính chất tiến công, không điều hòa và có

mục đích rõ ràng” [61, tr.514]. Các tổ chức đảng, các chỉ huy, chính ủy,

chính trị viên và cơ quan chính trị các cấp rất coi trọng phương pháp cổ

động chính trị miệng và phương pháp tuyên truyền nêu gương. “Hình ảnh

người chính trị viên, súng máy cầm tay, khoác chiếc áo choàng và đội chiếc

mũ ngụy trang, đi ở hàng đầu và lôi cuốn các chiến sĩ theo mình... Hình ảnh

đó sẽ đi vào lịch sử cuộc chiến tranh giữ nước vĩ đại như là một trong những

hình ảnh vinh quang và được tôn kính” [61, tr.499].

A.A.Ê-pi-sép (1980), Công tác tư tưởng trong các Lực lượng vũ trang

Xô viết [59], cuốn sách rút ra những vấn đề vừa có tính nguyên tắc, vừa có

tính chất hướng dẫn hành động, gắn liền với việc xây dựng các lực lượng vũ

trang dưới sự lãnh đạo của ĐCS Liên Xô. Tiến hành CTTT và công tác TT,

CĐ là một nguyên tắc trong hoạt động của lực lượng vũ trang. Trong điều

kiện mới, phải coi trọng nâng cao trình độ lý luận và nghiệp vụ chuyên môn

của đội ngũ cán bộ tuyên truyền. Mỗi cán bộ tuyên truyền khi tác động tư

tưởng đến bộ đội phải thi hành các chức năng: giảng dạy - giáo dục - tổ

chức; quá trình tuyên truyền phải bảo đảm tính thời sự, sát với đặc điểm và

nhu cầu của đối tượng. Người cán bộ tuyên truyền phải luôn quán triệt và

thực hiện yêu cầu bảo đảm tính chân thực, chính xác trong quá trình tác

nghiệp. Lực lượng tham gia tiến hành công tác TT, CĐ rất đông đảo

“không phải chỉ gồm có các cán bộ tuyên huấn theo biên chế, mà còn bao

gồm cả đông đảo đảng viên và đoàn viên thanh niên cộng sản thường xuyên

làm công tác tư tưởng đối với quân nhân” [59, tr.9].

P.I. Các-pen-cô (Chủ biên, 1981), Công tác đảng - chính trị trong các Lực

lượng vũ trang Xô viết [20], tác giả phân tích tư tưởng của V.I. Lênin, quan điểm

của ĐCS Liên Xô, Nhà nước Xô viết về vai trò, mục đích và các nguyên tắc của

công tác TT, CĐ. “Công tác cổ động - tuyên truyền giữ vai trò quan trọng trong

việc hoàn thành nhiệm vụ giáo dục cộng sản chủ nghĩa cho các chiến sĩ Xô viết”

[20, tr.153]; “Công tác cổ động - tuyên truyền chỉ đạt được mục đích của nó khi

14

nào nó được tổ chức đúng theo các nguyên tắc của V.I.Lênin, được tiến hành ở

trình độ tư tưởng cao, liên hệ chặt chẽ với thực tế, với những nhiệm vụ bộ đội

đang thực hiện, giải đáp đúng những vấn đề bức thiết và mang tính chất tiến

công” [20, tr.154]. Hình thức và phương pháp TT, CĐ trong quân đội đa dạng:

Thông báo chính trị, trao đổi, mít tinh, diễn thuyết, buổi hỏi đáp... Về phương

tiện TT, CĐ, các tác giả cho rằng: “Trong sự nghiệp to lớn và phức tạp xây dựng

con người mới, công cụ mạnh mẽ của Đảng là các phương tiện thông tin và

tuyên truyền quần chúng như báo chí, truyền hình, truyền thanh” [20, tr.159].

Cuốn sách cũng chỉ rõ vị trí, vai trò, phẩm chất, năng lực, nhận thức, trách nhiệm

của người cán bộ chính trị trong tiến hành công tác TT, CĐ.

Chương Tư Nghị (Chủ biên, 1987), Công tác chính trị của Quân Giải

phóng nhân dân Trung Quốc [88], cuốn sách trình bày bẩy vấn đề lớn về công

tác chính trị trong quân đội. Về cấu trúc của công tác chính trị, các tác giả chỉ

ra các bộ phận: công tác tổ chức, công tác tuyên truyền, công tác cán bộ, công

tác bảo vệ, công tác quần chúng, công tác liên lạc, công tác văn hóa, v.v...

Theo quan điểm của ĐCS Trung Quốc: “Công tác tuyên truyền cổ động và

công tác tổ chức đối với mọi công tác Đảng của chúng ta cũng như chim có

hai cánh, xe có hai bánh, không thể thiếu một” [88, tr.16]. Tiến hành công tác

chính trị trong quân đội phải chú trọng giải quyết tốt các mối quan hệ giữa các

mặt, các bộ phận của nó. Bởi vì: “Công tác tuyên truyền cổ động của Đảng có

tác dụng mở đường cho công tác tổ chức, công tác tổ chức sẽ lại củng cố địa

bàn cho công tác cổ động tuyên truyền. Trái lại, công tác tổ chức sẽ mở rộng

địa bàn cho công tác tuyên truyền cổ động. Công tác tuyên truyền cổ động sẽ

lại củng cố trận địa cho công tác tổ chức” [88, tr.16].

Điều lệ Công tác chính trị Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc

[54], đây là tài liệu do Nhà xuất bản QĐND tái bản năm 2003, trình bày

những nguyên tắc, nội dung cơ bản về công tác chính trị, công tác TT, CĐ

trong quân đội. Điều 14, Chương II xác định: “Tổ chức học tập chủ nghĩa Mác -

Lênin, tư tưởng Mao Trạch Đông, lý luận Đặng Tiểu Bình và tư tưởng “Ba đại

15

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!