Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Múa rối nước.DOC
MIỄN PHÍ
Số trang
23
Kích thước
942.2 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
871

Múa rối nước.DOC

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

I- Múa rối nước

Múa rối thì hầu như dân tộc nào cũng có ví dụ như múa rối của Nhật Bản, Hàn

Quốc , Trung Quốc. Tuy nhiên, múa rối nước thì trên thế giới chỉ duy nhất Việt Nam có.

Múa rối nước (hay còn gọi là trò rối nước) là một loại hình nghệ thuật sân khấu dân

gian truyền thống độc đáo, một sáng tạo đặc biệt của người Việt.

1. Lịch sử ra đời múa rối nước ở Việt Nam

Theo các truyền thuyết, huyền thoại lịch sử, trò rối nước ra đời từ thời xây thành

Cổ Loa, Kinh An Dương Vương, năm 255 trước công nguyên. Còn theo sử sách, văn bia

trò rối nước ra đời năm 1121 (đời Lý 1010 - 1225). Dấu vết rối nước còn ghi lại ở nhiều

nơi... Chứng cứ bằng văn tự đầu tiên ghi chép về múa rối nước Việt Nam mà chúng ta

đọc được là bia tháp Sùng Thiện Diên Linh, dựng năm 1121 trong đó có đoạn viết:

"Thả rùa vàng đội ba ngọn núi, trên mặt sóng dập dờn. Phơi mai vân để lộ bốn

chân, dưới dòng sông lờ lững, liếc mắt nhìn lên bờ, cúi xét bầu trời lồng lộng. Trông

vách dựng cheo leo, dạo nhạc thiều réo rắt. Cửa động mở ra thần tiên xuất hiện. Ðều

là dáng điệu thiên cung, há phải phong tư trần thế. Vươn tay nhỏ dâng khúc Hồi

phong, nhăn mày thuý

ngợi ca vận tốt. Chim quý từng đàn ca múa, thú lành từng đội xênh xang..."

Trò rối nước cũng được coi là nét văn hóa phi vật thể đặc sắc của dân tộc Việt

Nam.

1

2. Đặc điểm múa rối nước dân gian ở Việt Nam

a. Sân khấu:

Nghệ thuật trò rối nước có những đặc điểm khác với múa rối thông thường: dùng

mặt nước làm sân khấu (gọi là nhà rối hay thủy đình), phía sau có phông che, xung

quanh trang trí cờ, quạt, voi, lọng, cổng hàng mã... trên "sân khấu" này là những con

rối (được làm bằng gỗ) biểu diễn nhờ sự điều khiển của những người phía sau phông

thông qua hệ thống sào, dây. Sân khấu rối nước là khoảng trống trước mặt buồng trò .

Buồng trò, sân khấu được trang bị cờ, quạt, voi, lọng, cổng hàng mã...Buổi diễn rất

nhộn nhịp với lời ca, tiếng trỗng, mò, tù và, chen tiếng pháp chuột, pháo thăng thiên,

pháo mở cờ từ dưới nước lên, trong ánh sáng lung linh và màn khói huyền ảo. Loại

hình này thường diễn vào dịp lễ, hội làng, ngày vui, ngày Tết, dùng con rối diễn trò,

diễn kịch trên mặt nước. Vùng đồng bằng Bắc bộ có nhiều ao hồ. Mặt nước những ao

hồ đã trở thành sân khấu cho rối nước. Ghế ngồi của khán giả là thảm cỏ xung quanh

hồ. Ở các làng quê, múa rối nước thường được diễn vào những dịp đón năm mới hoặc

trong các lễ hội.

2

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!