Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nạn cướp biển ở miền trung (thế kỷ xvi - xix) và biện pháp đối phó của các chính quyền phong kiến họ nguyễn.
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ƢỜ Ƣ
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆ I H C
i
N ƢỚP BIỂN Ở MIỀN TRUNG (THẾ KỶ XVI –
XIX) VÀ BIỆ Á ỐI PHÓ CỦA CÁC CHÍNH
QUYỀN PHONG KIẾN H NGUYỄN
Sinh viên thực hiện :Nguyễn Thị Thanh Va
Chuyên ngành : ƣ phạm Lịch sử
Lớp : 12SLS
gƣời hƣớng dẫn : ThS. Nguyễn Duy hƣơng
Nẵng, 05/2016
LỜI CẢ Ơ
Trƣớc tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô Khoa Lịch sử,
Trƣờng Đại học Sƣ phạm – Đại học Đà Nẵng, đã trang bị và giúp đỡ cho tôi những
kiến thức quý báu trong suốt quá trình học tập và rèn luyện tại trƣờng. Đặc biệt, tôi
xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô Nguyễn Duy Phƣơng, ngƣời đã trực tiếp
hƣớng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện khóa luận và cũng là cô giáo
chủ nhiệm lớp tôi. Tôi cũng xin đƣợc gửi lời cảm ơn tới Ban quản lý thƣ viện
Trƣờng Đại học Khoa học Huế, Thƣ viện tổng hợp Đà Nẵng và Thƣ viện Trƣờng
Đại học Sƣ phạm Đà Nẵng. Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhƣng trong khuôn khổ
phạm vi đề tài cũng nhƣ kiến thức bản thân còn hạn chế nên khóa luận không thể
tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Tôi rất mong nhận đƣợc những ý kiến đóng
góp, giúp đỡ của các thầy cô giáo, các bạn đồng nghiệp và ngƣời đọc để khóa luận
đƣợc hoàn thiện hơn.
Xin trân trọng cảm ơn!
Đà Nẵng, tháng 5 năm 2016
Sinh viên
Nguyễn Thị Thanh va
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU.........................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài.....................................................................................................1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ......................................................................................2
3. Đối tƣợng, phạm vi, mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.........................................3
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu...........................................................................................3
3.2. Phạm vi nghiên cứu..............................................................................................3
3.3. Mục đích nghiên cứu............................................................................................3
3.4. Nhiệm vụ nghiên cứu ...........................................................................................3
4. Nguồn tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu.............................................................4
4.1. Nguồn tƣ liệu........................................................................................................4
4.2. Phƣơng pháp nghiên cứu......................................................................................4
5. Đóng góp của đề tài.................................................................................................5
6. Bố cục của đề tài .....................................................................................................5
PHẦN NỘI DUNG .....................................................................................................6
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VÙNG BIỂN MIỀN TRUNG VIỆT NAM VÀ
NẠN CƢỚP BIỂN TRONG CÁC THẾ KỶ XVI - XIX............................................6
1.1. Khái quát về vùng biển miền Trung Việt Nam....................................................6
1.1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên .....................................................................6
1.1.1.1. Vị trí địa lí ......................................................................................................6
1.1.1.2. Điều kiện tự nhiên..........................................................................................8
1.2. Vài nét về cƣớp biển ở Việt Nam.......................................................................10
1.2.1. Khái niệm........................................................................................................10
1.2.2. Các loại cƣớp biển hoạt động trên vùng biển đảo Việt Nam thời Trung đại..10
1.2.3. Mục đích hoạt động, nguyên nhân tồn tại và phát triển của cƣớp biển trên
vùng biển đảo Việt Nam thời Trung đại ...................................................................14
CHƢƠNG 2: CÁC CHÍNH QUYỀN PHONG KIẾN HỌ NGUYỄN VỚI NẠN
CƢỚP BIỂN Ở MIỀN TRUNG VIỆT NAM (THẾ KỶ XVI – XIX)......................18
2.1. Tình hình cƣớp biển trên vùng biển miền Trung (thế kỷ XVI – XIX) ..............18
2.1.1. Giai đoạn thế kỷ XVI - XVIII.........................................................................18
2.1.2. Giai đoạn nửa đầu thế kỷ XIX ........................................................................21
2.2. Biện pháp phòng chống cƣớp biển của các chính quyền phong kiến họ Nguyễn
...................................................................................................................................26
2.2.1. Tuần tra, kiểm soát vùng biển.........................................................................26
2.2.2. Xây dựng và phát triển thủy quân...................................................................29
2.2.3. Trang bị phƣơng tiện và vũ khí cho quân đội .................................................34
2.2.4. Phối hợp với lực lƣợng nƣớc ngoài và nhân dân trong phòng chống cƣớp biển
...................................................................................................................................38
2.3. Những trận đánh cƣớp biển tiêu biểu của triều đình.........................................41
2.4. Ảnh hƣởng của nạn cƣớp biển đến sự phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam thế
kỷ XVI - XIX ............................................................................................................43
2.5. Nhận xét về công tác đối phó với cƣớp biển của các chính quyền phong kiến họ
Nguyễn ......................................................................................................................45
2.5.1. Mặt đã làm đƣợc .............................................................................................45
2.5.2. Mặt chƣa làm đƣợc..........................................................................................46
KẾT LUẬN...............................................................................................................50
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................51
- 1 -
Ầ Ở ẦU
1. ý do chọn đề tài
Lịch sử cho ta thấy, biển đảo có vai trò hết sức quan trọng đối với kinh tế, an
ninh quốc phòng của đất nƣớc. Việc gắn bó, gìn giữ bảo vệ chủ quyền biển đảo của
Tổ quốc ta đã diễn ra từ lâu. Trong tiến trình lịch sử của dân tộc Việt Nam, truyền
thuyết về Lạc Long Quân và Âu Cơ đã cho thấy quá trình gắn bó với biển cả của
dân tộc từ những ngày đầu dựng nƣớc. Hình ảnh Lạc Long Quân dẫn 50 ngƣời con
trai xuống biển đã cho thấy tổ tiên ta không chỉ gắn bó với đất liền mà còn gắn bó
với biển khơi, hay hình thuyền khắc trên trống đồng Đông Sơn khẳng định từ lâu
dân tộc ta đã gắn bó với biển. Có thể nói, biển đảo là một bộ phận cấu thành phạm
vi chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc, cùng với đất liền tạo ra môi trƣờng sinh tồn
và phát triển đời đời của dân tộc ta.
Chính vì ý thức đƣợc tầm quan trọng của biển đối với dân tộc nên các triều
đại trong lịch sử luôn có những biện pháp để giữ gìn, bảo vệ an ninh vùng biển,
trong đó hoạt động phòng chống nạn cƣớp biển hoành hành luôn đƣợc các triều đại
đặc biệt chú ý quan tâm. Trong lịch sử dân tộc Việt Nam, giai đoạn từ thế kỷ XVI
đến thế kỷ XIX là thời kỳ mà cƣớp biển hoạt động mạnh mẽ nhất trên vùng biển
miền Trung. Chúng ngang nhiên lộng hành, cƣớp bóc của cải, tài sản của nhân dân
và đe dọa đến an ninh vùng biển. Trƣớc nạn hoành hành dữ dội của cƣớp biển, các
triều đại phong kiến luôn có những biện pháp để tiêu diệt cƣớp biển đem lại sự yên
bình và cũng là để thực thi, bảo vệ chủ quyền an ninh quốc gia trên biển.
Nghiên cứu nạn cƣớp biển trên vùng biển miền Trung Việt Nam thế kỷ XVI
– XIX và biện pháp đối phó của các chính quyền phong kiến họ Nguyễn, giúp
chúng ta có cái nhìn toàn diện hơn, thấy đƣợc ƣu điểm và hạn chế của các chính
sách mà triều đình thực hiện trong việc chống nạn cƣớp biển, công lao của các triều
đại trong việc bảo vệ vùng biển đảo Tổ quốc cũng nhƣ ảnh hƣởng của nạn cƣớp
biển đến sự phát triển kinh tế, xã hội của Việt Nam giai đoạn này. Để từ đó, chúng
ta rút ra bài học trong việc bảo vệ an ninh vùng biển hiện nay.
Xuất phát từ những mục đích trên, chúng tôi đã quyết định lựa chọn đề tài:
“Nạn cƣớp biển ở miền Trung (thế kỷ XVI - XIX) và biện pháp đối phó của các
chính quyền phong kiến họ Nguyễn” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình.
- 2 -
2. ịch sử nghiên cứu vấn đề
Khi nghiên cứu về biển đảo và công cuộc phòng thủ, bảo vệ vùng biển của
các triều đại trong lịch sử Việt Nam, có nhiều học giả và nhiều tài liệu liên quan đã
đề cập đến hoạt động của cƣớp biển và những biện pháp đối phó với cƣớp biển.
Nhƣng vẫn chƣa nghiên cứu một cách toàn diện, sâu sắc về hoạt động phòng chống
cƣớp biển của các triều đại hoặc có thì chƣa đi vào chi tiết, đầy đủ về hoạt động
chống cƣớp biển cũng nhƣ những ƣu điểm, hạn chế, tác dụng của các biện pháp
phòng chống cƣớp biển, đặc biệt là thời kỳ chúa Nguyễn đến thời Nguyễn. Song
những tài liệu đó là những tài liệu không thể thiếu cho việc hoàn thành đề tài khóa
luận này. Liên quan đề vấn đề này có những công trình nhƣ sau:
Đỗ Bang (2014), Triều Nguyễn với công cuộc bảo vệ biển đảo Tổ quốc thế kỷ
XIX, Nxb Đà Nẵng. Tác phẩm đã nêu lên đƣợc công cuộc bảo vệ biển đảo Tổ quốc
của triều Nguyễn, nhƣng vẫn chƣa đề cập một cách sâu sắc đến công tác phòng
chống cƣớp biển.
Lê Tiến Công (2015), Tổ chức phòng thủ và hoạt động bảo vệ vùng biển
miền Trung dưới triều Nguyễn giai đoạn 1802 – 1885, Luận án tiến sĩ Lịch sử.
Huỳnh Ngọc Đáng (2014), với một số bài viết nhƣ: Hải tặc Trung Hoa thời
vương triều Nguyễn; Sự đối phó với cướp biển Trung Hoa của triều Nguyễn. Hai tác
phẩm này mới dừng lại ở việc tìm hiểu nguồn gốc, đặc điểm, của cƣớp biển Trung
Hoa dƣới thời Nguyễn, cũng nhƣ đã trình bày những kế sách để đối phó với nạn
cƣớp biển Trung Hoa. Tuy nhiên chƣa nghiên cứu một cách cụ thể các kế sách đối
phó với cƣớp biển và mới dừng lại ở cƣớp biển dƣới triều Nguyễn, các triều đại Tây
Sơn, Chúa Nguyễn thì chƣa đề cập đến.
Nguyễn Đắc Xuân (2013), Công cuộc bảo vệ biển đảo Tổ Quốc thời các
chúa Nguyễn, báo nhân dân hàng tháng, số 190, tết Quý Tỵ. Tác phẩm đề cập đến
hoạt động của cƣớp biển trên vùng biển Việt Nam và công cuộc bảo vệ vùng biển
đảo thời chúa Nguyễn nhƣng vẫn chƣa nghiên cứu chi tiết về các biện pháp chống
cƣớp biển.
Hoàng Thị Hồng Ngọc, Nguyễn Thị Kim Thoa, Nguyễn Thị Thanh Va
(2015), Hải Tặc trên vùng biển, đảo Việt Nam dưới triều Nguyễn (1802 -1883),
Nghiên cứu Khoa học, Khoa Lịch sử, Trƣờng Đại học Sƣ phạm - Đại học Đà Nẵng.
Bài nghiên cứu Khoa học mới dừng lại ở việc giới thiệu chung về hoạt động của hải