Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

một số chỉ tiêu tài chính căn bản  - ý nghĩa và công thức tính
MIỄN PHÍ
Số trang
3
Kích thước
82.0 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1558

một số chỉ tiêu tài chính căn bản - ý nghĩa và công thức tính

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Chỉ số tài chính:

Biết tính toán và sử dụng các chỉ số tài chính không chỉ có ý nghĩa với nhà phân tích tài

chính, mà còn rất quan trọng với nhà đầu tư cũng như với chính bản thân doanh nghiệp

và các chủ nợ…Các chỉ số tài chính cho phép chúng ta so sánh các mặt khác nhau của

các báo cáo tài chính trong một doanh nghiệp với các doanh nghiệp khác trong toàn

ngành để xem xét khả năng chi trả cổ tức cũng như khả năng chi trả nợ vay…

Chỉ số tài chính giúp nhà phân tích chỉ cần nhìn lướt qua các báo cáo tài chính cũng có

thể tìm ra được xu hướng phát triển của doanh nghiệp cũng như giúp nhà đầu tư, các chủ

nợ kiểm tra được tình hình sức khỏe tài chính của doanh nghiệp.Trong bài viết này tôi xin

giới thiệu cách tính một vài chỉ số tài chính quan trọng.Có 4 loại chỉ số tài chính quan

trọng:

- Chỉ số thanh toán: các chỉ số trong loại này được tính toán và sử dụng để quyết

định xem liệu một doanh nghiệp nào đó có khả năng thanh toán các nghĩa vụ phải

trả ngắn hạn hay không?

- Chỉ số hoạt động: Các chỉ số hoạt động cho thấy doanh nghiệp hoạt động tốt như

thế nào. Trong các chỉ số của loại này lại được chia ra các chỉ số “lợi nhuận hoạt

động” và ”hiệu quả hoạt động”. Các chỉ số về lợi nhuận hoạt động cho biết tổng

thể khả năng sinh lợi của công ty, còn chỉ số về hiệu quả hoạt động cho thấy doanh

nghiệp đã sử dụng tài sản hiệu quả đến mức nào?

- Chỉ số rủi ro: bao gồm chỉ số rủi ro kinh doanh và rủi ro tài chính. Rủi ro kinh

doanh liên quan đến sự thay đổi trong thu nhập ví dụ như rủi ro của dòng tiền

không ổn định qua các thời gian khác nhau. Rủi ro tài chính là rủi ro liên quan đến

cấu trúc tài chính của công ty, ví dụ như việc sử dụng nợ.

- Chỉ số tăng trưởng tiềm năng: đây là các chỉ số cực kỳ có ý nghĩa với các cổ

đông và nhà đầu tư để xem xét xem công ty đáng giá đến đâu và cho phép các chủ

nợ dự đoán được khả năng trả nợ của các khoản nợ hiện hành và đánh giá các

khoản nợ tăng thêm nếu có.

- Chỉ số thanh toán hiện hành (current ratio):Đây là chỉ số đo lường khả năng

doanh nghiệp đáp ứng các nghĩa vụ tài chính ngắn hạn. Nói chung thì chỉ số này ở

mức 2-3 được xem là tốt. Chỉ số này càng thấp ám chỉ doanh nghiệp sẽ gặp khó

khăn đối với việc thực hiện các nghĩa vụ của mình nhưng một chỉ số thanh toán

hiện hành quá cao cũng không luôn là dấu hiệu tốt, bởi vì nó cho thấy tài sản của

doanh nghiệp bị cột chặt vào “ tài sản lưu động” quá nhiều và như vậy thì hiệu quả

sử dụng tài sản của doanh nghiệp là không cao.

Công thức tính :

Chỉ số thanh toán hiện hành= tài sản lưu động/ nợ ngắn hạn

- Chỉ số thanh toán nhanh (quick ratio):Chỉ số thanh toán nhanh đo lường mức

thanh khoản cao hơn. Chỉ những tài sản có tính thanh khoản cao mới được đưa

vào để tính toán. Hàng tồn kho và các tài sản ngắn hạn khác được bỏ ra vì khi cần

tiền để trả nợ, tính thanh khoản của chúng rất thấp.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!