Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Một số tai biến thiên nhiên trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên: hiện trạng, nguyên nhân và giải pháp phòng chống
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Nguyễn Thị Mây và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 109(09): 155- 160
155
MỘT SỐ TAI BIẾN THIÊN NHIÊN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN:
HIỆN TRẠNG, NGUYÊN NHÂN VÀ GIẢI PHÁP PHÒNG CHỐNG
Nguyễn Thị Mây*
, Phạm Hương Giang
Trường Đại học sư phạm – ĐH Thái Nguyên
TÓM TẮT
Thái Nguyên là một tỉnh có địa hình chủ yếu là đồi núi thấp, thuận lợi cho phát triển nông, lâm
nghiệp và xây dựng các công trình công nghiệp. Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi cho phát
triển kinh tế, còn có những khó khăn do tai biến thiên nhiên gây ra như: lũ quét, lũ bùn đá, trượt lở
đất, xói mòn đất… Các hiện tượng đó không chỉ để lại những hậu quả môi trường nặng nề, mà còn
ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển kinh tế - xã hội, cũng như đời sống của nhân dân trong tỉnh.
Nguyên nhân hình thành các tai biến không chỉ xuất phát từ thiên nhiên mà còn do các hoạt động
sinh sống và sản xuất của con người gây ra. Chính vì vậy, việc nghiên cứu hiện trạng và nguyên
nhân các loại hình tai biến, trên cơ sở đó đưa ra được các giải pháp phòng chống là vấn đề hết sức
cấp thiết, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn cao.
Từ khóa: tai biến, hiện trạng, hậu quả, nguyên nhân, giải pháp.
HIỆN TRẠNG MỘT SỐ LOẠI HÌNH TAI
BIẾN THIÊN NHIÊN Ở THÁI NGUYÊN*
* Tai biến nứt đất và trượt lở đất
Các vùng có tiềm năng phát sinh trượt lở đất,
hoạt động địa chấn chủ yếu tập trung ở phía
Tây Nam liên quan đến dãy Tam Đảo, và phía
Tây Bắc liên quan đến dãy núi thuộc vòng
cung Phú Ngữ, khu vực núi phía bắc thành
phố Thái Nguyên. Tai biến nứt đất xảy ra ở
địa bàn tỉnh Thái Nguyên không nhiều, tuy
nhiên có mức độ khá lớn và gây ảnh hưởng
không nhỏ tới môi trường tự nhiên và đời
sống kinh tế - xã hội. Trước tiên phải kể đến
vụ nứt, trượt lở đất ở đồi Yên Ngựa, thuộc
phường Mỏ Bạch thành phố Thái Nguyên,
xảy ra trong tháng 9/1992. Một khối đá lớn
hình tam giác với các cạnh 30 x 22 x 20m đã
trượt từ đồi Yên Ngựa đè bẹp một đoạn phố
với các nhà xây kiên cố từ 1 - 3 tầng (tổng
cộng 16 hộ). Đây là vụ nứt, trượt lở đất khá
nghiêm trọng. Để khắc phục hậu quả, tỉnh đã
phải chi hàng trăm triệu đồng. Qua nghiên
cứu cho thấy, hiện tượng nứt, trượt lở đất xảy
ra chủ yếu do điều kiện địa chất và tác động
của con người.
Đồi Yên Ngựa được cấu thành từ các đá lục
nguyên tuổi Jura, với thế nằm đơn nghiêng,
xuôi từ đỉnh đồi xuống chân taluy. Tại vị trí
*
Tel: 01278.262.828; Email: [email protected]
nứt trượt tồn tại một đứt gãy kiến tạo vuông
góc với taluy. Trên đỉnh đồi nơi đứt gãy cắt
qua có một hố bom thời kháng chiến chống
Mỹ, nước mưa tích đọng trong hố bom rỉ theo
mặt trượt đứt gãy và mặt lớp đá tạo nên hiện
tượng nứt, trượt theo mặt lớp.
Thứ hai là vụ trượt lở đất ở phía Đông Nam
Núi Hồng thuộc huyện Đại Từ, xảy ra vào
tháng 6 năm 1995. Trượt đất diễn ra ở nơi có
độ dốc khá lớn, tạo nên một khối trượt khổng
lồ, chiều rộng đạt từ 3m tới 400m trượt từ trên
núi xuống cánh đồng, trên một đoạn đường
dài hơn 1500m. Ngược với điểm nứt trượt Mỏ
Bạch, thế nằm của các đá Trias chứa than ở
đây lại vuông góc với sườn Đông Nam Núi
Hồng. Qua kết quả nghiên cứu khảo sát, tại
đây trong Đệ Tứ đã nhiều lần xảy ra các hiện
tượng nứt, trượt đất. Điều đó cho thấy, tính
bất ổn định của dải kiến trúc trong đới vòng
cung Phú Ngữ. [5],[6]
Gần đây nhất, rạng sáng 15/4/2012, một khối
lượng lớn đất đá từ Khu bãi thải số 3, Mỏ
than Phấn Mễ (thuộc công ty cổ phần Gang
thép Thái Nguyên) đã sạt lở xuống khu vực
xóm Khuôn 1, xã Phục Linh huyện Đại Từ
tỉnh Thái Nguyên vùi lấp hoàn toàn 10 ngôi
nhà, 6 người tử vong và 1 người bị thương.
Đồng thời ước tính có hơn 40 hộ dân trong
khu vực này phải di dời đi khác. Theo thống
kê ban đầu của UBND huyện Đại Từ, vụ sạt
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn