Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

mức độ tồn lưu của malachite green và leucomalachite trong nguyên liệu cá tra
PREMIUM
Số trang
61
Kích thước
5.6 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
796

mức độ tồn lưu của malachite green và leucomalachite trong nguyên liệu cá tra

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

i

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

KHOA THỦY SẢN

BÙI THỊ THU CÚC

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

NGÀNH CHẾ BIẾN THỦY SẢN

2009

MỨC ĐỘ TỒN LƯU CỦA MALACHITE GREEN

VÀ LEUCOMALACHITE TRONG NGUYÊN

LIỆU CÁ TRA

ii

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

KHOA THỦY SẢN

BÙI THỊ THU CÚC

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

NGÀNH CHẾ BIẾN THỦY SẢN

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

Th.S VƯƠNG THANH TÙNG

2009

MỨC ĐỘ TỒN LƯU CỦA MALACHITE GREEN

VÀ LEUCOMALACHITE TRONG NGUYÊN

LIỆU CÁ TRA

iii

Luận văn đính kèm theo đây, với tựa đề tài: “MỨC ĐỘ TỒN LƯU CỦA

MALACHITE GREEN VÀ LEUCOMALACHITE TRONG NGUYÊN LIỆU

CÁ TRA” do sinh viên Bùi Thị Thu Cúc thực hiện và báo cáo ngày 16 tháng 07

năm 2009, đã được hội đồng chấm luận văn thông qua. Luận văn đã chỉnh sửa

theo ý kiến của hội đồng và được giáo viên hướng dẫn xét duyệt.

Cần Thơ, ngày 19 tháng 07 năm 2009

Cán bộ hướng dẫn

Th.S Vương Thanh Tùng

i

LỜI CẢM TẠ

Luận văn là bước đánh giá cuối cùng của quá trình học tập, rèn luyện một

sinh viên trong môi trường đại học. Thực hiện tốt luận văn không chỉ nhờ sự cố

gắng bản thân mà còn nhờ nhiều vào sự giúp đỡ từ thầy cô cán bộ.

Để hoàn thành được đề tài luận văn này, xin gửi lời cảm ơn chân thành đến

thầy Vương Thanh Tùng đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt thời gian thực hiện.

Ghi lòng biết ơn đến cô cố vấn học tập Lê Thị Minh Thủy vì đã hết lòng giúp đỡ

không chỉ trong đợt luận văn mà còn trong suốt khóa học.

Chân thành cảm ơn đến thầy cô giảng dạy bộ môn Dinh Dưỡng và Chế

Biến đã truyền đạt những kiến thức quý báu và bổ ích. Cảm ơn đến chị Lương

Diễm Trang học viên cao học K13 và anh Nguyễn Thanh Phong cán bộ phòng

thí nghiệm đã nhiệt tình giúp đỡ thực hiện các thao tác thực nghiệm cho tôi hoàn

thành đề tài.

Cám ơn cha mẹ và gia đình đã quan tâm, chăm sóc và tạo mọi điều kiện

thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập cũng như trong thời gian thực hiện đề tài

này.

Gởi lời cảm ơn và chúc thành công đến tất cả các bạn lớp Chế Biến Thủy

Sản K31, những người luôn giúp đỡ tôi trong khi thực hiện đề tài.

Cần Thơ, tháng 05 năm 2009

Sinh viên thực hiện

Bùi Thị Thu Cúc

ii

TÓM TẮT

Trong tình hình hiện nay, xuất khẩu thủy sản của nước ta phải đối mặt với

một vấn đề khó khăn rất lớn, đó là vấn đề dịch bệnh và dư lượng hóa chất, kháng

sinh trong thủy sản. Dư lượng các hóa chất, kháng sinh còn tồn đọng trong thủy

sản rất có hại đối với sức khỏe con người và nền kinh tế nước nhà. Vì vậy, việc

xác định “mức độ tồn lưu của Malachite green và Leucomalachite trong nguyên

liệu cá tra” được thực hiện nhằm mục đích xác định thời gian tồn lưu của

Malachite green và Leucomalachite trong cá tra. Đề tài bao gồm hai thí nghiệm:

Thí nghiệm (1) Khảo sát các phương pháp kiểm tra dư lượng kháng sinh

MG trong cá tươi bằng sắc kí lỏng cao áp ghép khối phổ. Từ đó, có thể chọn ra

một phương pháp cho hiệu suất tốt nhất để tiến hành thí nghiệm (2) xác định mức

độ tồn lưu của Malachite green và Leucomalachite green trong cá tra.

Thí nghiệm (2) cá được gây nhiễm hai lần gồm ba nồng độ MG gây

nhiễm: 0,1 ppm, 0,15 ppm và 0,2 ppm với 9 mức thời gian thu mẫu: trước khi gây

nhiễm T0, sau gây nhiễm lần 1: 6 giờ (T1), 72 giờ (T2). Sau gây nhiễm lần 2: 6 giờ

(T3), 72 giờ (T4), 7ngày (T5), 14 ngày (T6), 28 ngày (T7), 56 ngày (T8). Chất phân

tích sau khi chiết tách được xác định bằng LC-MS.

Kết quả cho thấy phương pháp 2 là phương pháp tốt nhất với hiệu suất đạt

và chọn làm thí nghiệm (2). Ở thí nghiệm (2) nồng độ MG tìm thấy trong cơ và

da cá khi gây nhiễm ở tất cả các nghiệm thức đều giảm xuống sau 72 giờ gây

nhiễm lần. Hàm lượng MG phát hiện trong cá ở nghiệm thức 0,1 ppm và 0,15

ppm cho thấy sau 28 ngày gây nhiễm nồng độ MG thấp hơn mức ấn định dư

lượng tối đa của MG và LMG (không được vượt quá hai phần tỉ (ppb)) trong sản

phẩm thủy sản của các quốc gia trong khối Liên hiệp Âu Châu và Úc Châu

(Quyết định số 2002/657/EC ngày 22/12/2003). Sau 56 ngày sau gây nhiễm thì

nồng độ MG vẫn còn tồn lưu trên cá tra với nồng độ thấp (0,31-2,42 ppb).

iii

CÁC TỪ VIẾT TẮT

MG Malachite green

LMG Leucomalachite green

MW Molecular Weight

MF Chemical Formula

ppb Parts per billion

ppm Parts per million

ng Nanogram

µm Micrometer

HPLC High pressure Liquid chromatography

MS Mass spectrometry

LC-MS Liquid chromatography- Mass spectrometry

EU Thị trường Châu Âu

BTS Bộ Thủy Sản

GDP Gross Domestic Product

ACN Acetonitrile

HA Hydroxylamine.HCl

DEG Diethylene glycol

TSA p-toluen sulfonic acid monohydrate

TMPD N,N,N,N-tetramethyl- 1,4- phenilenediamine dihydrochloride

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!