Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Một số chỉ dẫn của các nhà kinh điển chủ nghĩa Mác về dân chủ
MIỄN PHÍ
Số trang
5
Kích thước
102.4 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1579

Một số chỉ dẫn của các nhà kinh điển chủ nghĩa Mác về dân chủ

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Đồng Văn Quân Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 98(10): 97 - 101

97

MỘT SỐ CHỈ DẪN CỦA CÁC NHÀ KINH ĐIỂN

CHỦ NGHĨA MÁC VỀ DÂN CHỦ

Đồng Văn Quân*

Trường Đại học Sư phạm – ĐH Thái Nguyên

TÓM TẮT

Bài báo khái quát những tư tưởng chính của C.Mác, Ph.Ăngghen và V.I.Lênin về dân chủ với tính

cách là một khái niệm chính trị, dùng để chỉ một chế độ chính trị - chế độ dân chủ; là một giá trị

của văn minh nhân loại - kết quả của sự phát triển lịch sử; là một phương thức tồn tại của xã hội

hiện đại. Những chỉ dẫn của C.Mác, Ph. Ăngghen, V.I.Lênin có ý nghĩa hết sức quan trọng trong

việc nghiên cứu lý luận về dân chủ và giá trị của dân chủ đối với sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã

hội ở nước ta hiện nay.

Từ khóa: dân chủ, chính trị, văn minh, hiện đại, giá trị

Với lý tưởng đấu tranh cho sự nghiệp giải

phóng con người, giải phóng giai cấp, giải

phóng nhân loại, chủ nghĩa Mác - Lênin luôn

coi dân chủ vừa là phương tiện, vừa là mục

tiêu và động lực của các phong trào cách

mạng. Do đó, tư tưởng dân chủ là một trong

những cống hiến quan trọng về mặt lý luận

của C.Mác, Ph. Ăngghen và V.I.Lênin.*

Các nhà Kinh điển của chủ nghĩa Mác hiểu

khái niệm dân chủ trước hết với tính cách là

một khái niệm chính trị, dùng để chỉ chế độ

nhà nước. Chế độ dân chủ được hiểu là chế độ

nhà nước mà trong đó nhân dân là người nắm

quyền lực (theo nghĩa: dân chủ là quyền lực

thuộc về nhân dân). Trong tác phẩm Góp

phần phê phán triết học pháp quyền của

Hêghen viết năm 1843, C.Mác đã chỉ ra rằng

bản chất của chế độ dân chủ là nhà nước được

thể hiện ra như là một trong những tính quy

định của nhân dân; rằng chế độ nhà nước đó

ngày càng hướng tới cơ sở hiện thực của nó,

tới con người hiện thực, nhân dân hiện thực

và được xác định là sự nghiệp của bản thân

nhân dân. Trong tác phẩm Phê phán cương

lĩnh Gôta (1875) C. Mác cũng chỉ rõ dân chủ

là chính quyền của nhân dân.

Ph.Ăngghen đã không thừa nhận chế độ thị

tộc là một thể chế dân chủ vì đó chưa phải là

một chế độ chính trị, mặc dù ông đã trích dẫn

những câu rất đẹp đẽ của Morgan về chế độ

này: “Toàn thể các thành viên của thị tộc đều

*

Tel: 0912 021314, Email: [email protected]

là những người tự do, có nghĩa vụ bảo vệ tự

do cho nhau, họ đều có những quyền cá nhân

ngang nhau - cả tù trưởng lẫn thủ lĩnh quân sự

đều không đòi hỏi những đặc quyền, ưu tiên

nào cả; họ kết thành một tập thể nhân ái, gắn

bó với nhau bởi những quan hệ dòng máu. Tự

do, bình đẳng, bác ái, tuy chưa bao giờ được

nêu thành công thức, nhưng vẫn là những

nguyên tắc cơ bản của thị tộc” [8,136]. Ông

gọi đây là nền “Dân chủ quân sự”.

Sau này, V.I. Lênin đã khẳng định lại luận

điểm của Ăngghen, coi dân chủ là một chế độ

chính trị: “Trong những nhận định thông

thường về nhà nước, người ta luôn luôn phạm

một sai lầm mà Ph. Ăngghen đã căn dặn phải

đề phòng. Sai lầm ấy là: người ta luôn luôn

quên rằng thủ tiêu nhà nước cũng là thủ tiêu

chế độ dân chủ và nhà nước tiêu vong cũng là

chế dộ dân chủ tiêu vong” [1, 101].

Theo C.Mác và Ph.Ăngghen, dân chủ chỉ thực

sự xuất hiện dưới chế độ chiếm hữu nô lệ,

mặc dù một số yếu tố dân chủ đã có từ thời

nguyên thuỷ. Khi giải thích về hội nghị thị

tộc, Ph. Ăngghen đã sử dụng thuật ngữ dân

chủ nhưng chỉ theo nghĩa so sánh để giúp

chúng ta hình dung về cơ chế hoạt động của

hội nghị này mà thôi. Ông nói: “Thị tộc có

một hội đồng, tức hội đồng dân chủ của toàn

thể các thành viên của thị tộc, trai cũng như

gái, tất cả đều có quyền bầu cử như nhau” [8,

136]. Chỉ khi bàn về nhà nước Aten, khái

niệm dân chủ mới được Ph. Ăngghen sử dụng

theo đúng nghĩa của nó: “Không phải chế độ

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!